Thiết kế bài học khối 1 - Tuần 22 - Trường TH Đồng Sơn

Thiết kế bài học khối 1 - Tuần 22 - Trường TH Đồng Sơn

Tiết 2, 3:

Học vần:

Bài 90: ÔN TẬP

I. Mục tiêu:

- Đọc được các vần, từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 84 - 90 .

- Viết được các vần, từ ứng dụng từ bài 84-90.

- Nghe hiểu và kể lại được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Ngỗng và Tép .

- Kể được 2-3 đoạn truyện theo tranh; Viết đủ số dòng quy định trong vở TV.

- GD HS ý thức học tập, yêu thích Tiếng Việt.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bộ đồ dùng TV1, tranh minh họa phần kể chuyện

- Bảng ôn

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 21 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 489Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài học khối 1 - Tuần 22 - Trường TH Đồng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22: 
Thứ hai ngày 21 tháng 01 năm 2013
Tiết 1:
Chào cờ: 
 CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
 -------------------------------------
Tiết 2, 3:
Học vần:
Bài 90: ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
- Đọc được các vần, từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 84 - 90 . 
- Viết được các vần, từ ứng dụng từ bài 84-90.
- Nghe hiểu và kể lại được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Ngỗng và Tép . 
- Kể được 2-3 đoạn truyện theo tranh; Viết đủ số dòng quy định trong vở TV.
- GD HS ý thức học tập, yêu thích Tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng TV1, tranh minh họa phần kể chuyện
- Bảng ôn 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra
- Nhận xét, cho điểm:
..
2. Dạy học bài mới:
a) Ôn các vần đã học 
- Gắn bảng ôn lên bảng 
- Gọi HS đọc các vần 
- Nhận xét xem, 12 vần này có gì giống nhau ?
- Vần nào có nguyên âm đôi ? 
- Luyện đọc vần 
b) Đọc từ ứng dụng 
- Gắn từ lên bảng : 
đầy ắp , đón tiếp , ấp trứng 
- Cho HS đọc các từ
- Giải thích từ 
- Trò chơi: Thi tìm tiếng, từ chứa các vần vừa ôn
c) Luyện viết bảng con:
- GV hướng hẫn HS viết các từ: đón tiếp, ấp trứng theo quy trình
 TIẾT 2 
3. Luyện tập 
a) Đọc câu ứng dụng:
- Cho HS đọc lại các vần vừa ôn 
- Yêu cầu mở sách giáo khoa bài 90 
- Quan sát tranh 2 vẽ gì ? 
- Đọc câu ứng dụng 
- Luyện đọc toàn bài 
b) Luyện viết : 
- Cho HS viết bài 90 trong vở TV1/2
c) Kể chuyện: Ngỗng và tép
- Giới thiệu tên chuyện 
- Đưa tranh
- Kể theo tranh lần 1
- Kể theo tranh lần 2
- Cho HS thi kể chuyện
- Rút ra ý nghĩa: Ca ngợi tình cảm của vợ chồng nhà Ngỗng, đã sẵn sàng hy sinh vì nhau . 
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
 - 4 em đọc: rau diếp, tiếp nối, nườm nượp, ướp cá 
 - 2 em đọc câu ứng dụng trong sách giáo khoa 
- Quan sát bảng ôn 
- HS đọc (cá nhân, đồng thanh)
- Đều kết thúc bằng âm p 
- Vần iêp , ươp 
- Đánh vần , đọc trơn 
- Quan sát
- Đọc (cá nhân, đồng thanh)
- Lắng nghe
- Lớp chia thành 2 đội chơi
- HS viết bảng con 
- Đọc thầm các vần trong bảng ôn 
- Quan sát, đọc thầm, tìm tiếng mới 
- Đọc trơn câu ( mỗi câu 1 em ) 
- Đọc toàn bài nhiều em 
- Viết vào vở 
- Nhắc lại
- Quan sát 
- Lắng nghe 
- Quan sát lắng nghe, nhớ nội dung 
- Thi kể lại từng tranh 
- Cá nhân, nhóm thi tài 
- Lắng nghe
- Lắng nghe
Tiết 4:
Toán:
GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh :
+ Hiểu đề toán : Cho gì ? Hỏi gì ? 
+ Biết bài giải gồm: Câu lời giải, phép tính và đáp số.
+ GD HS tính cẩn thận khi làm bài và tính toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng Toán 1
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên viết sẵn 1 bài toán như sau: Có 12 con gà, mẹ mua thêm 2 con gà . Hỏi có tất cả mấy con gà ? 
- Bài toán đã cho biết gì ? Bài toán hỏi gì Số con gà có tất cả là mấy con ? 
- Nhận xét, cho điểm:
.........................................................
2. Dạy học bài mới:
a) Giới thiệu bài: Giới thiệu bài, ghi bảng 
b) Giới thiệu cách giải bài toán và cách trình bày bài giải
- Yêu cầu mở sách giáo khoa trang 117
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài toán:
- Bài toán cho biết gì ? 
- Bài toán hỏi gì ? 
( giáo viên kết hợp ghi tóm tắt lên bảng ) 
 Tóm tắt 
 Có : 5 con gà 
 Thêm : 4 con gà
 Có tất cả ......con gà?
d) Hướng dẫn cách trình bày bài giải : 
- Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà, ta làm như thế nào ? 
- Số gà nhà An có tất cả mấy con ? 
- Căn cứ vào câu trả lời của học sinh , giáo viên hướng dẫn trình bày bài giải như sau : 
e) Kết luận và ghi nhớ : 
- Muốn giải 1 bài toán có lời văn ta cần phải thực hiện các bước như thế nào ? 
f) Thực hành:
Bài 1 : Đọc đề bài toán 
- Tìm hiểu đề . 
- Yêu cầu dựa vào bài giải cho sẵn để viết phép tính và đáp số . 
- GV khuyến khích HS nêu câu lời giải khác 
Bài 2 : hướng dẫn học sinh làm như bài 1 
3. Củng cố, dặn dò:
- Tổng kết bài học
- Nhận xét chung
- 2 em đọc đề, trả lời câu hỏi
- Đọc bài toán : 2 em . 
- Cho biết : Nhà An có : 5 con gà . 
 Mua thêm : 4 con gà 
- Hỏi : Nhà An có tất cả mấy con gà ? 
- Dựa vào tóm tắt , đọc lại đề: 3 em .
- Ta phải làm tính cộng: lấy 5 cộng 4 bằng 9 
- Số gà nhà An có tất cả là 9 con . 
- Vài em nhắc lại . 
 Bài giải: 
Số gà nhà An có tất cả là : 
 5 + 4 = 9 (con gà) 
 Đáp số: 9 con gà . 
1- Tìm hiểu bài 
2- Trình bày bài giải, gồm: 
Câu lời giải - Phép tính - Đáp số 
- 3 em đọc đề bài
- Học sinh vừa nêu vừa ghi số vào dấu chấm ở tóm tắt 
VD : Số bóng cả 2 bạn có là . 
- Vài em đọc bài giải , lớp tự kiểm tra 
- Học sinh tự ghi số vào tóm tắt , tự ghi lời giải, phép tính , đáp số . 
- Vài em đọc lại bài giải . 
 Bài giải 
 Số bạn tổ em có tất cả là : 
 6 + 3 = 9 ( bạn ) 
 Đáp số : 9 bạn 
- Đổi bài kiểm tra theo cặp .
-Theo dõi
Tiết 5:
Tự nhiên và Xã hội:
CÂY RAU
I. Mục tiêu:
- HS kể được tên và nêu ích lợi của một số cây rau
- HS chỉ được rễ, thân, lá, hoa của rau
- Kể tên các loại rau ăn lá, rau ăn thân, rau ăn củ, rau ăn quả, rau ăn hoa,...
- GDKNS: Nhận thức hậu quả không ăn rau và ăn rau không sạch
+ KNRQĐ: Thường xuyên ăn rau, ăn rau sạch
+ KN tìm kiếm và xử lí thông tin về cây rau
+ Phát triển KN giao tiếp thông qua các hoạt động học tập
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên và học sinh đều đem theo 1 số loại rau đến lớp
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
2. Dạy học bài mới:
a) Giới thiệu bài: (Ghi đề bài)
b) Các hoạt động chủ yếu: 
Hoạt động 1: Quan sát cây rau 
- Chỉ ra: rễ, thân, lá của cây rau mà em mang đến lớp ? 
- Chỉ ra các bộ phận của cây rau có thể ăn được? Em thích ăn rau nào nhất ?
Kết luận : 
Có rất nhiều loại rau , song rau nào cũng có : Rễ , thân , lá 
- Hỏi: Em hãy kể tên một số cây rau ăn lá? Ăn quả? Ăn củ?...
Hoạt động 2 : Làm việc với sách giáo khoa 
- Yêu cầu HS quan sát tranh , trả lời câu hỏi . 
- Các bạn thường ăn loại rau nào ?
- Tại sao ăn rau lại tốt cho sức khoẻ ? 
- Trước khi dùng rau để làm thức ăn ta phải làm gì ? 
Kết luận: Ăn rau có lợi cho sức khoẻ, giúp ta tránh được bệnh táo bó , chảy máu chân răng 
Rau ở ruộng, vườn dính nhiều bụi đất và rau còn được bón phâ , bơm thuốc trừ sâu thuốc dưỡng Vì vậy ta phải rửa sạch rau trước khi dùng làm thức ăn. 
Hoạt động 3 : Trò chơi : Đố bạn rau gì?
- Giáo viên nêu cách chơi : mỗi nhóm cử 1 bạn lên bảng, 4 bạn đứng thành hàng ngang, bịt mắt lại . 
- 4 bạn khác lên đưa cho mỗi bạn đó 1 cây rau.
Hoạt động nối tiếp
- Giao nhiệm vụ : Mỗi nhóm mang 1 cây hoa đến lớp ( cây nhỏ ) 
- Tổng kết , tuyên dương .
- Hát bài tập tầm vông
-Thảo luận nhóm 2, giới thiệu cây rau mình đem đến lớp
+ Rau ăn lá như : bắp cải , xà lách , mồng tơ , bồ ngót  
+ Rau ăn lá và thân như : rau cải , rau muống...,
+ Rau ăn củ : cà rốt , củ dền , củ cải 
+ Rau ăn hoa : lơ , thiên lí , A – ti – sô
+ Rau ăn quả: cà chua, bí đỏ, bí đa , mướp , su su 
- Thảo luận nhóm 2
- Đại diện nhóm trình bày
 -Theo dõi
Hoạt động nhóm lớn . 
- 4 nhóm thực hiện theo yêu cầu . 
- 4 bạn đoán xem đó là rau gì ? ( có thể : sờ ngửi , vò lá  ) 
- Học sinh chơi 2 lần .
- Theo dõi để chuẩn bị cho bài học sau
Thứ ba ngày 22 tháng 01 năm 2013
Tiết 1, 2:
Đ/c Chiến dạy
Tiết 3, 4:
Học vần
BÀI 91: oa - oe
I. Mục tiêu:
- Học sinh đọc được oa , oe , hoạ sĩ , múa xoè; từ và đoạn thơ ứng dụng. 
- Viết được: oa , oe , hoạ sĩ , múa xoè
- Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề : Sức khoẻ là vốn quý nhất . 
- Viết đủ số dòng quy định trong vở Tập viết.
- GD HS ý thức học tập, yêu thích Tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng Tiếng Việt 1
- Tranh minh họa phần luyện nói
III. Các hoạt động dạy học:	 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra
- Nhận xét, cho điểm:
.......................................................
2. Dạy học bài mới:
a) Giới thiệu bài : Hôm nay học vần oa, oe 
b) Đánh vần , đọc trơn , phân tích 
- Ghi bảng : oa 
- Cho HS ghép vần oa
- Thêm âm h, dấu nặng 
- Cho HS đánh vầ, đọc trơn, phân tích tiếng
- Ghi bảng : hoạ 
- Người chuyên vẽ tranh gọi là gì ? 
- Ghi bảng : hoạ sĩ .
Vần oe ( Hướng dẫn tương tự ) 
- So sánh oe – oa 
c) Đọc từ ứng dụng 
- Kiểm tra đọc phần b
- Gắn từ lên bảng 
sách giáo khoa , chích choè, hoà bình, mạnh khoẻ 
d) HD viết bảng con:
- GV hướng dẫn 
 TIẾT 2 
3. Luyện tập: 
a) Đọc câu ứng dụng: 
- Yêu cầu mở sách giáo khoa bài 91 
- Luyện đọc câu ứng dụng 
b) Luyện viết : 
- Giáo viên viết mẫu, lưu ý nét lia bút, khoảng cách, tư thế 
c) Luyện nói : 
- Yêu cầu mở sách giáo khoa bài 91 .
- Đọc tên bài luyện nói 
- Luyện nói thành câu theo chủ đề 
4. Củng cố, dặn dò:
- Tổ chức trò chơi: Thi tìm tiếng, từ chứa vần oa, oe
- Khen ngợi, tổng kết 
- Về đọc lại bài cho tốt
- 3 em đọc: đầy ắp, đón tiếp, ấptrứng .
- 2 em đọc câu ứng dụng trong sách giáo khoa bài 90 . 
- Đánh vần, đọc trơn, phân tích vần 
- Ghép vần: oa 
- Ghép tiếng: hoạ . 
- Đánh vần, đọc trơn, phân tích tiếng 
- Họa sĩ
- Đọc trơn từ . 
- Đọc lại bài .
- HS so sánh
- Đọc bài
- Đọc trơn từng từ 
- Thi đọc cả 4 từ .
- Đọc toàn bài trên bảng 
- Viết vào bảng con oa, oe, hoạ sĩ, múa xoè
- Đọc cá nhân, đồng thanh 
- Viết vào vở . 
- Viết đủ số dòng quy định trong vở Tập viết.
- Quan sát tranh 4 vẽ gì ? 
- Thi nói thành câu . 
- Lớp chia thành 2 đội chơi
- Lắng nghe
Tiết 5:
Thủ công:
CÁCH SỬ DỤNG BÚT CHÌ, THƯỚC KẺ, KÉO
I. Mục tiêu:
- HS biết cách sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo
- Sử dụng được bút chì, thước kẻ, kéo
- GD HS ý thức học tập, cẩn thận khi sử dụng các dụng cụ trên
II. Đồ dùng dạy học:
-1 tờ giấy màu hình chữ nhật 
- Bút chì, thước kẻ, kéo
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: 
- Giới thiệu các đồ dùng
Hoạt động 2: 
a/ Hướng dẫn sử dụng bút chì : 
- Giáo viên mô tả bút chì:
- Hướng dẫn sử dụng: Cầm bút chì tay phải, khoảng cách giữa tay và đầu nhọn là 3 cm. Ngón cái, trỏ, giữa, giữ lấy thân bút. Các ngón còn lại làm điểm tựa. Di chuyển nhẹ nhàng trên giấy 
b/ Hướng dẫn sử dụng thước kẻ 
 ...  dụng trống nhỏ, song loan).
- HS thực hiện hát kết hợp trò chơi theo hướng dẫn.
- HS nghe GV giới thiệu chuỗi âm thanh bằng hình ảnh và âm thanh.
- HS tập nhân biết chuỗi âm thanh đi lên, đi xuống, đi ngang.
- HS thực hiên theo hướng dẫn.
- HS lắng nghe.
- Ghi nhớ.
Thứ năm ngày 24 tháng 01 năm 2013
Tiết 1, 2:
Học vần:
Bài 93: oan - oăn
I. Mục tiêu:
- Học sinh đọc được : oan, oăn, giàn khoan, tóc xoăn; từ và các câu ứng dụng 
- Viết được: oan, oăn, giàn khoan, tóc xoăn
- Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề : Con ngoan , trò giỏi 
- Viết đủ số dòng quy định trong vở Tập viết
- GD HS ý thức học tập, yêu thích Tiếng Việt
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng Tiếng Việt 1
- Tranh minh họa phần luyện nói
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra
- Nhận xét, cho điểm:
.
2. Dạy học bài mới:
a) Giới thiệu bài
b) Đánh vần, đọc trơn, phân tích 
- Ghi bảng : oan 
- Ghép vần oan
- Thêm âm kh vào vần oan.
- Ghi bảng: khoan 
- Tranh vẽ gì nào ? ( treo bảng hỏi ) 
- Giàn khoan để làm gì ?
- Ghi bảng: giàn khoan 
Vần oăn ( hướng dẫn tương tự ) 
- So sánh: oan – oăn 
c) HD viết bảng con:
- GV hướng dẫn
d) Đọc từ ứng dụng 
- Giáo viên gắn từ lên bảng : 
Phiếu bé ngoan , học toán
 khoẻ khoắn , xoắn thừng .
 TIẾT 2 
3. Luyện tập 
a) Đọc sách giáo khoa : 
- Yêu cầu mở sách giáo khoa bài 93 
b) Luyện viết : 
- Giáo viên viết mẫu , lưu ý nét lia bút , khoảng cách , tư thế .
c) Luyện nói : 
- Yêu cầu mở sách giáo khoa bài 93 . 
- Đọc tên bài luyện nói 
- Luyện nói thành câu theo chủ đề .
4. Củng cố, dặn dò:
- Tổ chức trò chơi: Thi tìm tiếng, từ chứa vần đang học
- Tổng kết tiết học , khen ngợi .
- 2 em đọc: quả xoài, khoai lang, hí hoáy, loay hoay
- 2 em đọc bài trong sách giáo khoa 
- Đánh vần, đọc trơn, phân tích vần
- Ghép vần: oan 
- Ghép tiếng: khoan 
- Đánh vần, đọc trơn, phân tích tiếng 
- Để khoan dầu lửa 
- Đọc trơn từ 
- Đọc lại bài 
- HS so sánh.
- HS viết bảng con: oan, oăn, giàn khoan, tóc xoăn
- Đọc thầm , tìm tiếng mới . 
- Đọc trơn từng từ . 
- Đọc trơn cả 4 từ .
- Thi đọc từ tiếp sức .
- Đọc lại toàn bài .
- Quan sát tranh 1 , 2 , 3 vẽ gì ? 
- Đọc thầm câu thơ . 
- Tìm tiếng mới . 
- Thi đọc thơ tiếp sức .
- Thi đọc cả hai trang 
- Viết vào vở .
- Viết đủ số dòng quy định trong vở Tập viết.
- Quan sát tranh 4 vẽ gì ? 
- Thi nói trước lớp 
- cả lớp chơi
- Chuẩn bị bài sau
Tiết 3:
Toán:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết giải bài toán có lời văn và trình bày bài giải.
- GD HS tính cẩn thận trong khi làm bài và tính toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng Toán 
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra
- GV nhận xét, cho điểm:
..................................................................
2. Dạy học bài mới:
Bài 1: Ycầu mở SGK /121 quan sát tranh vẽ
- Bài toán cho ta biết gì ? 
- Bài toán hỏi gì ? 
- GV cho hs trao đổi nhóm và trả lời miệng về câu lời giải của bài toán.
- GV kết hợp ghi bài giải đầy đủ lên bảng.
Bài 2 : Giáo viên hướng dẫn như bài 1, sau đó để các nhóm tự làm bài 
- GV theo dõi, giúp đỡ những nhóm còn chậm
Bài 3 : Giáo viên cho HS giải vào vở . 
- Giáo viên thu vở chấm bài , nhận xét. 
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn chuẩn bị tiết sau
- 1 em lên bảng viết: số có đơn vị đo cm
- 2 em đọc trên bảng con: số có đơn vị đo cm 
- 2 em đọc đề, quan sát tranh vẽ . 
- 1 em đọc tóm tắt, lớp điền số vào phần tóm tắt ( sau khi đã quan sát ) 
- 2 em đọc lại tóm tắt đầy đủ .
- Cho biết : Có : 12 cây chuối
 Thêm : 3 cây chuối 
- Hỏi : Có tất cả bao nhiêu cây chuối ? 
+VD: Số cây chuối có tất cả là 
 Trong vườn có số cây chuối là 
 Số cây chuối trong vườn có là  
- Theo dõi
+ Các nhóm tự làm bài, đọc bài giải của mình cho lớp nghe . 
 Bài giải 
 Số bức tranh trên tường có tất cả là : 
 14 + 2 = 16 ( bức tranh ) 
 Đáp số : 16 bức tranh 
 Bài giải 
 Số hình có tất cả là : 
 5 + 4 = 9 ( hình ) 
 Đáp số : 9 hình .
- Theo dõi
- Chuẩn bị bài sau
Tiết 4:
Đạo đức:
EM VÀ CÁC BẠN (TIẾT 2)
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết được: Trẻ em cần được học tập, vui chơi, và được kết giao bạn bè.
- Biết cần phải đoàn kết thân ái, giúp đỡ bạn bè trong học tập và trong vui chơi.
- Bước đầu biết vì sao cần phải cư xử tốt với bạn bè trong học tập và trong vui chơi
- Biết đoàn kết thân ái với bạn bè xung quanh.
- Biết nhắc nhở bạn bè phải đoàn kết thân ái, giúp đỡ nhau trong học tập và trong vui chơi.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Khởi động 
- GV bắt nhịp bài: Lớp chúng ta đoàn kết 
Hoạt động 2: Đóng vai theo bài tập 3 - SGK 
- Giáo viên chia lớp ra 3 nhóm, mỗi nhóm đóng 1 vai trong tranh 1, 3, 5, 6 bài tập 3 
Thảo luận chung: 
- Em cảm thấy như thế nào khi đóng vai ? 
- Em được cư xử tốt như thế nào ? 
- Em cư xử tốt với bạn như thế nào ? 
Kết luận: Cư xử tốt với bạn là đem lại niềm vui cho bạn và cho chính mình . Em sẽ được các bạn yêu quý và có thêm nhiều bạn. 
Hoạt động 3: Vẽ tranh chủ đề “Bạn em”
- Khen ngợi, tuyên dương . 
 Kết luận : Trẻ em có quyền được học tập , được vui chơi ; Có quyền được tự do kết giao bạn bè ; Muốn có nhiều bạn, em phải biết cư xử tốt khi cùng học , cùng chơi với bạn . 
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò 
- Thực hiện với bạn đúng như những gì đã học.
- Tổng kết tiết học .
- Hát vui và vỗ tay ; 2 lần .
- Thảo luận, phân vai trong nhóm 
- Đóng vai diễn trước lớp .
- HS trả lời
Hoạt động nhóm lớn
- Nêu yêu cầu thực hành
- Vẽ tranh vào giấy A4 do GV chuẩn bị sẵn . 
- Học sinh tiến hành vẽ theo nhóm . 
- Trưng bày sản phẩm 
- Nghe thực hiện
Thứ sáu ngày 25 tháng 01 năm 2013
Tiết 1, 2:
HỌC VẦN
BÀI 94: oang - oăng
I. Mục tiêu:
- Học sinh đọc được oang, oăng, vỡ hoang, con hoẵng; từ và đoạn thơ ứng dụng. 
- Học sinh viết được: oang, oăng, vỡ hoang, con hoẵng
- Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề : Áo choàng, áo len, áo sơ mi.
- Viết đủ số dòng quy định trong vở TV.
- GD HS ý thức học tập, yêu thích Tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng Tiếng Việt 1
- Tranh minh họa phần luyện nói
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra, ghi điểm:
.
- Nhận xét chung
2. Dạy học bài mới:
a) Giới thiệu bài
b) Giới thiệu vần oang 
- Ghi bảng vần: oang 
- Phân tích, ghép vần 
- Ghép tiếng có vần oang , đọc viết đúng từ có vần oang 
- Thêm âm h vào vần oang 
Ghi bảng: hoang
- Giáo viên ghi bảng từ: vỡ hoang 
- Trong từ “vỡ hoang’’ có tiếng và âm gì đã học ? 
Vần oăng ( hướng dẫn tương tự ) 
- So sánh vần oang – oăng .
c) HD viết bảng con:
GV hướng dẫn
d) Dạy từ ứng dụng: 
- Giáo viên gắn từ lên bảng 
- Giải nghĩa từ . 
- Trò chơi : Thi điền vần oang , oăng vào chỗ trống 
 TIẾT 2 
3. Luyện tập:
a) Luyện đọc: 
- Đọc bài ở tiết 1 
- Đọc câu ứng dụng 
- Giáo viên đọc mẫu 
b) Luyện viết: 
- Yêu cầu lấy vở tập viết 
- Đọc vần, từ cần viết 
c) Luyện nói: 
- Yêu cầu học sinh quan sát 
- Áo choàng (áo len, áo sơ mi) thường mặc vào lúc nào ? 
4. Củng cố, dặn dò:
- Tổ chức trò chơi: Thi tìm nhanh từ có tiếng chứa vần mới học 
- Nhận xét tiết học.
- 3 em đọc từ: cây xoan, trò ngoan, băn khoăn, bài toán, tóc xoăn, khoẻ khoắn 
- 3 em đọc toàn bài 93
- Đọc trơn vần
- Có 3 âm: âm o, âm a, âm ng
- Ghép vần oang
- Đánh vần, đọc trơn vần oang 
- Ghép tiếng hoang 
- Đánh vần, đọc trơn tiếng hoang 
- Đọc trơn từ 
- Tiếng : vỡ, âm h , đã học 
- Viết bảng con : oang , hoang , vỡ hoang 
- HS so sánh
- HS viết vào bảng con: oang, oăng, vỡ hoang, con hoẵng
- Đọc trơn từ, tìm tiếng mới
- HS thi điền theo nhóm
- Đọc trên bảng, trong sách giáo khoa 
- Học sinh chỉ vào sách giáo khoa theo lời đọc của giáo viên 
- Đọc từng câu thơ 
- Tìm tiếng chứa vần trong bài thơ
- Thi đọc tiếp sức 
- Thi đọc cả đoạn thơ 
- Mở vở TV
- Đọc: 5 em, đồng thanh1 lần.
- Viết bài tập viết 
- Viết đủ số dòng quy định trong vở Tập viết
- Quan sát cái áo của bạn là áo gì ? 
- Quan sát áo trong hình vẽ ở SGK
- Nói lên từng kiểu áo đã quan sát . 
- Học sinh nêu và nói thành câu.
- Thi tìm tiếng mới
- Theo dõi
Tiết 3:
Toán:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết giải bài toán và trình bày bài giải; biết thực hiện cộng, trừ các số đo độ dài
- Làm BT 3
- GD HS ý thức học tập, tính cẩn thận khi làm bài.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng Toán 1 
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 học sinh giải bài toán trên bảng lớp (GV chuẩn bị sẵn đề)
- Nhận xét, cho điểm:
.
2. Dạy học bài mới:
Bài 1: Yêu cầu học sinh tự đọc đề bài , tự viết số vào phần tóm tắt , giải vào sách giáo khoa.
Bài 2: Yêu cầu học sinh tự đọc đề bài toán, giải vào vở rồi chữa bài 
Bài 3: Yêu cầu học sinh tự đọc yêu cầu , tự giải vào vở . 
Bài 4 : Yêu cầu học sinh tự đọc lệnh của bài. Giáo viên hướng dẫn mẫu trên bảng:
 2cm + 3cm = 
Lấy 2 + 3 = 5 , viết 5 rồi viết thêm đơn vị sau số 5. 2cm + 3cm = 5cm 
3. Củng cố, dặn dò:
- Thu vở chấm 1 số bài, nhận xét
- Tổng kết và tuyên dương 
- HS làm bài
- Nhận xét, sửa chữa
- Làm bài theo cặp . 
- Đổi bài kiểm tra . 
- 1 học sinh đọc bài giải .
- Nắm yêu cầu BT
- Nêu cách giải
- Làm vào vở, 1 em giải bảng lớp
- Từng bàn đổi bài và kiểm tra bài giải, theo trên bảng 
- Làm vào vở . 
- Chữa bài
- Làm bài
- Tự chữa bài
- Chuẩn bị bài sau
Tiết 4:
Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
THAM QUAN
I. Mục tiêu:
- HS hiểu được ý nghĩa danh lam thắng cảnh , di tích lịch sử địa phương 
- GD lòng yêu quê hương BẮC GIANG 
II. Nội dung 
- Cho HS kể về nhưng danh lam thắng cảnh của Bắc Giang mà các em đã từng đến thăm
- Hỏi HS về cảnh quan ở những nơi đó có gì đẹp, đáng tự hào.
- Từ đó rút ra những bài học để bảo vệ môi trường và thêm yêu quê hương Bắc Giang tươi đẹp
Tiết 5:
SINH HOẠT LỚP
I. Đánh giá lại các hoạt động trong tuần:
1. Nề nếp
2. Học tập 
3. Vệ sinh
4. Hoạt động khác
II. Kế hoạch tuần tới:
....

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 22 lop 1 20122013.doc