Thiết kế bài học khối 1 - Tuần 20 - Trường tiểu học Vĩnh Tân

Thiết kế bài học khối 1 - Tuần 20 - Trường tiểu học Vĩnh Tân

I. MỤC TIÊU:

 -Đọc được: ach, cuốn sách; từ và các câu ứng dụng.

 -Viết được: ach, cuốn sách.

 Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Giữ gìn sách vở.

 -HS yêu thích môn Học vần, ham đọc sách.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 -Tranh minh hoạ trong SGK

 -SGK, bảng, vở tập viết mẫu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 24 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 559Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài học khối 1 - Tuần 20 - Trường tiểu học Vĩnh Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 20: TỪ 7/1/2013 ĐẾN 11/1/2013
Thứ ngày
Số tiết
Môn
Tiết PPCT
 Tên bài dạy
 ND
Tích hợp
 Thứ 2
7/1/2013
 1 
 2-3
 4
 5
HĐTT
HVẦN
TOÁN
Đ ĐỨC
173-174
77
20
Bài 81: ach
Phép cộng dạng 14+3
Lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo.
(KNS)
Thứ 3
8/1/2013
1-2
3
4
5
HVẦN
TD
TOÁN
TNXH
175-176
78
20
Bài 82: ich - êch
Luyện tập
An toàn trên đường đi học 
(BVMT)
(KNS)
Thứ 4
9/1/2013
1-2
3
4
5
HVẦN
TOÁN
HÁT
MT
177-178
79
Bài 83 :Ôn tập
Phép trừ dạng 17-3
Thứ 5
10/1/2013
1-2
3
4
5
HVẦN
TOÁN
TCÔNG
ATGT
179-180
80
20
Bài 84 : op -ap 
 Luyện tập
Gấp mũ ca lô (T2)
Bài 2 :Khi qua đường phải đi trên vạch trắng dành cho người đi bộ
 Thứ 6
11/1/2013
1-2
3
HVẦN
SHL
181-182
Bài 85 : ăp - âp
THỨ HAI
NS:4/1/2013 Học vần
ND:7/1/2013 HSBài 81: ach
I. MỤC TIÊU:
 -Đọc được: ach, cuốn sách; từ và các câu ứng dụng.
 -Viết được: ach, cuốn sách.
 Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Giữ gìn sách vở.
 -HS yêu thích môn Học vần, ham đọc sách.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Tranh minh hoạ trong SGK 
 -SGK, bảng, vở tập viết mẫu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định: 
2.Bài cũ: iêc - ươc 
 -Cho 2-3 HS đọc bài sgk
 -1 HS đọc câu ứng dụng
-Nhận xét ghi điểm 
3. Bài mới: 
 *Hoạt động 1: Đọc đúng từ tiếng phát âm chính xác
 Giới thiệu bài:
 -Giới thiệu vần ach
 -GV viết bảng
 Dạy vần:
 a.Nhận diện vần:
 -So sánh vần ach với ac
 b. Đánh vần:
-Vần:
 Đánh vần
GV chỉnh sửa 
 -Tiếng từ ngữ khoá: vị trí của chữ và vần trong tiếng khoá
 sách 
 Đánh vần sờ - ach – sach - sắc - sách 
 -GV giới tranh rút ra từ ứng dụng 
 cuốn sách
-Đánh vần và đọc trơn từ nhữ khoá 
 a - chờ - ach 
 sờ - ach – sach - sắc - sách
 cuốn sách
- GV chỉnh sửa cho nhịp đọc cho HS
 c. Viết: Luyện viết vần và từ ngữ
 -GV viết mẫu bảng lớp 
 d. Đọc từ ngữ ứng dụng:
-GV giới thiệu từ ứng dụng 
 viên gạch kênh rạch
 sạch sẽ cây bạch đàn
- GV giải thích từ ứng dụng
GV đọc mẫu
 TIẾT 2
*Hoạt đông 2: Luyện tập
 a.Luyện đọc: đọc lại bài tiết 1
- Đọc câu ứng dụng
 Mẹ, mẹ ơi cô dạy
 Phải giữ sạch đôi tay
 Bàn tay mà dây bẩn 
 Sách áo cãng bẩn ngay.
-GV đọc mẫu
b. Luyện viết:
-Cho HS viết bài vào vở
-GV theo dõi hs viết uốn nắn sửa sai.
*Hoạt động 3: Luyện nói 
-GV nêu câu hỏi
-GV cho HS xem tranh và đặt câu hỏi: 
+Tranh vẽ gì?
+Bạn trong tranh đang làm gì?
Vì sao bạn lại bao sách vở của mình?
+Ở nhà em có sửa sang lại sách ĐDHT của mình chưa?
+Em có thường xuyên bao vở không?
c. Hướng dẫn HS làm bài tập: (nếu có thể)
4. Củng cố - Dặn dò: 
-Hỏi lại bài 
-GV chỉ bảng hoặc sgk HS theo dõi đọc. Tìm tiếng có vần mới học. 
-Về học lại bài xem trrước bài 82.
-NX tiết học
-Hát
-HS đọc bài, viết bảng con các từ ngữ : công việc , cái lược .
-HS nhắc tựa bài. CN - ĐT
ach: được tạo nên từ a & ch
 +Giống nhau: âm đầu a
 +Khác nhau: ach kết thúc bằng ch.
 a - chờ - ach 
- Cá nhân, đt
-HS phân tích
-HS đọc cá nhân, cả lớp
-Đọc trơn từ cn, cả lớp
-Cá nhân, nhóm, cả lớp
-HS viết bảng con: ach, cuốn sách
-HS đọc thầm , tìm gạch chân tiếng có vần mới học
-HS cá nhân , cả lớp
-HS lần lượt đọc ach; đọc từ ngữ
-Cá nhân, cả lớp
-HS xét tranh minh hoạ câu ứng dụng
-HS đọc câu ứng dụng cá nhân, nhóm, cả lớp.
-2-3 HS đọc
- HS viết các vần và từ ngữ vào vở tập viết mẫu.
-HS đọc tên bài luyện nói
 Giữ gìn sách vở.
-HS trả lời câu hỏi
-HS làm bài tập trong vở BTTV
-HS đọc bài. Tìm tiếng
 Toán
 Bài: PHÉP CỘNG DẠNG 14 + 3
I. MỤC TIÊU:
 -Biết làm tính cộng (không nhớ) trong phạm vi 20
 -Biết cộng nhẩm dạng 14 + 3
 BT cần làm: Bài 1 (cột 1,2,3); bài 2 (cột 2,3); bài 3 (phần 1)
 -HS yêu thích học môn toán, có ý thức cẩn thận trong việc tính toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Các bó chục que tính và các que tính rời
 -Các bó chục que tính và 1 số que tính rời, bảng con, vở tập toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định.
2. Bài cũ: Hai mươi, hai chục
- Số 20 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- Số 10 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
3. Bài mới: Phép cộng dạng 14 + 3
*Hoạt động 1:
Giới thiệu cách làm tính cộng dạng 14 + 3:
a) Cho HS lấy 14 que tính (gồm 1 bó chục và 4 que rời) rồi lấy thêm 3 que tính nữa, và hỏi:
-Có tất cả bao nhiêu que tính?
b) GV thể hiện trên bảng:
-Có 1 bó chục, viết 1 ở cột chục; 4 que rời, viết 4 ở cột đơn vị
-Thêm 3 que rời, viết 3 dưới 4 ở cột đơn vị
-GV ghi: 
Chục
Đơn vị
1
+
4
3 7
-GV nói: Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính, ta gộp 4 que tính rời với 3 que tính rời được 7 que rời. Có 1 bó chục và 7 que rời là 17 que tính
c) Hướng dẫn cách đặt tính:
-Viết 14 rồi viết 3 sao cho 3 thẳng cột với 4 (ở cột đơn vị)
-Viết dấu + (dấu cộng)
-Kẻ vạch ngang dưới hai số đó
 * Tính (từ phải sang trái):
 14 + 4 cộng 3 bằng 7, viết 7
 + Hạ 1, viết 1
Vậy: 14 cộng 3 bằng 17 (14 + 3 = 17)
d) Cho HS tập làm trên bảng 
*Hoạt động 2: Thực hành
-Hướng dẫn HS làm các bài tập trong sgk
 Bài 1: Tính (cột 1,2,3)
 14 15 13 12 17 15
+ + + + + + 
 2 3 5 7 2 1
 -Lưu ý: sắp sao cho thẳng cột 
 -GV NX
Bài 2: Tính (cột 2,3)
 13 + 6 = 12 + 1 =
 12 + 2 = 16 + 2 =
 10 + 5 = 15 + 0 =
-HS tính nhẩm. Lưu ý: Một số cộng với 0 bằng chính số 
đó
Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống (theo mẫu)
 1 2 3 4 5
 14
 15
4. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-Về làm vở bài tập.
-HS hát.
-2 HS lên bảng trả bài.
- HS lấy 14 que tính (gồm 1 bó chục và 4 que rời) rồi lấy thêm 3 que tính nữa
-HS quan sát
-HS quan sát
-HS đọc cá nhân, đồng thanh
-1 HS làm bài tập 1.
-HS làm bảng con
-HS nêu yêu cầu bài toán
-HS làm bài chữ bài
-HS làm theo mẫu 
-HS làm bài chữa bài
Đạo đức
LỄ PHÉP VÂNG LỜI THẦY GIÁO, CÔ GIÁO
(KNS)
Đã soạn ở tiết 1
..........................................................
THỨ BA
NS: 5/1/2013 Học vần
ND: 8/1/2013 Bài 82: ich - êch
 (BVMT: Trực tiếp)
I. MỤC TIÊU:
 -Đọc được: ich, êch, tờ lịch, con ếch; từ và các câu ứng dụng.
 -Viết được: ich, êch, tờ lịch, con ếch.
 Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Chúng em đi du lịch.
*Hiểu được chim là một con vật có ích. Biết yêu quý loài chim và bảo vệ môi trường thiên nhiên. Có thói quen chăm sóc và bảo vệ loài chim.
 -HS yêu thích môn Học vần, ham đọc sách.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Tranh minh hoạ trong SGK 
 -SGK, bảng, vở tập viết mẫu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định: 
2.Bài cũ: ach 
 -Cho 2-3 HS đọc bài sgk
 -1 HS đọc câu ứng dụng
-Nhận xét ghi điểm 
3. Bài mới: 
 *Hoạt động 1: Đọc đúng từ tiếng phát âm chính xác
 Giới thiệu bài:
 -Giới thiệu vần ich - êch
 -GV viết bảng
 Dạy vần:
 a.Nhận diện vần:
 -So sánh vần ich với ach
 -So sánh êch với ich
 b. Đánh vần:
-Vần:
 Đánh vần
GV chỉnh sửa 
 -Tiếng từ ngữ khoá: vị trí của chữ và vần trong tiếng khoá
 lịch - êch 
 Đánh vần lờ - ich - lich - nặng – lịch 
 êch - sắc - ếch
GV giới tranh rút ra từ ứng dụng 
 tờ lịch - con ếch
-Đánh vần và đọc trơn từ nhữ khoá 
 i - chờ - ich ê - chờ - êch 
lờ - ich - lich - nặng – lịch êch - sắc - ếch
 tờ lịch con ếch
-GV chỉnh sửa cho nhịp đọc cho hs
 c. Viết: Luyện viết vần và từ ngữ
 -GV viết mẫu bảng lớp 
 d. Đọc từ ngữ ứng dụng:
-GV giới thiệu từ ứng dụng 
 vở kịch mũi hếch
 vui thích chênh chếch
- GV giải thích từ ứng dụng
GV đọc mẫu
 TIẾT 2
*Hoạt đông 2: Luyện tập
 a.Luyện đọc: đọc lại bài tiết 1
- Đọc đoạn thơ ứng dụng
 Tôi là chim chích
 Nhà ở cành chanh 
 Tìm sâu tôi bắt 
 Cho chanh quả nhiều
 Ri rích, ri rích
 Có ích, có ích.
*Chim sâu là một loại chim rất có ích nó bắt sâu bọ giúp cho cây xanh tươi tốt, giúp ích cho môi trường thiên nhiên và cuộc sống . Vì vậy các em yêu quý các chú chim sâu.
-GV đọc mẫu
b. Luyện viết:
-Cho HS viết bài vào vở
-GV theo dõi hs viết uốn nắn sửa sai.
*Hoạt động 3: Luyện nói 
-GV nêu câu hỏi
-GV cho HS xem tranh và đặt câu hỏi: 
+Tranh vẽ gì?
+Ai đã được đi du lịch với gia đình hoặc với nhà trường?
+Khi đi du lịch các bạn thường mang những gì?
+Kể tên những chuyến du lịch mà em đã được đi?
d) Hướng dẫn HS làm bài tập: (nếu có thể)
-Hướng dẫn HS có thói quen nhận biết các dạng yêu cầu của đề
-Cho HS đọc nội dung từng bài
4. Củng cố - Dặn dò: 
-Hỏi lại bài 
-GV chỉ bảng hoặc sgk HS theo dõi đọc. Tìm tiếng có vần mới học. 
-Về học lại bài xem trrước bài 83.
-Hát
-HS đọc bài, viết bảng con các từ ngữ: cuốn sách, viên gạch.
-HS nhắc tựa bài. CN - ĐT
ich: được tạo nên từ i & ch
 +Giống nhau: âm cuối ch
 +Khác nhau: ich bắt đầu bằng i.
êch: được tạo nên từ ê và ch
+Giống nhau: âm cuối ch
+Khác nhau: êch bắt đầu bằng ê
 -HS nhìn bảng phát âm
 i - chờ - ich , ê - chờ - êch 
- Cá nhân, đt
-HS phân tích
-HS đọc cá nhân, cả lớp
-Đọc trơn từ cn, cả lớp
-Cá nhân, nhóm, cả lớp
-HS viết bảng con: ich, êch, tờ lịch, con ếch
-HS đọc thầm , tìm gạch chân tiếng có vần mới học
-HS cá nhân , cả lớp
-HS lần lượt đọc ich, êch; đọc từ ngữ
-Cá nhân, cả lớp
-HS xét tranh minh hoạ câu ứng dụng
-HS đọc câu ứng dụng cá nhân, nhóm, cả lớp.
-2-3 HS đọc
- HS viết các vần và từ ngữ vào vở tập viết mẫu.
-HS đọc tên bài luyện nói
 Chúng em đi du lịch.
-HS trả lời câu hỏi
-HS làm bài tập trong vở BTTV
-HS đọc bài. Tìm tiếng
 Toán
Bài: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 -Thực hiện phép tính cộng (không nhớ) trong phạm vi 20; cộng nhẩm dạng 14+3.
 -BT cần làm: Bài 1 (cột 1,2,4); bài 2 (cột 1,2,4); bài 3 (cột 1, 3)
 -HS yêu thích học môn toán, có ý thức cẩn thận trong việc tính toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Các bó chục que tính và các que tính rời
 -Các bó chục que tính và các que tính rời, bảng con, vở tập toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định.
2. Bài cũ: Phép cộng dạng 14 + 3
 +
 +
 -
HS làm bảng con: 14 13 14
 - 2 + 5 + 3
 12 + 3 =
 14 + 4 =
3. Bài mới: Luyện tập
 a. Giới thiệu bài:
 -GV giới thiệu ghi tên bài
 b. HD HS làm các bài tập trong sgk
Bài 1: Đặt tính rồi tính (1,2,4)
 12 + 3 = 11 + 5 = 16 + 3 = 
 13 + 4 = 16 + 2 = 13 + 6 =
-GV NX sửa sai
 Bài 2: Tính nhẩm  ... âm cuối p
+Khác nhau: ap bắt đầu bằng a
 -HS nhìn bảng phát âm
 o - pờ - op , a - pờ - ap 
- Cá nhân, đt
-HS phân tích
-HS đọc cá nhân, cả lớp
-Đọc trơn từ cn, cả lớp
-Cá nhân, nhóm, cả lớp
-HS viết bảng con: op, ap, họp nhóm, múa sạp
-HS đọc thầm , tìm gạch chân tiếng có vần mới học
-HS cá nhân , cả lớp
-HS lần lượt đọc op, ap; đọc từ ngữ
-Cá nhân, cả lớp
-HS xét tranh minh hoạ câu ứng dụng
-HS đọc câu ứng dụng cá nhân, nhóm, cả lớp.
-2-3 HS đọc
- HS viết các vần và từ ngữ vào vở tập viết mẫu.
-HS đọc tên bài luyện nói
 Chóp núi, ngọn cây, tháp chuông.
-HS trả lời câu hỏi
-HS làm bài tập trong vở BTTV
-HS đọc bài. Tìm tiếng
 Toán
Bài: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 -Thực hiện được phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 20, trừ nhẩm dạng 17 - 3
 -BT cần làm: bài 1, bài 2 (cột 2, 3,4), bài 3 (dòng 1)
 -HS yêu thích học môn toán, có ý thức cẩn thận trong việc tính toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Các bó chục que tính và các que tính rời
 -Các bó chục que tính và các que tính rời. bảng con, vở tập toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định.
-
2. Bài cũ: Phép trừ dạng 17 - 3
- -----
-
- HS làm bảng con: 17 17 14
 5 2 3
- HS trả lời miệng: 12 – 1 = 
 17 – 1 =
3. Bài mới: Luyện tập
 -HD HS làm các bài tập trong sgk
Bài 1: Đặt tính rồi tính
 14 – 3 17 – 5 19 – 2 
 16 – 5 17 – 2 19 – 7 
 Bài 2: Tính nhẩm (Cột 2,3,4)
 15 – 4 = 17 – 2 = 15 – 3 =
 19 – 8 = 16 – 2 = 15 – 2 =
*17 - 2 = ?
-Có thể nhẩm: 
+ 7 trừ 2 bằng 5;
+1mang sang 
 Bài 3: Tính (dòng 1)
12 + 3 – 1 = 17 – 5 + 2 = 15 – 3 – 1 =
4. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị bài :Phép trừ dạng 17 – 7
-HS hát
-HS làm bảng con
- HS trả lời miệng
-HS tập diễn đạt:
 14
+ 4 trừ 3 bằng 1, viết 1
+ Hạ 1 xuống, viết 1
14 trừ 3 bằng 11 (14 - 3 = 11)
+ Nhẩm: 17 trừ 2 bằng 15
Ghi: 17 – 2 = 15
-Tính hoặc nhẩm
-Nhẩm: 
-Mười hai cộng ba bằng mười lăm, mười lăm trừ một bằng mười bốn
+ Viết: 12 + 3 -1
 Thủ Công
Bài: GẤP MŨ CA LÔ ( Tiết 2 )
I. MỤC TIÊU: 
 -Biết cách gấp mũ ca lô bằng giấy
 -Gấp được mũ ca lô bằng giấy. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng.
 Với HS khéo tay: Gấp được mũ ca lô bằng giấy. Mũ cân đối. Các nếp gấp thẳng, phẳng.
 -HS yêu thích học môn thủ công.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:
-1 chiếc mũ ca lô gấp có kích thước lớn (HS có thể đội được),1 tờ giấy màu hình vuông
 2. Học sinh:
 - 1 tờ giấy màu có màu tùy ý chọn, 1 tờ giấy vở HS, Vở thủ công
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Ổn định.
2. Bài mới: 
TIẾT 2:
Học sinh thực hành gấp mũ ca lô:
-GV nhắc lại qui trình gấp mũ ca lô để HS nhớ các bước gấp: 
-Trong lúc HS thực hành, GV quan sát, giúp đỡ uốn nắn những em còn lúng túng hồn thành sản phẩm tại lớp.
Khi HS gấp xong hướng dẫn HS trang trí:
- Đánh giá sản phẩm: 
 + Tổ chức trình bày và sử dụng sản phẩm
 + Chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương.
3. Củng cố - dặn dò:
+ Sự chuẩn bị và kĩ năng gấp của học sinh
 + Tinh thần học tập
-Chuẩn bị tiết sau: Ôn chương kỷ thuật gấp hình
- Nhận xét tiết học. 
-HS hát
-Thực hành tập gấp mũ ca lô trên tờ giấy vở HS hình vuông được tạo ra ở đầu tiết 1.
Cho HS thực hành:
-Đặt giấy hình vuông phía mặt màu úp xuống. Gấp đôi hình vuông theo đường dấu, gấp chéo từ góc giấy bên phải phía trên, xuống góc giấy bên trái phía dưới (h2) sao cho 2 góc giấy khít nhau, mép giấy phải bằng nhau. Dùng tay miết nhẹ cạnh vừa gấp. Xoay nhẹ cạnh vừa gấp nằm ngang theo hình tam giác, đầu nhọn ở phía dưới (h3)
-Gấp đôi hình 3 để lấy đường dấu giữa, khi mở ra vẫn để giấy nằm như vị trí trước (h3). Sau đó gấp 1 phần cạnh bên phải vào, điểm đầu của cạnh đó phải chạm vào đường dấu giữa. Chú ý: mép giấy của phần vừa gấp nằm cách đều với cạnh trên.
-Lật ngang hình 4 ra mặt sau và cũng gấp tương tự như vậy được hình 5. 
-Khi gấp phần dưới của hình 5 lên chỉ lấy 1 lớp mặt trên gấp lên (không chập 2 lớp giấy)
-Phần gấp lộn vào trong gấp theo đường chéo, nhọn dần về phía góc (h7), miết nhẹ tay cho phẳng, được hình 8.
-Lật hình 8 ra mặt sau, cũng làm tương tự như vậy (h9), được hình 10.
-Trang trí theo ý thích của mỗi em, tạo sự hứng thú cho HS.
-Dán sản phẩm vào vở.
 ATGT
 Bài 2:	Khi qua đường phải đi trên vạch trắng
dành cho người đi bộ
I. MỤC TIÊU:
 -Giúp HS nhận biết các vạch trắng trên đường là lối đi dành cho người đi bộ qua đường.
 -Giúp HS biết chạy qua đường và tự ý qua đường một mình là rất nguy hiểm.
 -HS có ý thức khi đi bộ sang đường phải nắm tay người lớn và đi trên vạch trắng dành cho người đi bộ.
II. CHUẨN BỊ:
 -Một số hình ảnh nơi có vạch trắng dành cho người đi bộ sang đường
 -SGK “Rùa và Thỏ cùng em học ATGT”
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ:
-GV nêu câu hỏi
+Đèn tín hiệu giao thông đặt ở đâu?
+Đèn tín hiệu ĐKGT có mấy màu? Kể tác dụng của các màu?
-GV nhận xét
2. Bài mới:
 a/Giới thiệu bài 
 -GV giới thiệu ghi tên bài 
 *Hoạt động 1: Nêu tình huống 
 Bước 1: GV kể cho hS nghe câu chuyện trong sgk
 Bước 2: Thảo luận nhóm
 -GV chia nhóm
 +Chuyện gì có thể xảy ra với An khi An chạy sang đường?
 +Hành động chạy sang đường của An là an toàn hay nguy hiểm? Tại sao?
 +Nếu em ở đó sẽ khuyên An điều gì?
 Bước 3: GV cho HS kể đoạn kết của câu chuyện.
 Bước 4: Kết luận
-Hành động chạy sang đường của An một mình là rất nguy hiểmvì có thể xảy ra tai nạn. Muốn qua đường các em phải nắm tay người lớn và đi trên vạch trắng dành cho người đi bộ.
 *Hoạt động 2: Giới thiệu vạch trắng dành cho người đi bộ
 Bước 1:
+Em đã nhìn thấy vạch trắng trên đường không? Nó nằm ở đâu? Hãy mô tả vạch trắng?
-GV hỏi: Các bạn vừa mô tả vạch trắng có đúng như trong sgk không?
 Bước 2:
 -Yêu cầu HS mở sgk
+Em có thấy vạch trắng trong tranh không? Nó nằm ở đâu? Hãy mô tả vạch trắng
GV kết luận
 Những chỗ kẻ vạch trên đường phố là những nơi dành cho người đi bộ sang đường. Ta thấy vạch trắng này ở những nơi giao nhau
*Hoạt động 3: GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ
*Hoạt động 4: thực hành qua đường 
 -GV chia lớp giao nhiệm vụ
Kết luận
 Khi sang đường các em cần nắm tay người lớn và đi trên vạch trắng dành cho người để đảm bảo an toàn.
3. Củng cố - Dẳn dò:
-HS đọc thuộc lòng ghi nhớ
-Kể lại câu chuyện ở BT2
-HS trả lời câu hỏi
-HS chú ý lắng nghe
-HS chia 4 nhóm thảo luận các câu hỏi
-Các nhóm trình bày ý kiến của mình.
-HS kể chuyện
-Cả lớp suy nghĩ trả lời câu hỏi
-Một số HS trả lời
-HS mở sgk qs tranh trả lời câu hỏi
-HS đọc to phần ghi nhớ 
-Từng nhóm sẽ được thực hành đóng vai
-Các nhóm lần lượt đóng vai
THỨ SÁU
NS: 8/1/2013 Học vần
ND: 11/1/2013 Bài 85: ăp - âp
I. MỤC TIÊU:
 -Đọc được: ăp, âp, cải bắp, cá mập; từ và các câu ứng dụng.
 -Viết được: ăp, âp, cải bắp, cá mập.
 Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Trong cặp sách của em.
 -HS yêu thích môn Học vần, ham đọc sách.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Tranh minh hoạ trong SGK 
 -SGK, bảng, vở tập viết mẫu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định: 
2.Bài cũ: op - ap 
 -Cho 2-3 HS đọc bài sgk
 -1 HS đọc câu ứng dụng
-Nhận xét ghi điểm 
3. Bài mới: 
 *Hoạt động 1: Đọc đúng từ tiếng phát âm chính xác
 Giới thiệu bài:
 -Giới thiệu vần ăp - âp
 -GV viết bảng
 Dạy vần:
 a.Nhận diện vần:
 -So sánh vần ăp với ap
 -So sánh âp với ăp
 b. Đánh vần:
-Vần:
 Đánh vần
GV chỉnh sửa 
 -Tiếng từ ngữ khoá: vị trí của chữ và vần trong tiếng khoá
 bắp - mập 
 Đánh vần bờ - ăp – băp - sắc - bắp 
 mờ - âp – mâp - nặng - mập
GV giới tranh rút ra từ ứng dụng 
 cải bắp - cá mập
-Đánh vần và đọc trơn từ nhữ khoá 
 ă - pờ - ăp ấ - pờ - âp 
 bờ - ăp – băp - sắc - bắp mờ - âp – mâp - nặng - mập
 cải bắp cá mập
-GV chỉnh sửa cho nhịp đọc cho hs
 c. Viết: Luyện viết vần và từ ngữ
 -GV viết mẫu bảng lớp 
 d. Đọc từ ngữ ứng dụng:
-GV giới thiệu từ ứng dụng 
 gặp gỡ tập múa
 ngăn nắp bập bênh
- GV giải thích từ ứng dụng
GV đọc mẫu
 TIẾT 2
*Hoạt đông 2: Luyện tập
 a.Luyện đọc: đọc lại bài tiết 1
- Đọc đoạn thơ ứng dụng
 Chuồn chuồn bay thấp 
 Mưa ngập bờ ao 
 Chuồn chuồn bay cao 
 Mưa rào lại tạnh.
-GV đọc mẫu
b. Luyện viết:
-Cho HS viết bài vào vở
-GV theo dõi hs viết uốn nắn sửa sai.
*Hoạt động 3: Luyện nói 
-GV nêu câu hỏi
-GV cho HS xem tranh và đặt câu hỏi: 
+Tranh vẽ gì?
+ Cặp sách của bạn trong tranh có những đồ dùng gì?
+ Em hãy giới thiệu đồ dùng đồ dùng học tập trong cặp sách của em?
d) Hướng dẫn HS làm bài tập: (nếu có thể)
-Hướng dẫn HS có thói quen nhận biết các dạng yêu cầu của đề
-Cho HS đọc nội dung từng bài
4. Củng cố - Dặn dò: 
-Hỏi lại bài 
-GV chỉ bảng hoặc sgk HS theo dõi đọc. Tìm tiếng có vần mới học. 
-Về học lại bài xem trrước bài 83.
-Hát
-HS đọc bài, viết bảng con các từ ngữ: con cọp , giấy nháp.
-HS nhắc tựa bài. CN - ĐT
ăp: được tạo nên từ ă & p
 +Giống nhau: âm cuối p
 +Khác nhau: ăp bắt đầu bằng ă.
âp: được tạo nên từ â và p
+Giống nhau: âm cuối p
+Khác nhau: ăp bắt đầu bằng ă
 -HS nhìn bảng phát âm
 ă - pờ - ăp , ấ - pờ - âp 
- Cá nhân, đt
-HS phân tích
-HS đọc cá nhân, cả lớp
-Đọc trơn từ cn, cả lớp
-Cá nhân, nhóm, cả lớp
-HS viết bảng con: ăp, âp, cải bắp, cá mập
-HS đọc thầm , tìm gạch chân tiếng có vần mới học
-HS cá nhân , cả lớp
-HS lần lượt đọc ăp, âp; đọc từ ngữ
-Cá nhân, cả lớp
-HS xét tranh minh hoạ câu ứng dụng
-HS đọc câu ứng dụng cá nhân, nhóm, cả lớp.
-2-3 HS đọc
- HS viết các vần và từ ngữ vào vở tập viết mẫu.
-HS đọc tên bài luyện nói
 Trong cặp sách của em
-HS trả lời câu hỏi
-HS làm bài tập trong vở BTTV
-HS đọc bài. Tìm tiếng
 SINH HOẠT LỚP
-Lớp trưởng báo cáo tình hình lớp tuần qua.
-GV nhắc nhở một số nề nếp 
 +Vệ sinh:
 Không xả rác bừa bãi, bỏ rác vào sọt rác.
 Đi vệ sinh đúng nơi qui định.
 Không leo trèo lên bàn ghế.
 Không nói tục chởi thề.
 Không đánh lộn
 +Học tập :
 Vào lớp thuộc bài, về nhà viết bài làm bài đầy đủ.
 Giữ trật tự khi chào cờ đầu tuần.
 Đi học đúng giờ 
Nhắc nhỡ HS một số luật về an toàn giao thông.
 Soạn xong tuần 20
 GVCN
 Trương Thị Hiền

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1 Tuan 20.doc