Thiết kế bài dạy khối 1 - Tuần 27 năm 2010

Thiết kế bài dạy khối 1 - Tuần 27 năm 2010

TIẾT 1 – 2 : TẬP ĐỌC

Bài : Hoa ngọc lan

I/ Mục tiêu :

- HS đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ ngữ : Hoa, trắng ngần, xòe, duyên dáng, ngan ngát, tỏa, khắp vườn, búp.

- HS hiểu nội dung bài : Tình cảm của em bé đối với cây hoa ngọc lan.

- Ôn các tiếng có vần ăm – ăp.

- Ngắt nghỉ đúng, nói được các câu có chứa vần ăm – ăp.

- Trả lời câu hỏi 1, 2 SGK

 II/ Chuẩn bị : Chép sẵn bài tập đọc

 

doc 17 trang Người đăng haihoa92 Lượt xem 874Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy khối 1 - Tuần 27 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phiếu báo giảng
TUẦN: 27
Từ ngày 08/ 03 đến 12/ 03/2010
Thứ
Ngày
Tiết
Môn
Bài dạy
Hai
08/03
01
02
03
04
05
CTCN
TĐ
TĐ
ĐĐ 
MT
Bài : Hoa ngọc lan
“
Bài : Luyện tập
Bài : Cắt, dán hình vuông (T2)
Ba
09/03
01
02
03
04
05
TVIẾT
TOÁN
TD
CT
AN
Bài : Tô chữ hoa : E, Ê, G
Bài : Bảng các số từ 1 đến 100
Bài : Nhà ba ngoại ( tập chép )
TƯ
10/03
 01
02
03
04
TĐ
TĐ
TC
TOÁN
Bài : Ai đậy sớm
“
Bài : Luyện tập
Bài : Cảm ơn và xin lỗi ( T2 )
NĂM
11/03
 01
02
03
04
TD
TĐ
TNXH
TOÁN
Bài : Mưu chú sẻ
“
Bài 19 : Con cá
Bài : Luyện tập chung
 SÁU
12/03
01
02
03
04
KC
CT
TOÁN
SHTT
Bài : Trí khôn
Bài : Câu đố (tập chép)
Bài : Con mèo
Thứ hai : Tuần 27 Ngày dạy : 08/032010
Thứ hai ngày 08 tháng 03 năm 2010
TIẾT 1 : SINH HOẠT ĐẦU TUẦN
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Thứ hai : Tuần 27 Ngày dạy : 08/03/ 2010
TIẾT 1 – 2 : TẬP ĐỌC
Bài : Hoa ngọc lan
I/ Mục tiêu :
- HS đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ ngữ : Hoa, trắng ngần, xòe, duyên dáng, ngan ngát, tỏa, khắp vườn, búp.
- HS hiểu nội dung bài : Tình cảm của em bé đối với cây hoa ngọc lan.
- Ôn các tiếng có vần ăm – ăp.
- Ngắt nghỉ đúng, nói được các câu có chứa vần ăm – ăp.
- Trả lời câu hỏi 1, 2 SGK
 II/ Chuẩn bị : Chép sẵn bài tập đọc
 III/ Các hoạt động :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
TIẾT 1 :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn luyện đọc. 
- GV đọc mẫu lần 1.
- Gạch chân từ ngữ : Hoa, trắng ngần, xòe, duyên dáng, ngan ngát, tỏa, khắp vườn, búp.
- Goi HS đọc các từ khó.
- GV nhận xét. 
- GV cho HS luyện đọc từng câu theo hình thức nối tiếp 
- GV nhận xét – chỉnh sửa.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc từng đoạn, bài.
+ Đ1 : Ở ngay  xanh thẫm
+ Đ2 : Hoa lan  khắp nhà
+ Đ3 : Vào mùa  tóc em
- GV cho đọc theo nhóm đôi.
- Gọi HS đọc trước lớp.
- GV nhận xét – tuyên dương.
Hoạt động 2 : Ôn lại các vần ăm – ăp 
* Tìm tiếng có vần ăp có trong bài ?
- Yêu cầu HS đọc và phân tích các tiếng vừa tìm được 
- GV nhận xét.
* Nói câu chứa tiếng có vần ăm, ăp ?
- GV cho HS đọc câu mẫu trong SGK.
- GV chia nhóm cho HS thảo luận để tìm câu có tiếng mang vần ăm, ăp 
- Nhận xét
TIẾT 2
 Hoạt động 1 : Luyện đọc, tìm hiểu bài 
- GV đọc mẫu lần 2.
- Gọi HS TLCH :
* Hoa lan có màu gì ?
* Hương hoa lan thơm như thế nào ?
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV nhận xét .
Hoạt động 2 : Luyện nói 
- GV yêu cầu HS xem tranh SGK và trả lời câu hỏi: 
+ Tranh vẽ gì ?
+ Kể tên các loài hoa mà em biết.
+ Nêu tên các loài hoa mà em vừa quan sát ?
* Nêu đặc điểm của từng loài hoa ?
- GV nhận xét.
 Hoạt động 3 : Củng cố – dặn dò
- Gọi HS đọc lại bài
- GV nhận xét – tuyên dương.
HS lắng nghe
HS đọc cá nhân, tổ, phân tích tiếng trong các từ ngữ.
HS đọc theo dãy, cá nhân.
HS đọc theo nhóm, bàn, dãy
HS đọc theo nhóm.
HS đọc trước lớp
Khắp
“Khắp” gồm có âm kh vần ăp, thanh sắc
2 HS đọc
HS thi đua tìm theo nhóm đôi
HS trình bày
HS đọc thầm
màu trắng
Hoa lan ngan ngát toả khắp vườn, khắp nhà
2 – 3 em đọc
Quan sát và trả lời
HS khác bổ sung
1 HS đọc
Ý kiến đóng góp : 	
Tiết 4 : Toán
Bài : Luyện tập
I/ Mục tiêu
- Củng cố về đọc, viết, so sánh các số có 2 chữ số. Tìm số liền sau của số có 2 chữ số.
- Bước đầu biết phân tich số có 2 chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị.
- Bài tập cần làm : 1, 2 (a,b ), 3 (a,b ), 4.
II/ Đồ dùng dạy – học
III/ Hoạt động dạy- học 
GV
HS
1/ Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 :
- GV gọi HS nêu yêu cầu
- Đọc cho HS viết vào bảng con và bảng lớp
- Nhận xét
Bài 2 :
- GV gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS đọc nội dung BT
- GV gọi HS nêu kết quả
- Nhận xét
Bài 3 :
- GV gọi HS nêu yêu cầu
- Gọi 3 HS làm BT
- Nhận xét
Bài 4 :
- GV gọi HS nêu yêu cầu
- Gọi HS đọc nội dung SGK
- Gọi 3 HS làm BT
- Nhận xét
2/ Củng cố – dặn dò
Nhận xét tiết học
HS nêu : Viết số
HS bảng con và bảng lớp
HS nêu : Viết theo mẫu
HS đọc SGK
Nêu kết quả
HS nêu 
HS làm BT trên bảng lớp và bảng con
a) 34..50	 b) 47..45
 78..69 81..82
 72..81 95..90
 62..62 61..63
HS nêu : Viết theo mẫu
HS đọc SGK
HS làm BT
Ý kiến đóng góp : 	
TIẾT 5 : THỦ CÔNG
Bài : Cắt dán hình vuông( T2 )
I . Mục tiêu:
- Kẻ, cắt, dán hình chữ vuông . Có thể kẻ, cắt được hình vuông theo cách đơn giản. Đường cắt tương đối thẳng, Hình dán tương đối phẳng.
 II . Chuẩn bị :
1/ GV : Hình vuông, giấy màu, kéo, hồ.
2/ HS : Giấy màu có kẻ ô, kéo.
 III . Các hoạt động :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét. 
- GV cho HS quan sát hình vuông– TLCH :
* Đây là hình gì ? Hình có mấy cạnh ?
* Độ dài các cạnh như thế nào ?
- GV nhận xét – chốt : Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau.
 Hoạt động 2 : Hướng dẫn thực hành 
- GV hướng dẫn HS cách vẽ hình vuông.
* Để vẽ hình vuông ta làm như thế nào ?
- GV nhận xét – làm mẫu : Lấy 1 điểm A trên mặt giấy kẻ ô, từ điểm A đếm xuống 7ô theo đường kẻ, ta được điểm D. Từ A, D đếm sang 7ô được điểm B,C. Nối 4 điểm được hình vuông ABCD.
* GV hướng dẫn HS cắt và dán hình vuông
- Dùng kéo cắt theo cạnh AB, BD, DC, CA ta được hình vuông
- Bôi 1 lớp hồ mỏng xung quanh hình vuông, dán cân đối với vở, dùng giấy miết nhẹ cho hình phẳng.
* GV hướng dẫn cách vẽ đơn giản hơn.
- GV làm mẫu trên một tờ giấy màu khác. 
- Ta chỉ cần cắt 2 cạnh là được hình vuông
Hoạt động 3 : Củng cố – dặn dò
- GV cho HS trình bày sản phẩm
- GV nhận xét
Quan sát 
Hình vuông
Bằng nhau
HS quan sát
HS thực hành trên giấy 
HS trình bày
Nhận xét 
Ý kiến đóng góp : 	
Thứ ba : Tuần 27 Ngày dạy 09/03/ 2010
TIẾT 1 : Tập viết
BÀI : TÔ CHỮ HOA : E, Ê, G
I . MỤC TIÊU
Tô được các chữ hoa E, Ê, G 
Viết đúng các vần ăm, ăp, ươn, ương ; các từ ngữ : khắp vườn, ngát hương kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo tập viết 1, mỗi từ viết được ít nhất 1 lần. 
HS khá, giỏi viết điều nét, đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ theo quy định trong vở tập viết1, tập 2 
II. CHUẨN BỊ 
GV : Chữ mẫu 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn tô chữ hoa 
- Gv cho hsinh xem chữ hoa E, Ê, G
- Chữ E hoa gồm những nét nào?
- GV nêu quy trình viết
- Chữ Ê hoa có cấu tạo và cách viết như chữ E hoa thêm dấu phụ.
b/ Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng 
- GV viết từ ứng dụng 
- GV lưu ý cách nối nét các con chữ
- Nhận xét.
c/Hoạt động 3 : Hướng dẫn viết vở 
- Giới thiệu nội dung luyện viết 
- Lưu ý cách nối nét
Gviên giúp đỡ hsinh yếu 
d/Hoạt động 4 : Củng cố – dặn dò 
Thu vở chấm – Nhận xét 
Chuẩn bị bài tô chữ hoa H, I, K
Nhận xét tiết học .
HS quan sát
HS trả lời
HS quan sát 
HS đọc vần, từ ứng dụng 
HS viết vở
Ý kiến đóng góp : 	
Tiết 3 : Toán
Bài : Bảng các số từ 1 đến 100
I/ Mục tiêu
- Nhận biết 100 là số liền sau của 99
- Đọc, viết được lập được bảng các số từ 0 đến 100.
- Nhận biết một số đặc điểm của các số trong bảng các số đến 100.
- Bài tập cần làm : 1, 2, 3.
II/ Đồ dùng dạy - học
III/ Hoạt động dạy – học
GV
HS
Hoạt động 1 : Giới thiêu bước đầu về số 100
- GV hướng dẫn làm BT 1:
+ Gọi HS đọc yêu cầu BT 1
+ Gọi HS nêu kết quả
- GV rút ra số 100
- Gọi HS đọc số 100
Hoạt động 2 : Giới thiêu bảng từ 1 đến 100
- GV gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS làm BT
- Nhận xét
Hoạt động 3 : Hướng dẫn làm BT 3
- GV gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS làm BT
- Nhận xét
Hoạt động 4 : Củng cố – dặn dò
- Gọi HS đọc lại các số từ 1 đến 100
- Nhận xét tiết học
- HS đọc yêu cầu 
- HS nêu kết quả
Số liền sau 97 là 98
Số liền sau 98 là 99
Số liền sau 99 là 100
Đọc yêu cầu
Điền số và nêu kết quả
Nêu yêu cầu :
a) Các số có một chữ số là :..
b) Các số tròn chục là :..
c) Số bé nhất có hai chữ số là :.
d) Số lớn nhất có một chữ số là :
đ) Các số có hai chữ số giống nhau là :11,12..
Ù kiến đóng góp : 	
Tiết 4 : Chính tả ( tập chép )
Bài : Nhà bà ngoại
 I/ Mục tiêu :
- Chép đúng, sạch, đẹp đoạn văn Nhà bà ngoại.
- Viết đúng các tiếng có vần : ăm, ăp, c, k vào chỗ thích hợp.
 II/ Chuẩn bị :
1/ GV : viết sẵn đọan văn Nhà bà ngoại.
2/ HS : Vở chính tả
 III/ Các hoạt động : 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tập chép 
- GV ghi sẵn đoạn văn – yêu cầu HS đọc.
* Tìm tiếng khó viết ?
* Phân tích tiếng khó vừa tìm ?
- GV nhận xét 
- Cho HS viết bảng con.
- GV đọc lại bài trên bảng
 -Cho HS viết bài vào vở. GV lưu ý HS tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở.
- GV cho HS đổi vở cho nhau để sửa lỗi chính tả.
- GV thu vở chấm – nhận xét.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm BT 
+ BT 2 : GV gọi HS đọc yêu cầu
- Gọi HS làm BT
- Nhận xét
- GV cho HS đọc lại các tiếng vừa điền.
- GV nhận xét.
+ BT 3 : Nêu lại luật chính tả : âm c đứng trước e, ê, i ta phải viết như thế nào ?
- Yêu cầu HS làm BT
 Hoạt động 3 : Củng cố – dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị : Câu đố.
2 em  ... Biết cảm ơn và xin lỗi là thể hiện lòng tôn trọng của mình và sự tôn trọng đối với khác
 Hoạt động 3 : Làm BT 6
- GV giải thích yêu cầu của bài : Điền từ thích hợp vào chỗ trống
- GV yêu cầu HS đọc 1 số từ đã chọn. Nhận xét
Hoạt động 4 : Củng cố – dặn dò
- Khi nào cần nói lời cảm ơn xin lỗi? 
- Em hãy nêu vài câu cảm ơn và xin lỗi
- Nhận xét
HS thảo luận nhóm, đại diện HS trình bày
HS thực hiện
HS ghép thành bông hoa cảm ơn và bông hoa xin lỗi 
HS trình bày sản phẩm
HS làm BT
Nhận xét 
HS trình bày .
HS trả lời 
Ý kiến, đóng góp : 	
Thứ năm : Tuần 27 Ngày dạy : 11/03/ 2010
Tiết 1 – 2 : Tập đọc
Bài : Mưu chú sẻ
 I/ Mục tiêu :
- Đọc đúng các TN : hoảng lắm, nén sợ, lễ phép, sạch sẽ. Phát âm đúng các tiếng có vần uôn. 
- Tìm được các tiếng có vần uôn, uông có trong và ngoài bài. Nói được câu chứa tiếng có vần uôn, uông.
- HS hiểu nội dung bài : Sự thông minh, mưu trí của Sẻ đã giúp chú tự cứu được mình thoát nạn. 
- Hiểu được các TN : chộp, lễ phép, hoảng, nén sợ.
 II/ Chuẩn bị :
1/ GV : Chép sẵn bài tập đọc
2/ HS : SGK
 III/ Hoạt động dạy – học :
GV
HS
TIẾT 1 :
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn luyện đọc. 
- GV đọc mẫu lần 1.
- Gạch chân TN : hoảng lắm, nén sợ, lễ phép, sạch sẽ.
- GV gọi HS đọc từ ngữ trên bảng.
- GV nhận xét. 
- GV cho HS luyện đọc từng câu theo hình thức nối tiếp 
- GV nhận xét – chỉnh sửa.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc từng đoạn, bài.
+ Đ1 : Hai câu đầu.
+ Đ2 : Câu nói của Sẻ.
+ Đ3 : Phần còn lại.
- GV nhận xét – chấm điểm.
Hoạt động 2 : Ôn lại các vần uôn - uông 
* Tìm tiếng có vần uôn – uông có trong bài , ngòai bài.
- Yêu cầu HS đọc và phân tích các tiếng vừa tìm được 
- GV nhận xét.
* GV tổ chức cho HS thi nói câu có tiếng chứa vần uôn, uông.
- GV cho HS đọc câu mẫu trong SGK.
- GV nhận xét.
TIẾT 2 :
 Hoạt động 3 : Luyện đọc, tìm hiểu bài 
- HS đọc thầm đ1, đ2 và TLCH :
* Khi Sẻ bị Mèo chộp được, Sẻ đã nói gì với Mèo ?
- HS đọc đoạn cuối và TLCH :
* Sẻ làm gì khi Mèo đặt nó xuống đất ?
* Xếp các ô chữ thành câu nói đúng về chú Sẻ trong bài ?
- Gọi 1 HS đọc các từ – đọc cả mẫu.
- Gọi 2 – 3 HS thi xếp đúng, nhanh các từ.
- GV nhận xét – chốt lại.
- GV đọc diễn cảm lại cả bài 
- Gọi 2 –3 em đọc lại.
Hoạt động 4 : Củng cố – dặn dò
- Gọi HS đọc lại bài
- GV nhận xét – tuyên dương.
- GV nhận xét – tiết học.
HS lắng nghe
HS đọc CN - ĐT
HS đọc theo nhóm, bàn, dãy
HS đọc theo cặp
HS đọc trước lớp
HS tự tìm
HS phân tích
HS đặt câu có chứa tiếng mang vần uôn- uông
HS trình bày
HS đọc và TLCH
Sao anh không rửa mặt.
Sẻ vụt bay đi.
HS đọc
Đại diện các tổ thi đua.
HS đọc cả bài.
Nghe
trình bày lại bài tập đọc.
Ý kiến đóng góp : 	
TIẾT 4 : TOÁN
Bài : Luyện tập chung
I . Mục tiêu:
- Biết đọc, viết các số, so sánh các số có hai chữ số ; Biết giải toán có một phép cộng.
- Làm bài tập 1, 2 , 3 ( b, c ), 4, 5
II . Chuẩn bị :
III . Các hoạt động :
GV
HS
1/ Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 :
- GV gọi HS nêu yêu cầu
- Đọc cho HS viết vào bảng con và bảng lớp
- Nhận xét
Bài 2 :
- GV gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS đọc nội dung BT
- GV gọi HS nêu kết quả
- Nhận xét
Bài 3 : b, c
- GV gọi HS nêu yêu cầu
- Gọi 2 HS làm BT
- Nhận xét
Bài 4 :
- GV gọi HS nêu yêu cầu
- Gọi HS làm BT
- Nhận xét
2/ Củng cố – dặn dò
Nhận xét tiết học
HS nêu : Viết số
HS bảng con và bảng lớp
HS nêu : Đọc mỗi số sau
HS đọc SGK
Nêu kết quả
HS nêu : >, <, =
HS làm BT trên bảng lớp và bảng con
HS đọc đề toán
1 HS giải bài toán trên bảng lớp
HS còn lại giải vào vở.
Ý kiến đóng góp : 	
Thứ sáu : Tuần 27 Ngày dạy : 12/03/ 2010
Tiết 1 : Kể chuyện
BÀI : Trí khôn
 I/ Mục tiêu :
- HS thấy được sự ngốc nghếch, khờ khạo của Hổ. Hiểu được trí khôn là sự thông minh, nhờ nó mà con người làm chủ được muôn loài.
- HS kể được từng đoạn câu chuyện, biết thể hiện được lời nói của Hổ, Trâu, con người và lời của người dẫn truyện.
- Giáo dục HS phải biết cân nhắc trước khi quyết định một điều gì.
 II/ Chuẩn bị :
 III/ Các hoạt động :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 Hoạt động 1 : Kể chuyện 
- GV kể lần 1 toàn bộ câu truyện.
- Lần 2 GV kể từng đoạn có tranh minh họa.
 Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS kể chuyện 
- GV yêu cầu HS xem tranh 1 :
* Hổ thấy gì ?
- Gọi 2 HS kể lại tranh 1.
+ Tranh 2 :
* Hổ và Trâu nói gì ?
+ Tranh 3 :
* Muốn biết trí khôn, Hổ đã làm gì ?
+ Tranh 4 :
* Tranh vẽ cảnh gì ?
* Câu chuyện kết thúc như thế nào?
- GV nhận xét.
 Hoạt động 3 : Tìm hiểu nội dung câu truyện 
* Câu truyện cho em biết điều gì ?
* Con thích nhân vật nào trong truyện ? Vì sao ?
- GV nhận xét.
 Hoạt động 4 : Củng cố – dặn dò
- Kể lại nội dung câu truyện theo tranh.
- GV nhận xét.
- GV nhận xét tiết học.
HS quan sát – lắng nghe
HS quan sát tranh – TLCH :
- Hổ thấy bác nông dân đang cày ruộng. Con trâu rạp mình kéo cày.
HS kể.
- Hổ : Này Trâu kia, anh to lớn như thế sao chịu kéo cày cho người ?
- Trâu : Người bé, nhưng có trí khôn.
- Hổ không biết trí khôn là cái gì, đợi bác nông dân ra, bèn lân la đến gần hỏi :
- Người kia, trí khôn đâu cho ta xem ?
- Trí khôn ta ở nhà.
- Hãy về lấy nó ra đay đi ?
- Ta về, Hổ ăn mất của Trâu ta thì sao ? Nếu thuận cho ta trói lại, ta về lấy cho mà xem.
- Bác nông dân châm lửa đốt Hổ, dây trói Hổ cháy và đứt. Hổ thoát nạn.
- Hổ to xác nhưng ngốc, không biết trí khôn là gì, con người tuy nhỏ nhưng thông minh.
HS tự nêu
HS xung phong kể.
Ý kiến đóng góp : 	
Tiết 2 : Chính tả ( tập chép )
Bài : Câu đố
 I/ Mục tiêu :
- Chép đúng, sạch, đẹp bài Câu đố.
- Điền đúng các tiếng có các chữ : ch, tr, v, d, gi.
 II/ Chuẩn bị :
1/ GV : viết sẵn bài câu đố.
2/ HS : vở chính tả
III/ Các hoạt động : 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tập chép 
- GV gọi HS đọc bài chính tả chép sẵn
* Con vật được nói trong bài là con gì ?
* Tìm tiếng khó viết ?
* Phân tích tiếng khó vừa tìm ?
- GV nhận xét – cho HS viết bảng con.
- GV đọc lại bài trên bảng 
- Cho HS viết bài vào vở. GV lưu ý HS tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở.
- GV cho HS đổi vở cho nhau để sửa lỗi chính tả.
- GV thu vở chấm – nhận xét.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm BT 
- Hướng dẫn HS làm bài
- Cho HS làm vào vở BT
- GV nhận xét.
 Hoạt động 3 : Củng cố- dặn dò 
- Thu vở chấm – nhận xét, sửa bài .
- GV nhận xét tiết học.
2 em đọc
con ong
HS nêu
HS phân tích
HS viết bảg con : suốt, khắp vườn, tìm hoa.
2 HS đọc
HS viết bài
2 HS ngồi gần nhau đổi vở để sửa lỗi chính tả.
HS đọc yêu cầu BT : Điền chữ :
a) tr hay ch
b) v,d hay gi
HS làm trên bảng lớp
HS còn lại làm vào vở
Ý kiến đóng góp : 	
Tiết 3 : TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BÀI : CON MÈO
I. MỤC TIÊU
- HS chỉ và nói được tên các bộ phận bên ngoài của con mèo
- Biết được ích lợi của con mèo, tả được hình dáng con mèo
- Biết cách chăm sóc chú mèo
II. CHUẨN BỊ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG 
Hôm nay chúng ta học bài : Con mèo
Hoạt động GV
Hoạt động HSø
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
- GV hỏi : Nhà em có nuôi mèo không ?
- Nêu cách nuooii mèo ?
- Vậy hôm nay thầy cùng các em tìm hiểu về con mèo 
Hoạt động 2 : Quan sát
* Cách tiến hành
- GV chia nhóm đôi
- Giao nhiệm vụ : Quan sát và nói :
 Con mèo có những bộ phận nào?
- GV gọi HS trả lời
- GV kết luận : Mèo có đầu , mình, đuôi và bốn chân.
Hoạt động 3 : Liên hệ
- Nuôi mèo để làm gì ?
- Em chăm sóc mèo như thế nào?
- Khi mèo có biểu hiện khác lạ em cần làm gì? 
Nhận xét
Hoạt động 3 : Trò chơi
- GV tổ chức trò chơi : Bắt chước tiêng kêu và một số hoạt động của mèo
- GV nhận xét
Hoạt động 4 : Củng cố – dặn dò
Chăm sóc mèo như thế nào ?
Nhận xét 
HS trả lời
Quan sát và trao đổi
Đầu, tai, chân, lông, đuôi, mũi, màu
Nhiều HS trả lời
HS thực hiện
Ý kiến đóng góp : 	
TIẾT 4 : SINH HOẠT TẬP THỂ
1/ Dự kiến nhận xét, đánh giá các hoạt động:
 - Nền nếp ra vào lớp, giờ giấc đến trường, xếp hàng.
 - Giữ vệ sinh trường lớp, thân thể.
 - Giữ gìn, bảo quản sách vở.
	2/ Dự kiến nhận xét về học tập:
	- Ý thức học tập của HS ở lớp, ở nhà.
	- Nhắc nhở một số HS về việc luyện viết chữ chưa đẹp, chưa thuộc bài.
	3/ Nhận xét thi đua giữa các tổ :
	- Cho HS nhận xét kết quả hoạt động của từng tổ.
	- GV nhận xét tuyên dương các tổ có kết quả tốt.
 4/ Giáo dục HS
 - Ă n mặc gọn gàng sạch sẽ
 - Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ .
 - Cần đến lớp đúng giờ, không mang quà vào lớp .
	5/ Kế hoạch tuần tới
	- Nhắc nhở HS ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp.
	- Tiếp tục rèn chữ viết.
	- Duy trì nề nếp ra vào lớp, tích cực thi đua giữa các tổ.
 - Kiểm tra vệ sinh cá nhân .
 - Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh .
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ký duyệt : tuần 27
Hiệu phó chuyên môn
Tổ chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao antuan 27lop1.doc