Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần học 13

Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần học 13

Môn :Tiếng việt:

Bài:UÔNG - ƯƠNG

I - MỤC TIÊU: Sau bài học

+HS nắm được cấu tạo của vần uông, ương, chuông, đường

- Đọc và viết được :uông, ương, quả chuông, con đường

-Nhận ra “uông, ương” trong các tiếng, từ trong sgk hoặc trong sách báo bất kì

-Đọc được từ ứng dụng và câu ứng dụng trong sgk

-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: đồng ruộng. HS thêm yêu quê hương Việt Nam.

+Rèn cho học đọc to rõ ràng rành mạch các từ các tiếng, đọc liền từ liền câu ,nói được thành câu theo chủ đề luyện nói .

+ Học sinh thích thú hăng say tham gia các hoạt động học tập.

II -ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-GV: Tranh minh hoạ từ khoá câu ứng dụng , phần luyện nói ,bảng phụ,thẻ từ, khung kẻ ô li.

-HS: bộ ghép chữ tiếng việt, sgk , vở bài tập tiếng việt

 

doc 48 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 578Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần học 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Môn :Tiếng việt:
Bài:UÔNG - ƯƠNG
I - MỤC TIÊU: Sau bài học
+HS nắm được cấu tạo của vần uông, ương, chuông, đường
- Đọc và viết được :uông, ương, quả chuông, con đường
-Nhận ra “uông, ương” trong các tiếng, từ trong sgk hoặc trong sách báo bất kì
-Đọc được từ ứng dụng và câu ứng dụng trong sgk
-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: đồng ruộng. HS thêm yêu quê hương Việt Nam.
+Rèn cho học đọc to rõ ràng rành mạch các từ các tiếng, đọc liền từ liền câu ,nói được thành câu theo chủ đề luyện nói .
+ Học sinh thích thú hăng say tham gia các hoạt động học tập.
II -ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-GV: Tranh minh hoạ từ khoá ï câu ứng dụng , phần luyện nói ,bảng phụ,thẻ từ, khung kẻ ô li.
-HS: bộ ghép chữ tiếng việt, sgk , vở bài tập tiếng việt
III -CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1-Bài cũ:
( 3-5 ph )
*4 HS lên viết bảng : cái kẻng, xà beng, củ riềng, bay liệng
-Gọi HS đọc từ ứng dụng trên thẻ từ.
-2 HS đọc câu ứng dụng sgk
-GV và HS nhận xét các bạn, cho điểm
*HS dưới lớp viết bảng con
-HS đọc cá nhân nối tiếp.
-Lớp nhận xét.
-Lắng nghe.
1:Bài mới
Giới thiệu bài
(1 ph )
a:Nhận diện vần
( 3-4 ph )
ffff
b:Đánh vần
(3-4 ph )
c:Tiếng khoá, từ khoá
d:Viết vần
(3-5 ph )
( 7-8 ph )
e:Đọc tiếng ứng dụng
( 4-6 ph )
*Trò chơi
Tiết 1
* GV nói: Hôm nay chúng ta học tiếp 2 vần có kết thúc bằng ng đó là: uông, ương
*Vần uông
Vần uông được tạo nên từ những âm nào?
Cho HS ghép vần uông
GV gắn bảng cài
-Hãy so sánh uông với iêng?
-Cho HS phát âm vần uôngnha
* GV chỉ bảng cho HS phát âm lại vần uông
-Vần uông đánh vần như thế nào?
-Cho HS đánh vần vần uông
-GV uốn nắn, sửa sai cho HS
*Hãy ghép cho cô tiếng chuông?
-Hãy nhận xét về vị trí của âm và vần trong tiếng chuông?
-Tiếng “chuông” đánh vần như thế nào?
-Cho HS đánh vần tiếng chuông
-GV sửa lỗi cho HS
*Giới thiệu từ : quả chuông.Em hãy gọi tên đồ vật có trong tranh?
-Cho HS đánh vần và đọc trơn từ : quả chuông
-GV đọc mẫu, chỉnh sửa nhịp đọc cho HS
* Viết vần uông
-Treo khung kẻ ô li, viết mẫu, vừa viết vừa nói cách viết ( lưu ý nét nối giữa uô và ng )
-Cho HS viết bảng con: uông, chuông
-GV nhận xét, chữa lỗi cho HS
Vần ương
- Tiến hành tương tự như vần uông
- So sánh ương với uông
* GV giới thiệu các từ ứng dụng lên bảng :“rau muống, luống cày, nhà trường, nương rẫy”.
-Tìm ,gạch chân tiếng có vần mới?
-Cho HS đọc từ ứng dụng và giảng từ
-GV nhận xét và chỉnh sửa phát âm cho HS
-GV đọc mẫu.
*Cho HS chơi trò chơi chuyển tiết:Ghép các âm với vần tạo thành tiếng mới?
-Nhận xét ,tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ.
* Theo dõi .
* Trả lời câu hỏi.
-Vần uông tạo bởi uô và ng
-HS ghép vần “uông”bảng gài giơ lên cao.
-Quan sát.
-HS so sánh .Giống nhau điều kết thúc bằng âm ng.Khác :vần uông bắt đầu bằng âm đôi uô.
-Phát âm cá nhân
*Phát âm uông
-HS đáng vần: uô - ngờ -uông
-HS đánh vần cá nhân nối tiếp
hàng dọc.
*HS ghép tiếng chuông giơ lên cao.
-Có âm ch đứng trước vần uông đứng sau.
-HS đánh vần :chờ –uông-chuông
-Đánh vần theo bàn.
-Cả lớp đọc lại.
-quả chuông.
- Đánh vần,đọc từ : quả chuông:
chờ-uông-chuông.
-HS quan sát và lắng nghe, đọc lại cá nhân nối tiếp.
* Viết bảng con .
-QS, viết lên không trung
-HS viết bảng :uông, chuông
-Lắng nghe.
-Giống :đều kết thúc âm ng,khác: vần uông bắt đầu bằng âm đôi uô
*HS đọc thầm
-Gạch chân trên bảng: muống
luống, trường ,nương
-HS đọc cá nhân, nhóm, ĐT
-Lắng nghe.
-Vài em đọc lại
*Học sinh chơi trò chơi-Ghép trên bảng:
-n---ương tr--uồng
kh –u ơng th--uổng
Luyện tập
a.Luyện đọc
(8-10
* câu ứng dụng.
(3-5 ph )
b.Luyện viết
( 3-5 ph )
c.Luyện nói
3:Củng cố dặn dò
(3-5 ph)
Tiết 2
* GV cho HS đọc lại vần ở tiết 1
-GV uốn nắn sửa sai cho đọc lại theo nhóm.
-Cho thi đọc theo nhóm đối tượng.
-Tổng kết tuyên dương.
*Giới thiệu tranh minh hoạ câu ứng dụng
-Tranh vẽ gì?
-Hãy đọc câu ứng dụng dưới bức tranh?
-GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS,đọc mẫu câu ứng dụng. Cho HS đọc lại.
* Cho học sinh lấy vở tập viết ra
-Treo bảng phụ viết mẫu sẵn mẫu,gọi 1 HS đọc nội dung viết .
-GV lưu ý nhắc HS viết liền nét cho
HS viết bài vào vở .Chú ý quy trình viết
* Treo tranh để HS quan sát và hỏi:
- Chủ đề luyện nói của hôm nay là gì?
Tranh vẽ gì?
Những ai trồng lúa, ngô, khoai, sắn?
Trong tranh vẽ các bác nông dân đang làm gì trên đồng ruộng?
Ngoài ra các bác nông dân còn làm các việc gì khác?
Em ở nông thôn hay thành phố? Em đã thấy các bác nông dân làm việc trên cánh đồng bao giờ chưa?
Nếu không có các bác nông dân chăm chỉ làm việc đồng ruộng, chúng ta có thóc gạo và các loại ngô, khoai, sắn để ăn không?
Đối với các bác nông dân và những sản phẩm lúa, ngô, khoai, sắn các bác làm ra, chúng ta cần có thái độ như thế nào?
* GV chỉ bảng cho HS đọc lại bài
-Treo bảng phụ có đoạn văn cho tìm tiếng mới có chứa vần vừa học ?
Nhận xét tiết học – Tuyên dương
Xem trước bài 57
*HS đọc CN nhóm đồng thanh
-Đọc nhóm hai.
-Đọc theo 3 nhóm :giỏi,khá ,TB.
* quan sát tranh,trả lời câu hỏi.
-Nắng lên,có anh ,có chị ở bản mường đi gặt.
-HS đọc cá nhân
-2 HS đọc lại câu
* HS mở vở tập viết
-Lớp theo dõi đọc thầm.
-HS viết bài vào vở
* Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
-HS đọc tên bài luyện nói và trả lời câu hỏi.
Các bạn khác lắng nghe để bổ sung
-Lúa ngô khoai sắn được trồng ở động ruộng.
-Các bác nông dân.
-Đang cày cấy.
-Còn làm cỏ ,tát nước gặt lúa.
-HS nêu theo hoàn cảnhthực tế.
-Không.
-Cần kính trọng ,thương yêu.
*Học sinh đọc lại bài trong sgk
-Tìm ,đọc to tiếng đó lên.
HS lắng nghe
 -------------------------------------------
 Môn: Toán
 Bài :PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 7
I - MỤC TIÊU: Giúp học sinh
-Tiếp tục củng cố , khắc sâu khái niệm về phép cộng
-Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 7
-Biết làm tính cộng trong phạm vi 7
-Giải được các bài toán trong thực tế có liên quan đến phép cộng trong phạm vi 7
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-GV: chuẩn bị mẫu vật như sgk,phiếu giao việc
-HS :một bộ đồ dùng học toán , sgk , vở bài tập
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1
Kiểm tra bài cũ
*GV gọi HS lên bảng làm
Bài 1: điền số vào chỗ trống
4 +  =	 6	4 +  = 5
 + 2 = 6 	5 -  = 3
 + 6 = 6 	 - 2 = 4
-GV Nhận xét cho điểm
*2HS lên bảng làm
Lớp làm vào phiếu bài tập
4 + 2 = 6 4 + 1 - 5
4 + 2 = 6 5 – 2 = 3
0 + 6 = 6 6 – 2 = 4
-Lớp nhận xét các bạn trên bảng.
Hoạt động 2
*Giới thiệu bài
1:Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 7
666
*Hôm nay ta tiếp tục học về phép cộng trong phạm vi 7
* GV giới thiệu phép cộng
Bước 1: giới thiệu phép cộng: 6 + 1 = 7
1 + 6 = 7
-GV treo tranh và nêu bài toán: “ Nhóm bên trái có 6 hình tam giác. Nhóm bên phải có 1 hình tam giác. Hỏi tất cả có bao nhiêu hình tam giác”
-Cho một số HS nhắc lại bài toán
-Gọi vài em trả lời (chú ý trả lời cả câu)
-Ta có thể làm phép tính gì?
-Cho HS nêu phép tính. GV viết bảng 6 + 1 = 7
-Vài HS đọc lại phép tính
-Vậy ai cho cô biết : 1 cộng 6 bằng mấy?
-Cho HS viết kết quả vào phép tính
*Bước 2: giới thiệu phép cộng:
5 + 2 = 7, 2 + 5 = 7 , 3 + 4 = 7 ,
4 + 3 = 7
Tiến hành tương tự như phép tính:
6 + 1 = 7
*Bước 3: hướng dẫn HS học thuộc bảng cộng trong phạm vi 7.
-Xoá dần bảng, cho HS đọc
6 + 1 = 7 1 + 6 = 7 6 + 1 = 1+ 6
5 + 2 = 7 2 + 5 = 7 	 5 + 2 = 2 + 5
4 + 3 = 7 3 + 4 = 7 4 + 3 = 3 + 4
-Giúp HS ghi nhớ các phép cộng bằng cách đặt câu hỏi: “sáu cộng một bằng mấy?”
“Mấy cộng mấy bằng bảy” vv 
*Lắng nhge.
-HS quan sát và nêu bài toán
-Tất cả có 7 hình tam giác.
-3-5 em
-3-5 em
- Phép tính cộng.
-Nêu miệng:6 + 1 = 7
-HS đọc lại: 6 + 1 = 7
-HS trả lời : 1 + 6 = 7
-Viết bảng con.
-HS đọc lại từng phép cộng cho thuộc
-Đọc cá nhân.
-HS trả lời câu hỏi
6 + 1 = 7
5 + 2 = 7
Hoạt động 3
Luyện tập
Bài 1 ( 68 )
Làm bảng con
Bài 2 (68 )
Làm việc nhóm 2
Bài 3 ( 68 )
Làm theo nhóm ,phiếu bài tập
Bài 4 ( 68 )
Làm vở
Hướng dẫn HS làm bài tập trong sgk
* 1 HS nêu yêu cầu bài 1
-Để làm được bài 1 chúng ta phải dựa vào đâu và lưu ý điều con.Đọc đề bài, yêu cầu HS làm bài và sửa bài.
-Hướng dẫn sửa bài trên bảng.
*1 HS nêu yêu cầu của bàì
-HD làm bài ,làm việc nhóm 2
-GV uốn nắn sửa sai ,cho làm vở.
-Hãy quan sát các phép tính ở từng cột rồi nêu nhận xét về vị trí các số, về kết quả của phép tính?
-Khi thay đổi vị trí các số trong phép cộng thì tổng như thế nào?
*HS nêu yêu cầu bài 3
-1 HS nêu cách làm
-Phát phiếu cho từng nhóm.
-1 HS nêu yêu cầu bài 4
-HD sửa bài.
-HS nhìn tranh, nêu bài toán sau đó viết phép tính thích hợp
-Tính
-Dựa vào bảng cộng trong phạm vi 7 và viết kết quả cho thẳng cột.
6 2 4 1 3 5
+ + + + + +
5 1 3 6 4 2
7 3 7 7 7 7 -HS lên bảng làm ,cả lớp làm bảng con.
HS làm bài
*Tính
-Thảo luận hỏi đáp nêu kết quả.
 ... ản đồ dùng học tập : Thắng
 - Một số em chưa nộp đồ cũ , báo ảnh
 2. Công tác tuần 14
 - Thi đua học tập tốt 
 -Tiếp tục ổn định nề nếp ra vào lớp .
 - Tiếp tục xây dựng đôi bạn cùng tiến 
 - Tiếp tục tập thể dục theo nhạc
 - Kiểm tra đồ dùng của HS
3 .Kể truyện anh bộ đội anh hùng
Cho nêu tên truyện mà hs biết nói về anh bộ đội cụ Hồ.
-Giáo viên kể một số truyện cho HS nghe: Người con của Tây Nguyên,.người liên lạc nhỏ.
4 .Oân tập các tuần 6,7,8,9,10
- cho thi đua hát bài hát về mẹ về cô.Mỗi nhóm cử ra một học sinh thi hát nhóm nào hát được nhiều bài nhất nhóm đó thắng
 -Giáo viên làm trọng tài theo dõi cuộc thi nhận xét tuyên dương.
GV:	Trường
Bài soạn lớp 1
Đạo đức: tiết 14
Bài :	ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ ( tiế1 )
I MỤC TIÊU: Giúp HS hiểu
HS biết ích lợi của việc đi học đều và đúng giờ là giúp các em tiếp thu bài tốt hơn. Nhờ đó kết quả học tập sẽ tiến bộ hơn. Học sinh thực hiện tốt quyền được học của mình
HS thực hiện được việc đi học đều và đúng giờ.
Có thái độ tự giác đi học đều và đúng giờ.
II TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
GV: tranh vẽ phóng to, đồ vật để chơi trò sắm vai
HS:vở bài tập đạo đức , bút màu,
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Bài cũ.
HS trả lời câu hỏi:
Khi chào cờ ta phải đứng như thế nào?
Vì sao phải đứng nghiêm trang khi chào cờ?
GV nhận xét , đánh giá HS
HS trả lời câu hỏi
Hoạt động 1
Quan sát tranh và hoạt động theo nhóm 2 bạn bài tập 1
GV hướng dẫn các cặp HS quan sát tranh ở bài tập 1 và thảo luận
Trong tranh vẽ sự việc gì?
Có những con vật nào?
Từng con vật đó đang làm gì?
Giữa Rùa và Thỏ thì bạn nào tiếp thu bài tốt hơn?
Các em cần noi theo và học tập bạn nào? Vì sao?
* HS trình bày kết quả trước lớp, bổ sung ý kiến cho nhau
* GV kết luận: Thỏ la cà dọc đường nên đến lớp muộn. Rùa chăm chỉ nên đến đúng giờ. Bạn Rùa sẽ tiếp thu bài tốt hơn, kết quả học tập sẽ tiến bộ hơn. Các em cần noi theo bạn Rùa đi học đúng giờ.
HS thảo luận theo nhóm 2 bạn
HS trình bày trước lớp, các bạn khác lắng nghe bổ sung ý kiến
Hoạt động 2
Thảo luận toàn lớp
* GV lần lượt nêu các câu hỏi để HS thảo luận.
Đi học đều và đúng giờ có ích lợi gì?
Nếu không đi học đều và đúng giờ ( đến muộn hoặc quá sớm) thì có hại gì?
Làm thế nào để đi học cho đúng giờ?
* GV kết luận: Đi học đều và đúng giờ giúp các em học tập tốt hơn, thực hiện được nội quy của nhà trường.
- Nếu đi học không đều và không đúng giờ thì tiếp thu bài không đầy đủ, kết quả học tập sẽ không được tốt.
- Để đi học đúng giờ, trước khi đi ngủ cần chuẩn bị sẵn quần áo, sách vở, đồ dùng học tập. Đi học cho đúng giờ, không la cà dọc đường
HS lần lượt trả lời các câu hỏi
HS lắng nghe
Hoạt động 3
Đóng vai theo bài tập 2
Củng cố, dặn dò
* GV giới thiệu tình huống trong tranh theo bài tập 2 và yêu cầu HS thảo luận cách ứng xử để sắm vai.
Từng cặp HS thảo luận, phân vai, chuẩn bị thể hiện qua trò chơi
Vài cặp HS lên thể hiện đóng vai
* GV tổng kết:
Khi mẹ gọi dậy đi học, các em cần nhanh nhẹn ra khỏi giường để chuẩn bị đi học
* Nhận xét tiết học
Chuẩn bị cho tiết sau
HS lắng nghe
GV:	Trường
Bài soạn lớp 1
Mĩ thuật:Tiết 13
Bài 	 VẼ CÁ
MỤC TIÊU:
Giúp HS nhận biết hình dáng và các bộ phận của con cá
Biết cách vẽ con cá
Vẽ được con cá và tô màu theo ý thích
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Tranh ảnh về các loại cá. Bài vẽ mẫu
Một số bài vẽ của HS lớp trước
HS: vở vẽ, bút chì, màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra
Kiềm tra dụng cụ học tập của HS
GV nhận xét bài vẽ tự do
GV nêu ưu, khuyết điểm của bài vẽ tự do để HS rút kinh nghiệm, vẽ bài này đẹp hơn
HS mở dụng cụ ra để kiểm tra
HS lắng nghe để rút kinh nghiêm, sửa chữa
Hoạt động 1
Giới thiệu bài
Cho HS quan sát tranh
Hướng dẫn HS cách vẽ
Học sinh thực hành vẽ
Hôm nay ta sẽ học vẽ cá
Bước 1: quan sát
GV giới thiệu tranh các loại cá và hỏi
Con cá có dạng hình gì?
Con cá gồm có các bộ phận nào?
Màu sắc của cá như thế nào?
Hãy kể và giải thích về một vài loài cá mà em biết?
=> Vậy cá có các bộ phận như: đầu, mình, đuôi và vây. Có nhiều loại cá nên cá có nhiều dạng hình khác nhau.
Bước 2: Hướng dẫn HS cách vẽ
GV vừa vẽ mẫu vừa nói
Vẽ mình cá: có nhiều loại cá nên mình cá cũng có nhiều dạng hình khác nhau. Ta không nhất thiết phải vẽ giống nhau
Vẽ đuôi cá: Cũng vẽ khác nhau
Vẽ chi tiết: mắt, mang, vây, vảy 
Vẽ màu theo ý thích. Chỉ vẽ một màu
Bước 3: học sinh thực hành vẽ
GV giải thích yêu cầu của bài tập cho HS vẽ
Vẽ một con to vừa phải với khổ giấy
Vẽ vẽ một đàn cá bơi theo các tư thế khác nhau (con bơi ngang, con bơi ngược lên, con bơi xuống
Tô màu theo ý thích
HS thực hành vẽ, GV quan sát uốn nắn một số em yếu.
Nhắc nhở các em chú ý vẽ cho cân đối
HS quan sát và trả lới câu hỏi
HS lắng nghe và theo dõi cách vẽ
Hoạt động 3
Nhận xét đánh giá .Dặn dò
* GV cho HS trình bày sản phẩm trước lớp.
* Bình chọn bài vẽ đẹp. Tuyên dương
* Hướng dẫn HS tự nhận xét một số bài
Về hình vẽ.
Về màu sắc.
Bài nào mình thích nhất? Vì sao?
* Nhận xét tiết học
* Chuẩn bị bài sau
HS trình bày sản phẩm trước lớp
HS lắng nghe
Tự nhiên xã hội:Tiết 13
Bài CÔNG VIỆC Ở NHÀ
I MỤC TIÊU: Sau bài học học sinh biết
Kể tên một số công việc làm ở nhà của mỗi người trong gia đình, và một số việc em thường làm để giúp đỡ gia đình.
Mọi người trong gia đình đều phải làm việc, mỗi người một việc tuỳ theo sức của mình.
Trách nhiệm của mỗi HS ngoài việc học cần phải làm việc giúp đỡ gia đình. Kể một số việc mình làm để giúp gia đình
HS yêu lao động và tôn trọng thành quả lao động của mọi người
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV : tranh của bài 13 trong sách TNXH.
HS: sách TNXH, vở bài tập TNXH
III -CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Bài cũ
GV nêu câu hỏi để HS trả lời
Hãy tả về ngôi nhà của em? (nêu cả địa chỉ)
Hãy nêu các đồ dùng có trong nhà em?
GV nhận xét bài cũ
Học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi
Bài mới
Giới thiệu bài
Cho HS hát (hoặc nghe băng) bài hát “ Cái Bống ngoan”
* GV nêu : Ở nhà mỗi người đều có công việc khác nhau. Mỗi công việc đó đều góp phần vào làm cho nhà cửa gọn gàng hơn. Thể hiện sự yêu thương gắn bó giữa những người trong gia đình với nhau.
Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về điều đó
HS lắng nghe
Hoạt động 1
Làm việc với sgk
MĐ: thấy được một số cộng việc ở nhà của mỗi ngườitrong gia đình
* Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động
GV yêu cầu HS quan sát tranh trong sgk trang 28 và cho biết:
Từng người trong mỗi hình đó đang làm gì?
Tác dụng của mỗi công việc đó trong gia đình?
* Bước 2:Kiểm tra kết quả thảo luận
GV treo tranh và gọi một số HS trả lời các câu hỏi trên. Các bạn khác theo dõi, nhận xét và bổ sung nếu có
* GV Kết luận:
Ở nhà mỗi người đều có một công việc khác nhau. Những việc đó sẽ làm cho nhà cửa sạch sẽ, vừa thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ của mỗi thành viên trong gia đình với nhau.
HS học theo nhóm
HS trình bày trước lớp
HS lắng nghe
Hoạt động 2
Thảo luận nhóm
MĐ: HS biết kể tên một số công việc các em thường làm giúp đỡ bố mẹ
Bước 1: giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động
GV yêu cầu HS kể cho nhau nghe về các công việc ở nhà của mọi người trong gia đình mình thường làm để giúp đỡ bố, mẹ
Bước 2: thu kết quả
Gọi đại diện các nhóm lên nói trước lớp về các công việc của em và mọi người trong gia đình thường làm ở nhà.
GV hỏi về tác dụng của công việc đó ví dụ như:
Em cảm thấy thế nào khi quét nhà sạch sẽ?
Rửa ấm chén có tác dụng gì?
=> Kết luận: Mọi người trong gia đình đều phải tham gia làm việc nhà tuỳ theo sức của mình
HS thảo luận nhóm kể cho nhau nghe mình ở nhà thường làm gì để giúp bố mẹ
HS lắng nghe
Hoạt động 3
Quan sát tranh
MĐ: Giúp HS hiểu điều gì sẽ xảy ra nếu không có ai quan tâm dọn dẹp nhà ở
Củng cố dặn dò
* Bước 1:
GV yêu cấu HS quan sát tranh trang 29 và trả lời
Điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 căn phòng?
Em thích căn phòng nào? Tại sao?
* Bước 2: Thu kết quả thảo luận
GV treo tranh lên bảng và gọi một số HS lên trình bày phần làm việc của mình ở bước 1. Các bạn khác lắng nghe và bổ sung
GV hỏi:Để có căn phòng gọn gàng, em phải làm gì để giúp đỡ bố, mẹ?
Gọi nhiều HS trả lời
GV nói: Cô mong muốn từ nay trở đi các em sẽ chăm chỉ làm việc hơn để cho nhà cửa sạch sẽ, bố mẹ vui lòng
* Hôm nay học bài gì?
Cho HS vẽ góc học tập của mình
Dặn HS về sắp xếp và trang trí góc học tập của mình cho gọn và đẹp
GV nhận xét, khen ngợi một số em tích cực
Chuẩn bị cho tiết học sau
HS làm việc theo cặp nói câu trả lời của mình cho nhau nghe
HS trình bày trước lớp
HS lắng nghe và trả lới câu hỏi
HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan13.doc