Thiết kế bài dạy môn học lớp 1 - Tuần 1 năm học 2008

Thiết kế bài dạy môn học lớp 1 - Tuần 1 năm học 2008

 Thể dục

TỔ CHỨC LỚP – TRÒ CHƠI “VẬN ĐỘNG”

I. Mục tiêu:

 - Phổ biến nôi quy tập luyện, biên chế tổ chức học tập chọn cán sự bộ môn. Yêu cầu học sinh biết những quy định cơ bản để thực hiện trong các giờ thể dục

 - Trò chơi: “Diệt các con vật có hại”

 - Yêu cầu biết tham gia trò chơi

II. Địa điểm và phương tiện

 - Trong lớp hoặc ngoài sân trường, cần dọn vệ sinh nơi tập không để có các vật gây nguy hiểm

 - Giáo viên chuẩn bị 01 còi, tranh, ảnh và một số con vật.

 

doc 35 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 515Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học lớp 1 - Tuần 1 năm học 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1: Thứ hai ngày 25 tháng 8 năm 2008
 Thể dục
tổ chức lớp – trò chơi “vận động”
I. Mục tiêu:
	- Phổ biến nôi quy tập luyện, biên chế tổ chức học tập chọn cán sự bộ môn. Yêu cầu học sinh biết những quy định cơ bản để thực hiện trong các giờ thể dục 
	- Trò chơi: “Diệt các con vật có hại” 
	- Yêu cầu biết tham gia trò chơi 
II. Địa điểm và phương tiện
	- Trong lớp hoặc ngoài sân trường, cần dọn vệ sinh nơi tập không để có các vật gây nguy hiểm
	- Giáo viên chuẩn bị 01 còi, tranh, ảnh và một số con vật.
III. Các hoạt động dạy - học:
Bài cũ
B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu:
Hoạt động 1: Phần mở đầu
- Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- Cho học sinh khỏi động
Hoạt động 2: Phần cơ bản
- Tập hợp hàng dọc dóng hàng giáo viên hô khẩu lệnh cho một tổ lên làm mẫu dưới sự chỉ đạo của giáo viên
- Giáo viên nhận xét
2.Trò chơi: “Diệt các con vật có hại”
 - Giáo viên hướng dấn trò chơi
 - Cho học sinh chơi thử 1, 2 lần
 - Sau đó cho các em chơi thật
 - Phạt những em diệt nhầm con vật có
 ích (Nhảy cò dò 2 vòng xung quang sân
 - Giáo viên nhận xét
- Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo sỹ số
- Học sinh xếp hai hàng dọc sau đó quay thành hàng ngang
- Đứng vỗ tay và hát
- Dậm chân tại chỗ đếm theo nhịp 1-2,1-2
- Học sinh quan sát
- Học sinh thực hành dưới sự chỉ đạo của giáo viên hoặc lớp trưởng, tổ trưởng
- Học sinh quan sát kỹ trò chơi
- Học sinh thực hành chơi dưới sự chỉ đạo c ủa giáo viên hoặc lớp trưởng
Hoạt động 3: Phần kết thúc - Cho học sinh tập những động tác hồi sức
- Đứng vỗ tay và hát
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài.
- Giáo viên nhận xét lại giờ học 
- Về nhà ôn lại bài.
Tiếng việt 
ổn định tổ chức lớp (2 tiết)
I. Mục đích – Yêu cầu:
	- Học sinh nắm được nội qui của trường của lớp đề ra( nề nếp, ra vào lớp, học tập, thể dục, vệ sinh)
	- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập
	- Nắm được các ký hiệu, hiệu lệnh trong các tiết học, buổi học. 
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Giáo viên chuẩn bị đầy đủ các nội dung trên.
III. Các hoạt động dạy học:
Bài cũ
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Những quy định về nề nếp:
	- Đi học đều, đúng giờ, nghỉ học phải có phép
	- Có đầy đủ dụng cụ học tập, luôn giữ gìn sách vở sạch sẽ
	- Nắm chắc các nội quy của trường của lớp đề ra
	- Cách cầm bút tư thế ngồi, cách giơ bảng, cách giơ tay đúng quy định.
	- Các ký hiệu trong một tiết học: 
	+ Giở sách: S
	+ Giở vở: V
	+ Giở bảng: B
	+ Giở bộ chữ: BC
	- Trong lớp phải chú ý nghe giảng hăng hái phát biểu xây dựng bài 
	- Không đánh nhau, không nói chuyện, không chủi bậy 
	- Đoàn kết giúp đỡ bạn bè
	- Nhặt được của rơi trả người đánh mất
	- Không lấy lẫn đồ dùng học tập của các bạn trong lớp
3. Vệ sinh: Luôn vệ sinh cá nhân và vệ sinh trường lớp sạch sẽ
	- Ăn mặc đầu tóc gọn gàng
4. Lao động: Chăm chỉ bắt sâu nhỏ cỏ bồn hoa trước lớp
	- Vệ sinh lớp học sạch sẽ 
5. Thể dục: Xếp hàng nhanh thẳng, tập đúng đều các động tác thể dục giữa giờ và các bài thể dục nội khoá.
6. Củng cố dặn dò: Giáo viên cho học sinh nhắc lại các quy định về nề nếp
	- Nhắc nhở các em thực hiện tốt các nềp nếp đã quy định
Đạo đức
Em là học sinh lớp 1 (Tiết 1)
I.Mục tiêu:
- Học sinh biết được: Trẻ em có quyền có họ tên, được đi học
- Vào lớp 1 có thêm nhiều bạn mới, có thầy cô giáo mới, trường lớp mới, em sẽ được học thêm nhiều điều mới lạ
- Học sinh có thái độ vui vẻ phẩn khởi đi học, tự hào đã trở thành học sinh lớp 1 biết yêu quý bạn bè, thầy cô, trường lớp.
II. Đồ dùng:
- Vở bài tập đạo đức
- Các điều: 7,28 trong công ước quốc tế về quyền trẻ em
- Các bài hát về quyền được học tập của trẻ em: Trường em , đi học, em yêu trường em, đi đến trường.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1. Giới thiệu và ghi đầu bài:
2. Dạy – học bài mới:
Hoạt động 1:
Bài tập 1: Vòng tròn giới thiệu tên
a) Mục đích:
- Giúp học sinh biết giới thiệu tên mình, nhớ tên các bạn trong lớp
- Biết trẻ em có quyền có họ tên
b) Cách chơi: Giáo viên hướng dẫn học sinh chơi
- Học sinh đứng thành vòng tròn từ 6-10 em
- Điểm số từ 1 đến hết
- Em thứ nhất giới thiệu tên mình
- Em thứ 2 giới thiệu tên bạn thứ nhất và tên mình.
- Em thứ ba giới thiệu tên hai bạn trước và tên mìnhđến hết.
- Cho học sinh thảo luận nội dung sau
1. Trò chơi giúp các em điều gì ?
2. Em có thấy xung sướng tự hào khi tự giới thiệu tên mình với các bạn, khi nghe các bạn giới thiệu tên mình không?
- GV kết luận: Mỗi người đều có một cái tên, trẻ em cũng có quyền có họ tên.
Hoạt động 2:
Bài tập 2:
- Học sinh tự giới thiệu về sở thích của mình 
- Giáo viên hỏi học sinh: Những điều các bạn thích có hoàn toàn giống như em không ?
-GV kết luận: Mỗi người đều có nhiều điều mình thích và không thích, những điều đó có thể giống hoặc khác nhau. Chúng ta cần tôn trọng những sở thích riêng của mọi người.
Hoạt động 3:
Bài tập 3: Học sinh kể về ngày đầu tin đi học của mình 
- GV kết luận: Vào lớp 1 em có thêm nhiều bạn mới, thầy cô giáo mới, em sẽ được học nhiều điều mới lạ
- Được đi học là niềm vui là quyền lợi của em 
- Em rất vui và tự hào mình là HS lớp 1
- Em và các bạn sẽ cố gắng học thật giỏi và ngoan ngoãn.
- HS xếp thành vòng tròn và giới thiệu tên mình
- Học sinh thực hành
- Học sinh thực hành theo nhóm 
- Học sinh thảo luận nhóm 
- Đại diện nhóm lên trình bày
- Các bạn khác nhận xét bổ xung
- Học sinh thảo luận nhóm 
- Đại diện lên trình bày
- Các bạn khác nhận xét bổ xung
- Học sinh thảo luân theo cặp
- Một số cặp lên trình bày trước lớp
- Các bạn khác nhận xét
- Học sinh tự suy nghĩ trả lời
- Học sinh thảo luận theo nhóm
- Một số nhóm lên trình bày trước lớp
- Các nhóm khác nhận xét bổ xung
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 26 tháng 8 năm 2008
 Toán
Tiết học đầu tiên
I. Mục tiêu:
	- Giúp học sinh nhận biết những việc thường phải làm trong các tiết học toán
	- Biết đầu biết yêu cầu cần đạt được trong tiết học toán
	- Rèn kỹ năng giải toán 
	- Giáo dục học sinh yêu bộ môn toán
II. Đồ dùng dạy - học:	- SGK toán
	- Sách bài tập toán
	- Bộ đồ dùng học toán
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ:
2. Bài mới:
a) Giới thiệu
b) Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng sách toán.
- Cho học sinh quan sát SGK toán
- Hướng dẫn học mở sách đến trang 4 tiết học đâu tiên 
- GV ngắn gọn về sách toán lớp 1từ bìa đến trang 4
- Giáo viên cho học sinh thực hành gấp 
sách, mở sách
- Hướng dẫn học sinh giữ gìn SGK
- HS quan sát sách và làm theo hướng dẫn của giáo viên 
c.Giáo viên hướng dẫn học sinh làm quen với một số hoạt động khi học toán
- Cho học sinh quan sát tranh trang 4
? Khi học toán có những hoạt động nào, bằng cách nào, sử dụng những dụng cụ nào?
- Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi 
d. Giới thiệu với học sinh những yêu cầu cần đạt sau khi học môn toán.
- Đếm đọc số, viết số, so sánh hai số, làm tính cộng, trừ.
- Nhận biết các hình
- Nhìn hình vẽ nêu được bài toán và nêu được phép tính
- Biết giải các bài toán đo độ dài.
- Biết xem lịch
đ. Giới thiệu bộ đồ dùng học toán của học sinh
- Giáo viên giới thiệu từng thứ đồ dùng để học sinh quan sát
- Hướng dẫn cách mở để cất đồ dùng vào đúng nơi quy định và cách bảo quản đồ dùng
- Học sinh quan sát và làm theo giáo viên 
- Một số em nhắc lại những quy định
4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học, khen những em chăm chú nghe giảng.
 - Về nhà xem lại bài và cách sử dụng đồ dùng học toán
Tiếng việt
Các nét cơ bản (2 tiết)
I. Mục tiêu:
	- Giúp HS nắm được cách đọc, cách viết các nét cơ bản 
	- Viết đúng viết đẹp và nhận biết các nét trong thực tế 
	- Giáo dục học sinh luôn có tính cẩn thận
II. Đồ dùng dạy - học:
Các nét cơ bản được phóng to.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1. Bài cũ:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu và ghi đầu bài:
HS: Nghe.
b. Giới thiệu các nét cơ bản
- Cho học sinh quan sát và nhận xét các nét cơ bản như:
- Học sinh quan sát và nhận xét
- Nét ngang - Nét sổ: 
- Nét xiên trái - Nét xiên phải: /
- Nét móc xuôi - Nét móc ngược:
- Nét móc hai đầu - Nét cong hở phải
- Nét cong hở trái - Nét cong tròn khép kín:
- Nét khuyết trên - Nét khuyết dưới:
- Nét thắt:
- Học sinh quan sát và nhận xét
- Học sinh đọc lại các nét cơ bản
c. Cho học sinh luyện bảng con các nét cơ bản
- Học sinh luyện bảng
- Giáo viên nhận xét và sửa sai
d. Cho học sinh mượn vở 
- Giáo viên viết mẫu
- Học sinh luyện vở 
- Giáo viên chẩm, chữa và nhận xét
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc và viết lại các nét cơ bản.
Mĩ thuật
Xem tranh thiếu nhi vui chơi
I: Mục tiêu
- Giúp học sinh làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi
- Tập quan sát, mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh
II: Đồ dùng dạy- học
- GV; Một số tranh vẽ của thiếu nhi vẽ cảnh vui chơi
- HS: Đồ dùng học tập
III: Các bước tiến hành dạy- học
A. Bài cũ 
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu và ghi đầu bài:
Hoạt động 1: Giới thiệu tranh về đề tài thiếu nhi vui chơi
GV Treo tranh các đề tài khác nhau
Gv giới thiệu đây là loại tranh vẽ về các hoạt động vui chơi của thiếu nhi ở trường, ở nhà và các nơi khác. Người vẽ có thể chọn trong rất nhiều các hoạt động vui chơi khác nhau để vẽ tranh. VD: cảnh vui chơi sân trường với hoạt động kéo co, nhảy dây, học bàiCó bạn vẽ cảnh biển, du lịch, thả diều. Chúng ta sẽ cùng xem tranh của các bạn.
b- Hoạt động 2: Hướng dẫn hs xem tranh
GV treo tranh chủ đề vui chơi:
Bức tranh vẽ những cảnh gì?
Em thích bức tranh nào nhất?
Vì sao em thích bức tranh đó?
Trên tranh có những hình ảnh nào?
Hình ảnh nào là chính?
Hình ảnh trong tranh diễn ra ở đâu?
Trong tranh có những màu nào?
Em thích nhất màu nào trên bức tranh của bạn?
GV tóm tắt:Các em vừa được xem các bức tranh rất đẹp. Muốn thưởng thức được cái hay, cái đẹp của tranh, trước hết các em cần quan sát và trả lời các câu hỏi, đồng thời đưa ra nhận xét riêng của mình về bức tranh.
Còn thời gian gv cho hs tập quan sát tranh treo trên bảng
GV nhận xét chung cả tiết học khen ngợi những bạn hay phát biểu ý kiến, động viên những bạn chưa mạnh dạn phát biểu.
Lớp trưởng báo cáo
HS quan sát tran ... ẫn học sinh luyện tập.
Học sinh thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
- Các bạn khác nhận xét bổ xung.
- Giáo viên nhận xét .
Bài tập 2: Một em nêu yêu cầu bài tập
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập.
- Học sinh thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
- Các bạn khác nhận xét bổ xung.
Bài tập 3: Hướng dẫn học sinh thảo luận theo cặp. Một em hỏi một em trả lời.
- Ví dụ: Một nhóm có một hình vuông.
Một nhóm có hai hình vuông. Hỏi cả hai nhóm có mấy hình vuông.
Học sinh thảo luận theo cặp.
Một hai cặp lên trình bày. Các bạn khác nhận xét bổ xung.
- Giáo viên nhắc lại: Hai và một là ba.
Một và hai là ba.
Bài tập 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh viết số.
Học sinh luyện tập viết số.
3. Hoạt động 3: Trò chơi.
-Xếp 3 nhóm có số lượng học sinh 1,2,3.
- Giáo viên quan sát sửa sai.
4. Hoạt động 4: Củng cố dặn dò 
- Giáo viên nhận xét giờ.
- Về nhà ôn lại bài.
Học sinh chơi trò chơi 
Tiếng việt
Học vần bài 7: ê, v
I. Mục tiêu:
	- Học sinh đọc và viết được ê, v, bê, ve.
	- Đọc một câu ứng dụng: bé vẽ bê.
	- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bế bé.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ các từ khoá: Bê, ve.
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng: Bé vẽ bê.
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng phần luyện nói:Bế bé.
III. Các hoạt động dạy – học 
 1: Bài cũ
 2:Bài mới
a. Giới thiệu và ghi đầu bài:
- Hướng dẫn học sinh quan sát tranh và hỏi.
+ Bức tranh vẽ gì ?
+ Trong tiếng be, ve chữ nào đã học.
- Giáo viên ghi âm ê, v lên bảng.
- Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi. 
- Chữ b, e đã học 
- Học sinh đọc ê, v.
HS: Nghe.
b. Dạy chữ ghi âm
* Chữ ê :
a. nhận diện chữ:
- Giống nhau: ghi bằng nét thắt.
- Khác nhau: dấu mũ trên e.
- Dấu mũ giống cái gì ? 
* Phát âm và đánh vần:
- Giáo viên phát âm mẫu ê ( miệng hở hẹp hơn e)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần bê, ve.
- Hướng dẫn viết bảng con.
+ Giáo viên viết mẫu ê, bê.
- Giáo viên nhận xét, sửa sai.
* Chữ V 
a. Nhận diện chữ.
- Chữ v giống nửa dưới của chữ b.
- Chữ v gồm một nét móc hai đầu và một nét thắt nhỏ.
- So sánh âm v và b. 
+ Giống nhau: nét thắt.
+ khác nhau: v không có nét khuyết.
b. Phát âm và đánh vần:
- Giáo viên phát âm mẫu v ( răng ngậm môi).
- Hướng dẫn học sinh đánh vần ve.
c. Hướng dẫn viết bảng con:
- Giáo viên viết mẫu v, ve. 
-Giáo viên nhận xét sửa sai.
3. Hướng dẫn học sinh đọc tiếng ứng dụng.
- Giáo viên đọc mẫu bê, bề, bế, ve, vè, vẽ.
4. Hướng dẫn học sinh ghép tiếng bê và tiếng ve.
- Giáo viên nhận xét sửa sai.
- Học sinh quan sát và nhận xét’
- Giống cái nón.
- Học sinh phát âm.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh luyện€ẳảng.
- Cho học sinh nhận xét âm v.
- Học sinh so sánh âm v và b.
- Học sinh cũng phát âm.
- Học sinh đánh vần.
- Học sinh quan sát, học sinh luyện bảng.
- Học sinh luyện đọc.
- Học sinh thực hanh ghép tiếng bê và ve trên bộ chữ.
Tiết 2
Hoạt động 3: luyện tập 	
a. Luyện đọc.
- Cho học sinh đọc toàn bài trong tiết 1.
- Cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và hỏi.
+ Bé đang làm gi ?
- Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng
b. Luyện viết: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết vở.
- Giáo viên viết mẫu: ê, v, bê, ve.
- Giáo viên chấm, chữa, nhận xét 
c. Luyện nói.
- Cho học sinh thảo luận nhóm.
- Giáo viên hỏi nội dụng.
+ Ai đang bế bé.
+ Em bé vui hay buồn ? tại sao?
+ Mẹ thường làm gì khi bế bé ? Bé thường làm nũng với mẹ như thế nào ? Chúng ta cần làm gì cho cha mẹ vui lòng ?
- Giáo viên liên hệ giáo dục học sinh. 
- Giáo viên nhận xét và đánh giá. 
- Bé vẽ bê.
- nhận xét sinh đọc câu ứng dụng.
- nhận xét sinh thực hanh viết vào vở.
- nhận xét sinh quan sát tranh thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét xét và bổ xung.
 4: Củng cố dặn dò 
 - Hỏi học sinh: Hôm nay ta học âm mới và tiếng mới nào.
- Giáo viên nhận xét giờ. Về nhà đọc lại bài và xem trước bài tám
Thứ ngày tháng năm 2008
Tiếng việt
 Tập viết: Tô các nét cở bản
I. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được cách tô các nét cơ bản.
- Rèn kỹ năng tô đẹp sạch và đúng kỹ thuật
- Giáo dục học sinh luôn có tính cẩn thận
II. Đồ dùng dạy và học - Các nét cở bản
III. Các hoạt động dạy và học
 1: Bài cũ
 2: Bài mới: Giới thiệu bài
Cho học sinh quan sát và nên tên các nét cơ bản
- Học sinh quan sát và nêu tên các nét cở bản. 
- Học sinh khác nhận xét đặc điểm từng nét
- Giáo viên nhận xét sửa sai.
b. Luyện bảng:
- Giáo viên viết mẫu 
- Học sinh quan sát 
- Học sinh luyện bảng con
- Giáo viên nhận xét sửa sai
c. Luyện vở :
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện vở 
- Học sinh luyện vở tập viết.
- Giáo viên lưu ý cách cầm bút và tư thế ngồi của học sinh.
- Giáo viên chấm chữa nhận xét 
3. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò
- Giáo viên nhận xét giờ 
- Về nhà xem lại bài và tập viết cho đẹp.
Tiếng việt
Tập tô e, b, bé
I. Mục tiêu:
- Học sinh viết đúng cỡ chữ, loại chữ âm và tiếng.
- Rèn kỹ năng viết đúng, viết đẹp.
- Giáo viên dục học sinh luôn có ý thức rèn chữ giữ vở.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Chữ mẫu phóng to
III. Các hoạt động dạy – học:
 1: Kiểm tra bài cũ
 2: Bài mới
1. Phân tích các âm và tiếng cần viết: 
- Giáo viên cho học sinh quan sát chữ mẫu và hỏi cấu tạo các chữ.
+ Âm e gồm mấy nét là những nét nào, âm b gồm mấy nét là những nét nào?
- Học sinh quan sát chữ mẫu và trả lời câu hỏi
2. Hướng dẫn học sinh viết:
- Giáo viên viết mẫu vừa viết vừa nói rõ quy trình: e, b, bé
- Học sinh quan sát.
- Học sinh luyện bảng.
- Học sinh luyện vở.
- Giáo viên theo dõi sửa sai.
- Lưu ý tư thế ngồi viết và cách câm bút của học sinh 
- Học sinh chú ý lắng nghe
 3: Củng cố dặn dò
 - Giáo viên chấm chữa và nhận xét.
 - Giáo viên nhận xét giờ.
 - Về nhà xem lại bài và viết lại cho đẹp.
Toán
Các số: 1,2,3,4,5
I. Mục tiêu:
	- Giúp học sinh biết: khái niệm ban đầu về số 4, số 5. 
	- Đọc viết số 4, số 5. Biết đếm từ 1 đến 5 và đọc từ 5 đến 1.
	- Nhận biết số lượng các nhóm có từ 1 đến 5 đồ vật và thứ tự của mỗi số trong dãy số 1,2,3,4,5.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Các nhóm có đến 5 đồ vật cùng loại.
	- Mỗi chữ số 1,2,3,4,5 viết trên một tờ bìa hoặc bảng con.
III. Các hoạt động dạy – học:
1.Hoạt động 1: Bài cũ
2. Hoạt động 2:Bài mới
a.Giới thiệu các số 4, 5.
 Học sinh quan sát tranh thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Cho học sinh quan sát tranh vẽ và hỏi. Và số lượng trên các bức tranh 
- Bức tranh 1 vẽ một ngôi nhà, hai ô tô, ba con ngựa, bốn em bé, năm máy bay.
- Các bức tranh vẽ gì ? và số lượng là bao nhiêu ? 
- Các bức tranh vẽ các số 1, 2,3,4,5 
- Giáo viên nêu cách viết số 4 và số 5. 
- Học sinh chú ý quan sát.
- Cho học sinh đọc các số từ 1 đến 5 và từ 5 đến 1.
- Số cái nồi ít hơn số cái vung.
- Hướng dẫn học sinh điền vào ô trống.
- Số đồ dùng ít hơn so với số ổ cắm.
- Một số học sinh lên bảng trình bày các bạn khác nhận xét bổ xung
- Hướng dẫn học sinh so sánh và nhận dạng vị trí của các số.
- Trong các số từ 1 đến 5 số lớn nhất là số nào, số bé nhất là số nào ?
- Số bốn đứng trước số nào và đứng sau số nào?
- Cho học sinh đọc các số từ 1 đến 5 và từ 5 đến 1.
- Số lớn nhất là số 5, số bé nhất là số 1.
- Số đứng trước số 4 là số 3, số đứng sau số 4 là số 5.
- Học sinh đọc các số từ 1 đến 5 và từ 5 đến 1.
b.Luyện tập: 
Bài tập 1: Viết số 4, số 5.
- Giao viên viết mẫu
- Học sinh sinh quan sát.
- Học sinh luyện bảng con.
- Học sinh luyện vở.
 Bài tập 2: Điền số còn thiếu và ô trống.
- Cho một học sinh đọc yêu cầu của bài
- Học sinh thảo luận, trả lời miệng các câu hỏi. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
 3: Củng cố dặn dò.
 - Giáo viên nhận xét giờ.
 - Về nhà ôn lại bài 
Thủ công
xé dán hình chữ nhật, hình tam giác
I.Mục tiêu:
- Học sinh biết cách xé dán hình chữ nhật, hình tam giác.
- Xé dán được hình chữ nhật, hình tam giác theo hướng dẫn.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên có bài mẫu xé dán hình chữ nhật, hinh tam giác 
- Hai tờ giấy khác màu ( không dùng màu vàng).
- Giấy trắng làm nền, hồ dán, khăn lau tay.
- Học sinh chuẩn bị giấy thủ công màu, giấy nháp có kẻ ô li hồ dán, bút chì, vở thủ công, khăn lau tay.
1. Hoạt động: Quan sát và nhận xét.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
- Quan sát xung quanh ta có những đồ vật nào có hình chữ nhật? 
-Có hình chữ nhật nào là hình tam giác ?
Học sinh quan sát vật mẫu và trả lời câu hỏi.
- Quyển sách, quyển vở
- Chiếc khăn quàng đỏ.
2.Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu 
a. Xé dán hình chữ nhật
- Vẽ hình chữ nhật cạnh dài (10 ô) cạnh ngắn (6 ô).
- Tay trái giữ tay phải xé theo đường kẻ.
- Giáo viên quan sát sửa sai.
- Học sinh quan sát
- Học sinh thực hành.
b. Xé dán hình tam giác
- Vẽ hình chữ nhật cạnh dài 8 ô cạnh ngắn 8 ô.
- Đếm từ trái sáng phải 6 ô đánh dấu để làm đỉnh tam giác.
- Từ điểm đánh dấu dùng bút chì vẽ nối với hai điểm dưới của hình chữ nhật. Ta có hình tam giác.
- Xé từ đỉnh của tam giác dọc theo các cạnh.
- Giáo viên làm mẫu.
- Giáo viên quan sát sửa sai.
- Học sinh quan sát thực hành theo các bước.
c. Dán hình
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách dán hình tam giác và hình chữ nhật.
- Học sinh thực hành dán các hình đã xé vào vở.
- Lưu ý: Giáo viên nhắc nhở học sinh dán đặt hình vào vị trí sao cho cân đối.
 3: Củng cố dặn dò .
 - Giáo viên nhận xét chung tiết học
 - Đánh giá sản phẩm.
+ Về nhà chuẩn bị giấy, hồ dán, bút chì, thước, bài sau học xé dán hình vuông, hình tròn.
Sinh hoạt
ổn định tổ chức (T2)
I. Muc tiêu:
- Học sinh nắm được ưu nhược điểm của mình của lớp trong tuần. Nắm chắc phương hướng trong tuần tới.
II. Chuẩn bị:- Nội dung sinh hoạt.
III. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Giáo viên nêu ưu nhược điểm của lớp trong tuần 
	- Nề nếp, học tập, thể dục, vệ sinh, đạo đức, luyện chữ.
Hoạt động 2: Giáo viên nêu phương hướng tuần tới.
	- Phát huy những ưu điểm,khắc phục những nhược điểm của tuần trước.
	- Thi đua học tập hăng hái phái biểu xây dựng bài. 
	- Luôn luôn có ý thức rèn chữ giữ vở.
	- Tu dưỡng đạo đức để trở thanh con ngoan.
	- Thực hiện tốt nề nếp của trường của lớp đề ra.
	- Đi học đều và có đầy đủ dụng cụ học tập.
Tuần 3: 

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 1 Tuan 12 Da sua(1).doc