Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần số 28 năm 2013

Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần số 28 năm 2013

Tiếng việt

 ÔN THI GIỮA HỌC KÌ 2

I. MỤC TIÊU:

- Củng cố HS đọc trơn nhanh. Đọc đúng các từ, câu. Làm đúng các dạng bài tập đã học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng con, vở ô li, vở bài tập TV, SGK

 

doc 11 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 569Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 1 - Tuần số 28 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
 Soạn : ngày 23 tháng 3 năm 2013
 Giảng : Thứ hai ngày 25 tháng 3 năm 2013
Tiết 1 Chào cờ
Tiết 2 + 3 Tiếng việt 
 Ôn thi giữa học kì 2
I. Mục tiêu:
- Củng cố HS đọc trơn nhanh. Đọc đúng các từ, câu. Làm đúng các dạng bài tập đã học.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng con, vở ô li, vở bài tập TV, SGK
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
	Hoạt động của HS
I . Giới thiệu bài
II. Nội dung bài ôn
a) Luyện đọc
* Ôn vần 
- Từ bài 84 đến bài 103
- Hình thức ôn: Đọc trơn vần , từ và các bài ứng dụng.
* Ôn các bài tập đọc
- Trường em , Tặng cháu , Cái bống , Cái nhãn vở , Bàn tay mẹ , Vẽ ngựa , Hoa ngọc lan, Ai dậy sớm , Mưu chú sẻ.
- Hình thức ôn : Bốc thăm
* Luyện viết 
- Phần vần : Nghe viết
- Bài chính tả : Nhìn viết
* Bài tập tiếng việt
- Nhiều HS đọc bài tập đọc, Suy nghĩ và đánh dấu vào câu trả lời đúng.
+ Nụ hoa ngoclan có màu gì ?
 Bạc trắng.
 Xanh biếc. 
X
 Trắng ngần.
2. Hương thơm của hoa lan như thế nào?.....
X
 Ngan ngát.

 Thoang thoảng
 Nồng nặc
3. Bống đã làm gì để giúp mẹ?.....
-Bống khéo sảy , khéo sàng cho mẹ nấu cơm
- Bống gánh đỡ khi mẹ đi chợ về. 
III. Củng cố , dặn dò
- Luyện đọc trơn bài tập đọc
- Luyện viết bất kỳ một bài trong SGK
- Đọc trơn, nhiều cá nhân, nhóm , lớp
- Đọc trơn , cá nhân
- Vở ôli
- Làm phiếu bài tập
Tiết 4 Toán 
 Ôn thi giữa học kì 2
I. Mục tiêu: 
- Củng cố cho HS về :
- Đọc , viết các số có 2 chữ số; so sánh các số có hai chữ số; Giải được bài toán có lời văn có một phép tính cộng .
- Làm vở BTT II, vở ôli
II. Chuẩn bị: 
- Bảng con, vở.
III. Các hoạt động dạy và học:
	Hoạt động của GV
	Hoạt động của HS
Bài 1:Điền số 
21
26
30
34
 Bài 2 :Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng .
 12 + 7 =
c
a. 91 b. 82 . 19
- Số liền sau số 19 là : 
b
a. 18 . .20 c. 21
Bài 3: Tính
+ 17 _ 19 + 14 + 16 
 2 6 5 2 
 .......	 ......	 ........	 ....... 
70 - 30 = 19 - 3 = 14 + 1 + 3 =
30 + 60 = 11 + 2 = 19 - 4 - 3 =
90 - 70 = 18 - 7 = 12 + 3 + 2 = 40 + 50 = 15 + 4 = 13 + 2 + 4 =	
Bài 4 : Điền dấu , =
90....70 39....29 53....86 83....38 54....68 73....98 64....45 37....76	 32....17 
Bài 5 
 Tóm tắt	
 Có :10 nhãn vở 
 Thêm : 30 nhãn vở 
 Có tất cả :.... nhãn vở ?
4- Củng cố, dặn dò 
- GV nêu lai nội dung bài học
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài xem trước bài học sau.
- nhiều cá nhân nêu
- Làm vở
- Bảng lớp, CN nêu cách làm
- Vở ôli
- Vở ôli
- Vở ôli
 Soạn : Ngày 24 tháng 3 năm 2013
 Giảng :Thứ ba ngày 26 tháng 3 năm 2013
 Thi toán - Tiếng Việt
Tiết 5 Tự nhiên xã hội
Bài 28: Con Muỗi
I. Mục tiêu:
- Quan sát và phân biệt các bộ phận bên ngoài của con muỗi.
- Nói về đặc điểm của con muỗi. Tác hại của muỗi. Có ý thức tham gia diệt muỗi và cách phòng tránh muỗi đốt.
II. Chuẩn bị:
 Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, một số tấm bìa nhỏ ghi tên đồ dùng có trong lớp.
 Học sinh: sách giáo khoa, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
	Hoạt động của GV
	Hoạt động của HS
1- ổn định tổ chức 
2- Kiểm tra bài cũ 
- Hãy tả hình dáng của mèo.
- GN nhận xét, ghi điểm.
3- Bài mới 
a- Giới thiệu bài
b- Giảng bài
* HĐ1: Quan sát 
- Mục tiêu: Giúp học sinh biết các bộ phận bên ngoài của con muỗi
- Tiến hành: Cho học sinh quan sát con muỗi .
+ Con muỗi to hay bé ?
+ Khi đập muôi em thấy cơ thể con muỗi cứng hay mềm?
+ Hãy chỉ vào đầu, chân ,bụng, cánh của con muỗi.
+ Con muỗi dùng vòi để làm gì ?
+ Con muỗi di chuyển như thế nào?
+ Em tả tiếng kêu của muỗi?
KL: Muỗi là loại sâu bọ nhỏ bé, muỗi có đầu, mình, thân, muỗi bay bằng cánh, đậu bằng chân. nó dùng vòi để hút máu người và động vật.
* HĐ2: Thảo luận 
- Mục tiêu: Biết nơi sống và tập tính của muỗi.
- Tiến hành: Chia lớp thành nhóm, tổ thảo luận và trả lời câu hỏi.
- GV theo dõi và hướng dẫn thêm.
- Gọi các nhóm trình bày.
+ Muỗi thường sống ở đâu.
+ Vào lúc nào em nghe thấy tiếng vo ve của muỗi.
+ Bị muỗi đốt có hại gì?
+ Kể tên một số bệnh do muỗi gây nên?
+ Em cần làm gì để không bị muỗi đốt?
+ Sách giáo khoa vẽ những cách diệt muỗi như thế nào?
- GV nhấn mạnh ý trả lời của học sinh.
KL: Muỗi thường sống nơi tối tăm, ẩm thấp, muỗi cái đẻ trứng ở những nơi nước đọng, cống, rãnh bẩn ... trứng muỗi nở thành con bọ gậy. Muỗi là con bệnh trung gian truyền bệnh cho con người...
- Chúng ta phải giữ cho nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng, khơi thông cống rãnh, đậy kén bể nước để muỗi không sinh sôi nẩy nở thì sẽ không có muỗi.
* HĐ 4 : Liên hệ thực tế
+ Để muỗi không đốt , khi đi ngủ em cần phải làm gì ?
4- Củng cố, dặn dò 
- GV tóm tắt lại nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
- Học sinh quan sát tranh.
- Trả lời , nhận xét
- Kết hợp làm vở bài tập TNXH
- Học sinh thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi.
- Các nhóm trình bày
- Nhiều cá nhân nêu 
Tiết 6 Chính tả : Ngôi nhà
A. Mục tiêu
- Học sinh chép lại chính xác, không mắc lỗi.
- Biết điền đúng vần iêu - yêu, chữ c hay k
- Biết Viết đúng cự li, tốc độ, các chữ đều, đẹp.
B. Đồ dùng dạy học.
1- Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, bộ thực hành tiếng việt.
2- Học sinh: - Sách giáo khoa, vở bài tập, bộ thực hành tiếng việt.
C.Các hoạt động Dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I- ổn định tổ chức: 
II- Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra đồ dùng học tập của H. Sinh
- GV: Nhận xét. 
III- Bài mới 
1- Giới thiệu bài: 
- Hôm nay chúng ta học tiết chính tả viết bài Ngôi nhà.
2- Hướng dẫn học sinh tập chép:
- Treo bảng phụ
- Gọi học sinh đọc bài trên bảng
- GV đọc tiếng khó.
- Cho học sinh đọc tiếng khó đã gạch chân
* Học sinh chép bài:
- Viết tên bài vào giữa trang giấy.
- Đầu dòng viết hoa
- Hướng dẫn cách viết bài theo đúng qui tắc viết chính tả.
* Cho học sinh chép bài vào vở.
- GV đọc bài.
- GV chữa một số lỗi chính tả.
* Thu bài chấm điểm.
3- Bài tập
Bài tập 2:
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Cho học sinh làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài
Bài tập 3:
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Khi nào chúng ta cần viết chữ K ?
- Nhận xét
IV. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét giờ học
- Về nhà tập viết bài nhiều lần.
- 2 học sinh đọc bài
- CN đọc
- Học sinh viết bảng con
Học sinh chép bài vào vở
- Soát bải, sửa lỗi ra lề vở.
- Học sinh nộp bài
Đọc yêu cầu bài tập: 
a- Điền vân iêu - yêu
Học sinh lên bảng làm bài
 H... chăm học, học giỏi, có năng kh... vẽ. Bố mẹ rất ... quí H....
Nhận xét.
Viết chữ K trước các âm bắt đầu bởi e, ê, i
Điền c hay kh
Ông trồng .... ây cảnh
Bà ....ể chuyện.
Chị xâu ....im
Tiết 7 Toán 
Tiết 106. Luyện tập 
 (Trang 150)
A. Mục tiêu:
- Giúp học sinh củng cố kỹ năng giải toán có phép tính trừ, thực hiện cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 20
 Làm các bài tập. 1, 2, 3.
B. Chuẩn bị:
 Giáo viên: - Sách giáo khoa, giáo án, bộ đồ dùng dạy toán lớp 1
Học sinh: - Sách giáo khoa, vở bài tập, đồ dùng học tập. 
C. Các hoạt động dạy học:
	Hoạt động của GV
	Hoạt động của HS
 1- ổn định tổ chức 
2- Kiểm tra bài cũ 
- nêu cách giải bài toán có lời văn.
3- Bài mới 
a- Giới thiệu bài 
b- Luyện tập:
Bài tập 1: 
 Tóm tắt.
 Có : 15 búp bê
 Đã bán : 2 búp bê
 Còn lại :.... búp bê ?
Bài tập 2:
- Nêu yêu cầu bài tập.
 Tóm tắt: 
 Có : 12 máy bay
 Bay đi : 2 máy bay 
 Còn lại :..... máy bay ?
Bài tập 3:
17
- GV hướng dẫn cách làm.
-2	-3
18
- 4	+ 1
14
	+ 2	- 5
4- Củng cố, dặn dò 
- GV nhấn mạnh nội dung bài học
- Về nhà học bài xem trước bài học sau.
 - 2,3 em nêu
 Bài giải
 Số búp bê còn lại là:
 15 - 2 = 13 (búp bê)
 Đáp số: 13 búp bê
 Bài giải
 Số máy bay còn lại là:
 12 - 2 = 10 (máy bay)
 Đáp số: 10 máy bay
- Nêu yêu cầu bài tập.
- 3 đội, mỗi đội 2 em
 Soạn : Ngày 26 tháng 3 năm 2013
 Giảng : Chiều thứ năm ngày 28 thàng 3 năm 2013
Tiết 1 Tập viết 
 Tô chữ hoa. H, I, K
A- Mục tiêu:
- Học sinh biết tô các chữ H, I, K 
- Viết đúng các vần: uôi, ươi, iêu, yêu.
- Viết đúng các từ ngữ: nải chuối, tưới cây,hiếu thảo, yêu nước
- Biết viết chữ thường, cỡ chữ đúng kiểu, đều nay, đưa bút theo đúng qui trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ trong vở tập vết.
- HS khá, giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng trong vở tập viết .
B- Đồ dùng Dạy - Học:
1- Giáo viên: - Giáo án, Chữ viết mẫu.
2- Học sinh: - Vở tập viết, bảng con, bút, phấn.
C- Phương pháp: 
- Trực quan, giảng giải, đàm thoại, luyện tập thực hành.
d- Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I- ổn định tổ chức
II- Kiểm tra bài cũ
- Nêu qui trình viết chữ.
III- Bài mới
1- Giới thiệu bài 
2- Hướng dẫn học sinh tô chữ hoa
- GV hướng dẫn quan sát và nhận xét.
- GV treo bảng mẫu chữ hoa.
+ Chữ H, I, K gồm mấy nét.
+ Các nét được viết như thế nào.
- GV nêu qui trình viết (Vừa nói vừa tô lại chữ trong khung).
+ Chữ K gồm mấy nét.
+ Các nét được viết như thế nào.
- Cho học sinh nhận xét chữ hoa H, I, K
- GV nêu qui trình viết (Vừa nói vừa tô lại chữ trong khung).
- GV giới thiệu các chữ H, I, K
3 Hướng dẫn học sinh viết vần, từ ứng dụng.
- Gọi học sinh đọc các vần, từ ứng dụng.
- Cho học sinh quan sát các vần, từ trên bảng phụ và trong vở tập viết.
- Cho học sinh viết vào bảng con các chữ trên.
- GV nhận xét
4- Hướng dẫn học sinh tô và tập viết vào vở.
- Cho học sinh tô các chữ hoa: H, I, K 
- Tập viết các vần: uôi, ươi, iêu, yêu.
- Tập viết các từ: nải chuối,tưới cây,hiếu thảo,yêu nước.
- GV quan sát, uốn nắn cách ngồi viết.
- GV thu một số bài chấm điểm, nhận xét.
III- Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em viết đúng, đẹp, ngồi đúng tư thế, có ý thức tự giác học tập.
Học sinh nêu.
- Học sinh quan sát, nhận xét.
- Chữ H, gồm 3 nét, được viết bằng nét cong, nét sổ và nét thắt.
- Học sinh quan sát qui trình viết và tập viết vào bảng con
- Chữ K viết hoa gồm 3 nét được viết bằng các nét cong, nét thắt.
- Học sinh quan sát qui trình viết và tập viết vào bảng con
- Các Vần. uôi, ươi, iêu, yêu.
- Từ: nải chuối,tưới cây,hiếu thảo,yêu nước
- Học sinh tô và viết bài vào vở
- Học sinh về nhà tập tô, viết bài nhiều lần.
Tiết 2	Chính tả : Quà của Bố
A. Mục Tiêu
- Học sinh chép lại chính xác, không mắc lỗi .
- Biết điền đúng vần im - iêm, chữ s hay x
- Biết Viết đúng cự li, tốc độ, các chữ đều, đẹp.
B. Đồ dùng dạy học.
1- Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, bộ thực hành tiếng việt.
2- Học sinh: - Sách giáo khoa, vở bài tập, bộ thực hành tiếng việt.
C. Các hoạt động Dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I- ổn định tổ chức 
II- Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra đồ dùng học tập của H. Sinh
- GV: Nhận xét. 
III- Bài mới 
1- Giới thiệu bài: 
- Hôm nay chúng ta học tiết chính tả viết bài Quà của Bố
- GV ghi tên bài học.
2- Hướng dẫn học sinh tập chép:
- Treo bảng phụ
- Gọi học sinh đọc bài trên bảng
- GV đọc tiếng khó.
- Cho học sinh đọc tiếng khó đã gạch chân
* Học sinh chép bài:
- Viết tên bài vào giữa trang giấy.
- Đầu dòng viết hoa
- Hướng dẫn cách viết bài theo đúng qui tắc viết chính tả.
* Cho học sinh chép bài vào vở.
- GV đọc bài.
- GV chữa một số lỗi chính tả.
* Thu bài chấm điểm.
3- Bài tập
Bài tập 2:
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Cho học sinh làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài
Bài tập 3:
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Khi nào chúng ta cần viết chữ K ?
- Nhận xét
IV. Củng cố, dặn dò 
- Nêu cách viết một bài chính tả.
- GV nhận xét giờ học
Học sinh lắng nghe.
Đọc nhẩm
2 học sinh đọc bài
CN đọc
Học sinh viết bảng con
Học sinh chép bài vào vở
Soát bải, sửa lỗi ra lề vở.
Học sinh nộp bài
Đọc yêu cầu bài tập: 
a- Điền vân im - iêm
Học sinh lên bảng làm bài
Trái t...
Kim t..
Nhận xét.
Điền s hay x
...e lu
dòng ...ông
Tiết 3	Toán 
(Ôn): Luyện tập
(Tiết 107)
I. Mục tiêu: 
 Củng cố cho HS về.
- Giải được bài toán có lời văn có một phép tính cộng hoặc một phép tính trừ
- Làm vở BTT II, vở ôli
II. Chuẩn bị: 
- Bảng con, vở.
III. Các hoạt động dạy và học:
	Hoạt động của GV
	Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của HS.
2. Bài mới:
- Hướng dẫn các em giải bài tập:
 Bài tập 1: 
- Cho học sinh dựa vào bài toán nêu tiếp phần còn thiếu.
- Hướng dẫn làm bài điền câu hỏi
 Tóm tắt
 Có : 5 bông hoa 
 Thêm : 3 bông hoa 
 Có tất cả. ... bông hoa?
Bài tập 2:
 Tóm tắt: 
 Có : 8 con chim
 Cho em : 4 con chim
 Còn lại : .... con chim?
Bài tập 3:
 Tóm tắt: 
 Có tất cả : 16 cây
 Cam : 4 cây
 Chanh :..... cây ?
4- Củng cố, dặn dò 
- GV nêu lai nội dung bài học
- Về nhà học bài xem trước bài học sau.
- vở BT Toán
 Mỵ làm được 5 bông hoa, rồi làm thêm được 3 bông hoa nữa. Hỏi Mỵ làm được tất cả bao nhiêu bông hoa ? 
 Bài giải:
 Số bông hoa có tất cả là:
 5 + 3 = 8 (bông hoa )
 Đáp số: 8 bông hoa
 Bài giải: 
 Số con chim còn lại là là:
 8 - 4 = 4 (con chim)
 Đáp số. 4 con chim
- Nêu yêu cầu bài tập.
 Bài giải: 
 Số cây chanh là:
 16 - 4 = 12 (cây)
 Đáp số: 12 cây
 Soạn : Ngày 27 tháng 3 năm 2013
 Giảng : Chiều thứ sáu ngày 29 tháng 3 năm 2013
Tiết 1 Thủ công
Cắt, dán hình tam giác (tiết 1)
I- Mục tiêu:
- Cắt, dán được hình tam giác.
II- Đồ dùng Dạy - Học:
1- Giáo viên: - thước kẻ, bút chì, kéo, giấy thủ công 
2- Học sinh: - Giấy thủ công , hồ dán thước kẻ, bút chì, kéo 
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- ổn định tổ 	
2- Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3- Bài mới: 
a-Giới thiệu bài: Cô tiếp tục hướng dẫn các em cách cắt, dán hình vuông
b- Bài giảng:
* Hướng dẫn HS quan sát 
- GV treo hình lên bảngvà nêu quy trình.
* Hướng dẫn mẫu: Hướng dẫn học sinh kẻ hình tam giác
Kẻ hình chữ nhật có kích thước dài 8 ô, xác định 3 đỉnh của hình tam giác, nối 3 điểm lại với nhau được hình tam giác
+ Nêu các bước kẻ, cắt hình tam giác
- Cắt dời hình chữ nhật sau đó cắt hình tam giác theo đường kẻ AB, BC, CA ta được hình tam giác ABC.
- Dán hình tam giác vào vở thủ công.
- Ngoài ra để tiết kiệm giấy chúng ta có thể dựa vào cách kẻ hình chữ nhật đơn giản để kẻ hình tam giác.
- dùng thước kẻ, bút chì kẻ được đường thẳng trên giấy. Tập kẻ hình tam giác.
c- Thực hành. Cho học sinh lấy giấy, thước, bút chì, kéo ra thực hành kẻ, cắt hình tam giác.
- Cho học sinh trưng bày sản phảm
- GV nhận xét, tuyên dương
VI- Củng cố, dặn dò 
- GV: Nhấn mạnh nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học
- Học sinh quan sát. 
 A B
 C
Tiết 2	Kể chuyện. 
Bông hoa cúc trắng
A. Mục Tiêu
- Học sinh nghe giáo viên kể chuyện theo tranh
- Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi tình yêu mẹ, lòng hiếu thảo của cô bé trong truyện đã làm cho trời đất cũng cảm động, giúp cô chữa khỏi bệnh cho mẹ.
B. Đồ dùng dạy học.
1- Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, bộ thực hành tiếng việt.
2- Học sinh: - Sách giáo khoa, vở bài tập, bộ thực hành tiếng việt.
C. Các hoạt động Dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I- ổn định tổ chức: 
II- Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra đồ dùng học tập của H. Sinh
III- Bài mới 
1- Giới thiệu bài: 
- Hôm nay cô sẽ kể cho các em nghe chuyện Bông hoa cúc trắng.
- GV ghi tên bài học.
2- Giáo viên kể chuyện.
- Giáo viên kể chuyện lần 1
- Giáo viên kể chuyện lần 2 kết hợp tranh minh hoạ
+ Tranh1: vẽ cảnh 
- Ngày xưa có hai mẹ con . Mẹ mệt quá con mời thầy thuốc về đây.
+ Tranh 2: vẽ cảnh 
- Cụ già nhận mình là thầy thuốc.... đi đến gốc đa hái một bông hoa cúc trắng.
+ Tranh 3: vẽ cảnh 
- Cụ già nói mỗi cánh hoa ... xé những cánh hoa ra từng sợi nhỏ.
+ Tranh 4: vẽ 
- Hai mẹ con sống bên nhau vui vẻ
3- ý nghĩa câu chuyện.
GV nhận xét, tuyên dương
IV. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét giờ học
Học sinh lắng nghe.
Nghe
Tiết 3	 Sinh hoạt lớp
****************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 28.doc