Thiết kế bài dạy các môn học lớp 1 - Tuần 30

Thiết kế bài dạy các môn học lớp 1 - Tuần 30

Tập đọc

CHUYỆN Ở LỚP

I. MỤC TIÊU:

1. Đọc

ã Hs đọc đúng, nhanh cả bài " Chuyện ở lớp".

ã Luyện đọc các từ: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc.

ã Luyện ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy.

2. Ôn các tiếng có vần uôt, uôc.

 Hs tìm được tiếng có vần uôt trong bài.

 Tìm tiếng ngoài bài có vần uôt, uôc.

3.Hiểu.

- Hiểu từ trong bài.

 - Hiểu nội dung bài: Em bé kể cho mẹ nghe nhiều chuyện không ngoan của các bạn trong lớp. Mẹ em gạt đi và nói: Mẹ muốn nghe kể ở lớp con ngoan như thế nào.

4.Hs biết kể lại cho bố mẹ nghe ở lớp em đã ngoan như thế nào.

II. ĐỒ DÙNG.

ã Tranh minh hoạ bài học và phần luyện nói.

 

doc 39 trang Người đăng haihoa92 Lượt xem 868Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn học lớp 1 - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30 
Ngày soạn: 18. 4. 09
Ngày giảng: Thứ 2 ngày 20 tháng 4 năm 2009
Tập đọc
Chuyện ở lớp
I. Mục tiêu:
1. Đọc
Hs đọc đúng, nhanh cả bài " Chuyện ở lớp".
Luyện đọc các từ: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc.
Luyện ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy.
2. Ôn các tiếng có vần uôt, uôc.
 Hs tìm được tiếng có vần uôt trong bài. 
 Tìm tiếng ngoài bài có vần uôt, uôc.
3.Hiểu.
- Hiểu từ trong bài.
 - Hiểu nội dung bài: Em bé kể cho mẹ nghe nhiều chuyện không ngoan của các bạn trong lớp. Mẹ em gạt đi và nói: Mẹ muốn nghe kể ở lớp con ngoan như thế nào.
4.Hs biết kể lại cho bố mẹ nghe ở lớp em đã ngoan như thế nào.
II. Đồ dùng.
Tranh minh hoạ bài học và phần luyện nói.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
A. Bài cũ:
- Hs lên bảng đọc bài SGK.
? Lúc mới chào đời chú công có bộ lông màu gì?
? Sau 2 - 3 năm, đuôi chú công có màu sắc như thế nào?
- Gv nhận xét ghi điểm.
- Qua bài tập đọc trước chúng ta đã thấy được vẻ đẹp của bộ lông công, đuôi công, biết đặc điểm của đuôi công lúc bé cũng như khi lớn lên.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
- Tuần này chúng ta sẽ chuyển sang một chủ điểm mới xoay quanh các câu chuyện ở trường, lớp đó là chủ điểm: Nhà trường.
- Gv treo tranh.
? Tranh vẽ gì?
- Hằng ngày, đi học về các em có hay nói chuyện cho bố, mẹ nghe không? Theo các em, bố, mẹ muốn nghe chuyện gì nhất? Bài tập đọc hôm nay sẽ cho chúng ta biết điều ấy.
Gv giới thiệu- ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn hs luyện đọc.
Gv đọc mẫu lần 1.
Chú ý giọng đọc hồn nhiên các câu thơ ghi lời em bé.Giọng đọc dịu dàng, trìu mến ở các câu thơ ghi lời của mẹ.
a. Hướng dẫn Hs luyện đọc.
* Luyện đọc các tiếng, từ ngữ:
Gv ghi bảng các từ: ở lớp, đứng dậy, trêu, bôi bẩn, vuốt tóc.
- Gọi Hs đọc từng từ.
Gọi Hs phân tích tiếng khó.
Gọi Hs đọc lại toàn bộ tiếng từ khó đọc.
Gv đọc và giải nghĩa một số tiếng từ khó.
trêu: dùng lời nói, cử chỉ để chọc tức nhẹ nhàngnhằm đùa tếu.
bôi bẩn: làm cho dây dưa, thiếu trách nhiệm.
vuốt tóc: Đưa lòng bàn taynhẹ nhàng xuôi chiều mái tóc.
* Luyện đọc câu.
Bài văn xuôi thì chúng ta luyện đọc theo câu còn ở bài thơ thì chúng ta luyện đọc theo dòng. 
Bài này có mấy dòng?
Gv chỉ bảng từng dòng cho Hs đọc nhẩm.
Gọi Hs đọc từng câu( cứ 2 Hs đọc một dòng, đọc đến hết bài).
Gọi Hs đọc nối tiếp.
* Luyện đọc đoạn, bài.
Gv chia đoạn: bài này gồm 3 đoạn.
Gọi Hs đọc từng khổ thơ ( mỗi khổ thơ 2 Hs đọc).
Gọi Hs đọc nối tiếp khổ thơ đến hết bài.
Gọi Hs đọc cả bài.
Đọc đồng thanh cả bài.
* Thi đọc trơn cả bài:
Mỗi tổ cử 1 Hs lên bảng thi đọc.
Em thích đoạn nào nhất, em hãy đọc diễn cảm đoạn thơ đó cho cô và các bạn cùng nghe.
Gv nhận xét ghi điểm.
 Hs giải lao.
3. Ôn các vần uôt, uôc.
a. Tìm các tiếng trong bài có chứa vần uôt.
Yêu cầu Hs tìm trong bài các tiếng có chứa vần uôt.
Gv dùng thước gạch chân những tiếng Hs vừa tìm được.
Gọi Hs đọc và phân tích tiếng vừa tìm được.
b.Tìm tiếng ngoài bài có chứa vần uôt, uôc.
Yêu cầu Hs quan sát tranh.
? tranh vẽ gì?
Đọc từ dưới tranh.
? Tiếng nào chứa vần vừa ôn?
- Hãy phân tích, đánh vần và đọc trơn.
Gv cho 1 bên thi nói vần uôt, 1 bên thi nói vần uôc.
Nhận xét, tuyên dương đội nói tốt.
Nhận xét tiết 1.
2 - 3 em đọc.
Lúc mới chào đời chú công có bộ lông tơ màu nâu ghạch.
Sau 2- 3 năm đuôi chú công trống lớn thành một thứ xiêm áo rực rỡ sắc màu.
Hs quan sát tranh.
Tranh vẽ hai mẹ con đang nói chuyện với nhau.
Hs nhắc lại đầu bài.
Hs chú ý lắng nghe.
Cá nhân, nhóm, lớp đọc.
Hs chú ý lắng nghe.
 ở lớp / nơm nớp l / n
đứng dậy / giây lát d / gi
 trêu /chen tr /ch
 bôi bẩn / nâng niu ân / âng
vuốt tóc / vượt lên uôt /ươt
- Bài này có 12 dòng.
Hs nhẩm đọc từng dòng theo Gv chỉ bảng.
Hs đọc cá nhân 2 lượt.
Đoạn 1: Khổ 1(4 dòng đầu)
- Đoạn 2: Khổ 2( 4 dòng tiếp theo).
Đoạn 3: Phần còn lại.
Hs đọc cá nhân.
Hs đọc nối tiếp.
2 - 4 em đọc.
Cả lớp đọc.
Hs đọc, Hs khác nhận xét, ghi điểm.
vuốt tóc. (uôt)
 - vuốt: v + uôt + (/)
Tranh vẽ máy tuốt lúa và một vận động viên rước đuốc.
Hs đọc câu mẫu.
Máy tuốt lúa
Rước đuốc
Chia lớp thành 2 đội chơi.
- Uôt: Chải chuốt, suốt ngày, con chuột, vuốt ve rét buốt...
- Uôc: Giã ruốc, cuốc đất, luộc rau, uống thuốc, cuộc vui,...
Tiết 2:
4.Tìm hiểu bài đọc và luyện nói.
a. Tìm hiểu bài.
Gv đọc mẫu lần 2.
Hướng dẫn lại cách ngắt nghỉ sau dấu câu.
Gọi Hs đọc khổ 1 và khổ 2.
? Bạn nhỏ kể cho mẹ nghe những chuyện gì ở lớp?
Gv tiểu kết.
Gọi Hs đọc đoạn 3.
? Mẹ đã nói gì với bạn nhỏ?
Gv tiểu kết.
Gọi 3 học sinh đọc toàn bài.
? Vì sao mẹ muốn nghe bé kể chuyện ngoan ngoãn?
=>Tiểu kết.
b. Luyện đọc.
 - Gọi HS đọc (câu, đoạn, bài).
Gv nhận xét, ghi điểm.
c. Luyện nói.
 ? Đề tài luyện nói của chúng ta ngày hôm nay là gì?
Cho Hs quan sát tranh.
? Tranh vẽ gì?
Trò chơi: Đóng vai.
Cách thực hiện:
Gv treo tranh lên bảng.
Gọi 2 Hs lên bảng, 1 Hs đóng vai bố, 1 Hs đóng vai mẹ cùng trò chuyện.
M: Bạn nhỏ làm việc gì ngoan?
 Bạn nhặt rác ở lớp vứt vào thùng rác.
? Con đã làm được việc gì ngoan ở lớp?
Hs khác tiếp tục trò chuyện với tranh còn lại.
- Gv nhận xét.
IV. Củng cố, dặn dò.
Gọi Hs đọc lại toàn bài.
Về nhà đọc và viết bài.
Chuẩn bị bài sau.
Hs chú ý lắng nghe.
2 -3 Hs đọc.
- Chuyện bạn Hoa không htuộc bài, bạn Hùng trêu con, bạn Mai tay đầy mực.
- 2 -3 Hs đọc.
- mẹ không nhớ chuyện bạn kể, mẹ muốn nghe bạn kể chuyện bạn đã ngoan như thế nào khi ở lớp.
- 2 Hs đọc.
- Mẹ mong ai cũng ngoan ngoãn.
- Hs khác nhận xét.
10 - 12 Hs đọc cá nhân.
Hs khác nhận xét, ghi điểm.
Đề tài: ở lớp em đã ngoan ngoãn như thế nào?
- Tranh vẽ một bạn đang nhặt và vứt rác vào thùng rác, một bạn đang băng tay đau cho bạn, mẹ chuẩn bị cho bé đi học, bố đang ôm bé.
- Con đã kèm bạn đọc bài.
Con nâng bạn dậy khi bạn bị ngã.
- 1 Hs đọc lại.
Rút kinh nghiệm:............................................................................................................
.........................................................................................................................................
Chính tả
Chuyện ở lớp
I. Mục tiêu: 
HS chép lại chính xác, trình bày đúng khổ thơ cuối trong bài " Chuyện ở lớp".
Làm đúng các bài tập chính tả: điền vần uôc hoặc uôt , điền chữ k hoặc c?
Viết đúng cự ly, tốc độ, nét chữ đều đẹp.
II. Đồ dùng dạy - học:
Bảng phụ chép sẵn đọạn thơ và 2 bài tập.
HS có bảng con, vở ô li.
III. Lên lớp:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
A. Kiểm tra bài cũ:
- Chấm một số bài mà tiết trước em đó phải viết lại bài.
- Gọi một HS lên bảng làm bài tập 2.
- Dưới lớp làm bài vào nháp .
- Nhận xét - cho điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Hôm nay lớp mình sẽ chép chính tả một khổ thơ cuối trong bài tập đọc : Chuyện ở lớp.
- Ghi đầu bài lên bảng.
2. Hướng dẫn tập chép:
- Treo bảng phụ và yêu cầu HS .
- Tìm tiếng khó viết trong bài?
- Phân tích tiếng khó viết và viết bảng con
- Nhận xét sau mỗi lầm viết của HS.
- Cất bảng phụ.
- Quan sát - uốn nắn cách ngồi viết, cách cầm bút của một số em còn sai.
- Nhắc HS viết tên bài vào giữa trang.Các chữ đầu dòng thơ lùi vào 3 ô. 
- Soát lỗi: GV yêu cầu HS đổi vở cho nhau để chữa bài. Đọc đoạn thơ cho HS soát lỗi, đánh vần những chữ khó viết. Sau mỗi câu, hướng dẫn HS gạch chân những chữ sai, sửa ra lề vở.
- Chữa trên bảng những lỗi sai phổ biến.
- Thu vở chấm 1 số bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
* Bài tập 1: Hs nêu yêu cầu.
- Tranh vẽ gì?
- Gọi HS lên bảng. 
- Cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Kiểm tra kết quả bài làm của tất cả Hs.
- GV nhận xét, sửa sai.
Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
 ? Tranh vẽ gì?
- GV hướng dẫn cách làm.
- HS làm bài vào SGK
? Khi nào thì viết k? Viết c khi nào?
- Chữa bài- nhận xét.
- Chấm 1 số vở bài tập.
4. Củng cố , dặn dò:
- Khen các em viết đẹp , tiến bộ
- Nhớ chữa lỗi chính tả mà các em viết sai trong bài.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài giờ sau.
 - Hiếu, Hoàng. Kiều Anh.
Hs lên làm bài.
Hs khác nhận xét.
- Vài em nêu lại đề bài.
- 3 - 5 em đọc khổ thơ cần chép trên bảng phụ
- vuốt tóc, chẳng nhớ, ngoan, nghe.
- 2 em lên bảng viết.
- HS chép bài chính tả vào vở.
- HS theo dõi và ghi lỗi ra lề vở. 
- Nhận lại vở, xem các lỗi và ghi tổng số lỗi ra lề vở.
- HS đọc yêu cầu.
Điền vần uôt hay uôc?
Vẽ mẹ buộc tóc cho bé và vẽ những con chuột đang chạy ngoài đồng.
 buộc tóc chuột đồng
- Điền chữ c hay k?
- Vẽ một túi kẹo, vẽ quả cam.
 túi kẹo quả cam
- c đi với âm: o, ô, ơ, a, ă, â, u, .
- k đi với âm: i, e, ê.
Rút kinh nghiệm :.........................................................................................................
.........................................................................................................................................
Đạo đức.
Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng(tiết 1)
I. Mục tiêu:
Hs hiểu lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với đời sống con người.
Biết cách bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
Quyền được sống trong môi trường trong lành của trẻ em.
Hs biết bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
II. Chuẩn bị:
Vở bài tập đạo đức.
III. Lên lớp:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
A. Bài cũ.
? Giờ trước chúng ta học bài gì?
? Khi nào thì chào hỏi hoặc tạm biệt.
Hãy đọc câu tục ngữ dưới tranh.
Gv nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài- ghi bảng.
2. Dạy học bài mới.
Hoạt động 1: Quan sát cây và hoa ở sân trường và vườn trường.
- Gv tổ chức cho Hs quan sát khi tham quan cây và hoa ở sân trường, vườn trường.
? Các em có biết những cây này, hoa này có tên là gì không?
? Các em có thích những cây hoa này không? Vì sao?
? Để vườn trường, sân trường, vườn hoa, công viên luôn đẹp, mát, em phải làm gì?
ở sân trường, vườn trường chúng ta có trồng nhiều loại cây xanh, hoa khác nhau. Chúng làm cho trương ta thêm xanh, sạch, đẹp, cho không khí trong lành, cho bóng mát để các em vui chơi. Vậy các em cần chăm sóc và bảo vệ cây và hoa, các em có quyền sống trong môio trường trong lành.
Hoạt động 2: Làm bài tập 1.
Yêu cầu Hs quan sát tranh.
? Tranh vẽ gì?
? Các bạn  ... .
HS quan sát.
Cần 4 nan đứng và 2 nan ngang.
HS thực hành cá nhân.
Rút kinh nghiệm:............................................................................................................
.........................................................................................................................................
Ngày soạn: 18. 4. 09
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 24 tháng 4 năm 2009
Toán
cộng, trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 100 
I.Mục tiêu:
Củng cố về làm tính cộng và tính trừ các số trong phạm vi 100 ( cộg trừ không nhớ ).
Rèn luyện kĩ năng làm tính nhẩm ( các trờng hợp đơn giản ).
Bớc đầu nhận biết ( thông qua ví dụ cụ thể ) về moói quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
II. Đồ dùng:
Bộ đồ dùng dạy – học Toán, bảng phụ.
III. Lên lớp:
Hoạt động của Gv
Hoạt độg của Hs.
A. Bài cũ:
 - Gọi Hs đứng tại chỗ trả lời:
? Một tuần lễ có mấy ngày? Đó là những ngày nào?
? Hôm nay là thứ mấy, ngày bao nhiêu của tháng?
? Hôm qua là thứ mấy, ngày bao nhiêu của tháng?
? Ngày mai là thứ mấy?
? Vậy ngày mai con có đi học không? Vì sao?
? Một tuần con đi học mấy ngày là những ngày nào?
Nhận xét - ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
 -> GV ghi đầu bài lên bảng.
2. Luyện tập:
Bài 1(162): Hs nêu yêu cầu.
- Yêu cầu Hs nêu cách tính.
- Hs làm bài cá nhân.
- Gọi Hs nêu kết quả tính, GV ghi bảng.
- HS, GV nhận xét, sửa sai.
? Con có nhận xét gì về từng cột tính?
Đây chính là mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Gv nhận xét, ghi điểm.
Bài 2(155): Hs nêu yêu cầu.
 ? Hãy nêu chách đặt tính và cách tính?
- Yêu cầu Hs làm bài cá nhân.
- 3 HS lên chữa bài.
- Gọi 2 HS nhận xét 2 bạn trên bảng.
- Nhận xét, ghi điểm.
? Con có nhận xét gì về từng cột tính?
Bài 3(162) Hs đọc bài toán.
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
? Bài toán thuộc dạng toán gì?
- HS làm bài cá nhân.
Gọi Hs lên bảng làm bài.
Nhận xét, ghi điểm.
GV nhấn mạnh: Để giải bài toán ta thực hiện phép tính cộng: 35 + 43. Bạn nào nêu cho cô cách thực hiện: 35 + 43 =.
Bài 4(162) Hs đọc bài toán.
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
? Bài toán thuộc dạng toán gì?
- HS làm bài cá nhân.
Gọi Hs lên bảng làm bài.
Nhận xét, ghi điểm.
IV. Củng cố, dặn dò.
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài học sau.
Một tuần lễ có 7 ngày là: thứ hai, thứ ba, thứ t, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật.
Hôm nay là thứ sáu ngày 18 tháng 4 năm 2008.
Hôm qua là thứ năm ngày 17 tháng 4 năm 2008.
Ngày mai là thứ bảy ngày 19 tháng 4 năm 2008.
Ngày mai con không đi học. Vì thứ bảy con đợc nghỉ.
Hs khác nhận xét.
 - HS nhắc lại.
a, Tính nhẩm:
80 +10 =90
90 – 80 =10
90 – 10 =80
30 + 40=70
70 – 30 =40
70 – 40 =30
80 – 5 = 85
85 – 5 = 80
85 – 80 = 5
 - Lấy kết quả của phép cộng trừ đi số thứ nhất = số thứ hai và ngợc lại.
b, Đặt tính rồi tính:
 - 2 – 3 HS nêu.
 - Đặt tính thẳng hàng.
 - Tính từ hàng đơn vị.
 36
+
 12
 48
 48
-
 36
 12
 48
-
 12
 36
 65
+ 
 22
 87
 87 
-
 65
 22
 87
-
 22
 65
- 3 – 5 HS đọc.
Tóm tắt:
Lan có : 35 que tính
Hà có : 43 qua tính
Cả hai bạn có :  que tính?
- Dạng toán cộng.
Bài giải
Hai bạn có tất cả số que tính là:
35 + 43 = 78 ( que tính )
 Đáp số: 78 que tính.
- 3 – 5 HS đọc.
Tóm tắt:
Lan và Hà hái: 68 bông hoa
Hà hái đợc : 34 bông hoa
Lan hái đợc :  bông hoa?
- Dạng toán trừ.
Bài giải
Lan hái đợc số bông hoa là:
68 – 34 = 34 ( bông hoa )
 Đáp số: 34 bông hoa.
 Rút kinh nghiệm:........................................................................................................
.........................................................................................................................................
Chính tả( tập chép )
mèo con đi học
I. Mục tiêu:
HS chép đungs và đẹp 8 dòng thơ đầu bài Mèo con đi học.
Điền đúng chữ r, d, gi; vần iên hay in vào chỗ trống.
Viết đúng cự li, tốc độ, các chữ đều đẹp. 
II. Đồ dùng dạy học:
Vở bài tập TV, bảng phụ viết sẵn bài viết.
III. Lên lớp:
Hoạt động của GV
Hoạt động của Hs
A. Bài cũ. 
 - Chấm một số bài mà tiết trớc em đó phải viết lại bài.
 - Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập.
 - Dới lớp làm bài vào nháp .
 - Nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: ghi đầu bài.
2. Hớng dẫn Hs tập chép:
Gv treo bảng phụ đọc bài.
Gọi HS đọc lại bài cần viết.
? Mèo kiếm cớ gì để chốn học?
Tìm các tiếng khó viết trong bài.
Phân tích, phân biệt các tiếng khó vừa tìm đợc.
Gv chỉ đọc những tiếng dễ viết sai
GV đọc các tiếng từ khó cho HS viết bảng.
Quan sát, sửa sai cho HS.
* Hs nghe – viết bài vào vở.
Gọi Hs nhắc lại t thế ngồi viết.
Gv hớng dẫn cách trình bày bài viết.
? Các chữ đầu dòng phải viết thế nào?
Gọi 1 Hs đọc lại bài viết.
Hs viết bài vào vở.
Hs viết bài- Gv quan sát, uốn nắn.
* Soát bài:
Gv đọc bài thong thả.
Gv chữa lỗi phổ biến Hs hay mắc phải.
Gv thu vở, chấm một số bài.
3. Hớng dẫn Hs làm bài tập.
Bài 2 (105): Hs nêu yêu cầu.
 - Gv hớng dẫn HS tìm hiểu từng tranh, suy nghĩ, chọn chữ, vần phù hợp để điền.
Yêu cầu Hs làm bài tập.
Ÿ Chữa bài:
Gọi HS lên bảng điền.
Gọi Hs đọc lại bài đã điền đợc.
Gv nhận xét, sửa sai.
IV. Củng cố, dặn dò.
Nhắc Hs viết có nhiều lỗi về nhà chép lại bài.
Nhận xét giờ học.
Về nhà làm hoàn thiện bài tập. Ghi nhớ quy tắc chính tả.
 - Hoàng, Hoa, Hng, Hùng, Tú.
Điền vần: uôt hay uôc.
buộc tóc
chuột đồng
 3. Điền chữ: c hay k?
túi kẹo quả cam
 - Hs khác nhận xét.
 - HS theo dõi.
 - 2 - 3 Hs đọc lại bài.
 - Mèo kêu đuôi ốm.
- Các từ: Kiếm cớ, Cừu, be toáng, lành, cắt đuôi.
- Hs phân tích.
Kiếm: K + iêm + ( / ). / Kiến
Cừu: C + u +( \ ) / Khớu
Lành: L + anh + ( \ ) / nành
 - Hs chú ý cách phát âm.
 - Hs chú ý lắng nghe và viết bảng con.
 - 1 - 2 Hs nhắc lại t thế ngồi viết.
- Các chữ đầu dòng phải viết hoa.
- 1 Hs đọc.
- Cả lớp nhìn bảng viết bài vào vở.
- Hs soát từng từ theo Gv đọc.
- Hs đổi vở chữa lỗi cho nhau.
- Hs thu vở.
a, Điền chữ: r, d hay gi?
- Hs suy nghĩ để điền.
Thầy giáo dạy học.
Bé nhảy dây.
Đàn cá rô lội nớc.
- Hs đọc lại.
b, Điền vần: iên hay in?
- Hs quan sát tranh.
Đàn kiến đang đi.
Ông đọc bảng tin.
- Hs làm bài.
- 1 Hs đọc lại.
 Rút kinh nghiệm:......................................................................................................
.........................................................................................................................................
Kể chuyện
sói và sóc
I. Mục tiêu:
Ghi nhớ được nội dung câu chuyện để dựa vào tranh minh hoạ và các câu hỏi của Gv, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện biết phân biệt giọng của các nhân vật.
Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Nhờ trí thông minh mà Sóc đã thoát khỏi tình thế nguy hiểm.
II. Đồ dùng:
Tranh minh hoạ SGVK.
III. Lên lớp:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
A. Bài cũ:
- Yêu cầu Hs mở SGK trang 99 kể lại câu chuyện" Niềm vui bất ngờ ".
? Con hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện?
- Hs, Gv nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài - Ghi bảng.
2. Hớng dẫn Hs kể chuyện.
a. Gv kể chuyện " Sói và Sóc ":
 + GV kể chuyện 2 lần:
 - Lần 1: kể diễn cảm.
 - Lần 2: Kể kết hợp tranh, đặt câu hỏi.
b. Hớng dẫn Hs tập kể theo đoạn:
Hs kể theo tranh.
Đoạn 1: 
Gv treo tranh.
? Tranh vẽ cảnh gì?
? Hãy đọc câu hỏi dới tranh?
? Các con có biết chuyện gì xảy ra với Sóc không?
Gọi 2 Hs kể lại đoạn 1.
Hãy nhận xét xem bạn kể đợc cha?
Gv nhận xét động viên Hs.
Đoạn 2, 3, 4: Tiến hành tơng tự nh tranh 1.
c. Hớng dẫn Hs kể lại toàn chuyện:
Gv nêu yêu cầu, Hs kể chuyện theo nhóm.
Yêu cầu Hs kể theo vai.
Gọi Hs khác nhận xét, bổ sung.
Gv nhận xét, ghi điểm.
d. ý nghĩa câu chuyện.
 ? Sói và Sóc con vật nào thông minh?
? Vì sao con biết?
? Các con học tập ai?
? Muốn thông minh con phải làm gì?
? Qua bài này giúp con hiểu được điều gì?
IV. Củng cố, dặn dò.
Nhắc lại nội dung câu chuyện.
Về nhà tập kể lại câu chuyện
Chuẩn bị bài giờ sau.
4 Hs kể lại.
Hs khác nhận xét.
Bác Hồ rất yêu thiếu nhi và các cháu thiếu nhi cũng rất yêu Bác Hồ.
Hs nhắc lại đầu bài.
Hs chú ý lắng nghe.
Hs quan sát tranh.
Một con Sói nằm dới gốc cây. Con Sóc đang chuyền trên cành cây.
HS đọc: Chuyện gì xảy ra khi Sóc đang chuyền trên cành cây?
Sóc rơi đúng đầu lão Sói đang ngái ngủ.
Hs kể đoạn 1 theo tranh.
Hs khác nhận xét.
Hs ngồi theo nhóm 4 em.
Hs kể chuyện trong nhóm.
Đại diện các nhóm thi kể chuyện.
Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Nhóm tự phân vai và kể.
Sóc là con vật thông minh.
Nhờ thông minh Sóc đã thoát nạn.
Học tập Sóc.
Phải chăm học, vâng lời ông bà, cha mẹ.
Nhờ có trí thông minh mà Sóc đã thoát khỏi tình thế nguy hiểm.
 Rút kinh nghiệm:.....................................................................................................
......................................................................................................................................... 
Sinh hoạt
Nhận xét tuần 30
I. Nhận xét chung:
 1. Nền nếp:
- Các em đi học tương đối đều, đúng giờ.
- Ra vào lớp đúng giờ, nhng khi xếp hàng còn mất trật tự, chưa nghiêm túc.
- Mặc đồng phục tương đối đầy đủ.
- Sinh hoạt 15 phút đầu giờ đều đặn . Xong chất lượng của giờ sinh hoạt 
chưa hiệu quả, còn nhiều em mất trật tự.
 2. Đạo đức :
- Các em tương đối ngoan, lễ phép, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.
- Bên cạnh đó vẫn còn hiện tượng HS chơi đùa quá chớn gây mất đoàn kết.
 3. Học tập : 
 - Nhìn chung các em trật tự, chú ý nghe giảng.
 - Học bài và làm bài đầy đủ trớc khi đến lớp.
 - Nhiều tiết học tơng đối sôi nổi- có hiệu quả.
 - Nhiều em tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài như các em : Thu Huyền, Thảo, Trung Hiếu, Mai Huyền....
 - Bên cạnh đó cũng còn không ít em lười học, lười viết bài: Trình bày bài cẩu thả . Một số em đến lớp còn thiếu đồ dùng học tập ( bảng con, bút viết bảng, vở bài tập, vở ô li) như em: Phương Anh, Ngọc, Hải, Hoàng, Nhi...
II. Phương hướng tuần tới:
 - Phát huy các ưu điểm đã đạt được.
 - Khắc phục tồn tại trong tuần.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1(211).doc