Thiết kế bài học khối lớp 1 - Tuần số 18 - Nguyễn Thị Mỹ Hà

Thiết kế bài học khối lớp 1 - Tuần số 18 - Nguyễn Thị Mỹ Hà

Chào cờ đầu tuần 18 (15 phút)

 * Tập hợp học sinh theo đội hình 3 hàng dọc trước lễ đài để tiến hành dự lễ chào cờ.

 Hoạt động tập thể

I. Mục tiêu:

 - Tiết tục tập hát múa bài: Đảng là mùa xuân.

 - Chơi trò chơi: Nhảy ô tiếp sức.

II. Hoạt động dạy học:

 

doc 31 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 702Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài học khối lớp 1 - Tuần số 18 - Nguyễn Thị Mỹ Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2009 Chào cờ đầu tuần 18 (15 phút)
 * Tập hợp học sinh theo đội hình 3 hàng dọc trước lễ đài để tiến hành dự lễ chào cờ.
 Hoạt động tập thể
I. Mục tiêu: 
 - Tiết tục tập hát múa bài: Đảng là mùa xuân.
 - Chơi trò chơi: Nhảy ô tiếp sức.
II. Hoạt động dạy học:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
10’
5’
1. Phần mở đầu:
+ Ổn định tổ chức: Lớp trưởng tập hợp lớp thành ba hàng dọc, điểm số báo cáo.
GV phổ biến nội dung buổi sinh hoạt.
+ Khởi động :
Vỗ tay và hát.
2.Phần cơ bản:
*Học múa bài: Đảng là mùa xuân.
- Cho HS tập từng động tác múa của bài hát.
- Tập hát múa theo từng câu hát.
- Tập hát múa nối tiếp các câu.
- Tập hát múa cả bài.
- Hát múa theo từng nhóm, tổ.
- GV nhận xét sửa sai.
- Gọi một số HS khá hát kết hợp với múa. GV nhận xét.
3. Phần kết thúc: 
- Lớp chơi trò chơi : Nhảy ô tiếp sức..
- GV nhận xét tiết sinh hoạt.
- Lớp tập hợp thành đội hình 3 hàng dọc.
- Vỗ tay và hát.
- Cả lớp tập hợp thành đội hình vòng tròn tập múa bài Đảng là mùa xuân.
- HS đọc lại lời ca bài hát.
- Tập hát múa theo từng câu.
- Tập hát nối tiếp các câu.
- Tập hát múa cả bài.
- Hát múa theo từng nhóm, tổ.
- HS khá hát kết hợp với múa.
- Lớp tập hợp thành đội hình vòng tròn để chơi trò chơi
- Tập hợp đội hình 3 hàng dọc.
Rút kinh nghiệm
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
. 
.Học vần: (Bài 73) it- iêt
 I.Mục đích yêu cầu: 
 Sau bài học học sinh biết:
 - Đọc và viết được :it, iêt, trái mít, chữ viết.
 - Đọc được câu ứng dụng : Con gì có cánh
 Mà lại biết bơi
 Ngày xuống ao chơi
 Đêm về đẻ trứng?
 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Em tô, vẽ, viết.
 II. Đồ dùng dạy học :
 Tranh minh họa trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học :
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
1’
3’
5’
4’
3’
5’
4’
5’
 1’
14’
8’
8’
3’
2’
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Học sinh đọc và viết: chim cút, sút bóng, sứt răng, nứt nẻ.
- 2 học sinh đọc câu ứng dụng .
- GV nhận xét ghi điểm.
3. Dạy bài mới:
 Tiết 1
 a. Giới thiệu:
- Hôm nay chúng ta học vần: it, iêt. Giáo viên viết bảng it, iêt.. Cho học sinh đọc.
b. Dạy vần : 
 it
 * Nhận diện vần: 
-Vần it được tạo nên từ i và t.
- Cho HS ghép vần it
- Cho học sinh so sánh it với ưt
* Đánh vần :
- Vần: 
 + Phát âm vần it
 + Hướng dẫn đánh vần: i– tờ - it. Đọc trơn it
 + Chỉnh sửa phát âm. 
- Tiếng và từ ngữ khóa.
 + Cho HS ghép tiếng mít
 +Vị trí của chữ øvần và dấu thanh trong tiếng khóa mít?
 +Đánh vần và đọc trơn tiếng, từ ngữ khóa.
 i – tờ - it
 mờ – it – mit- sắc - mít 
 trái mít
 Lưu ý chỉnh sửa phát âm nhịp đọc cho HS.
 *Viết: 
-Vần đứng riêng:
 +Viết mẫu it Cho HS viết bảng con.
-Tiếng và từ ngữ:
 +Viết mẫu: trái mít. Cho HS luyện viết bảng con.
 iêât
 * Nhận diện vần: 
-Vần iêt được tạo nên từ iê và t
- Cho HS ghép vần iêt
- Cho học sinh so sánh iêt với it
* Đánh vần :
- Vần: 
 + Phát âm vần iêt
 + Hướng dẫn đánh vần: i – ê- tờ - iêt. Đọc trơn iêt.
+ Chỉnh sửa phát âm. 
- Tiếng và từ ngữ khóa.
 + Cho HS ghép tiếng viết
 +Vị trí của chữ øvần và dấu thanh trong tiếng khóa viết?
+Đánh vần và đọc trơn tiếng, từ ngữ khóa.
i – ê- tờ - iêt 
vờ – iêt -viêt – sắc – viết.
chữ viết
*Viết: 
-Vần đứng riêng:
 +Viết mẫu iêt. Cho HS viết bảng con.
-Tiếng và từ ngữ:
+Viết mẫu: chữ viết
Cho HS luyện viết bảng con.
* Đọc từ ngữ ứng dụng:
 Cho 2 đến 3 HS đọc từ ngữ ứng dụng: con vịt, đông nghịt, thời tiết, hiểu biết.
 GV giải thích các từ này.
 GV đọc mẫu
 Tiết 2
c. Ổn định tổ chức.
d.Luyện tập:
-Luyện đọc 
+ Luyện đọc lại các âm ở tiết 1.
 Cho học sinh đọc lại toàn bộ bài trên bảng lớp, trong sách giáo khoa.
+ Đọc câu ứng dụng: 
 . Cho HS quan sát tranh minh họa và đọc câu ứng dụng.
 . Chỉnh sửa lỗi học sinh đọc câu ứng dụng.
 . Đọc mẫu câu ứng dụng.
- Cho HS đọc toàn bài.
-Luyện viết:
 Nêu yêu cầu viết . Cho HS viết vào vở :it, iêt, trái mít, chữ viết.
- Luyện nói:
 Nêu một số câu hỏi để học sinh luyện nói:
+Chủ đề luyện nói hôm nay là gì?
 Cho HS quan sát tranh và nói theo câu hỏi gợi ý.
+ Bức tranh vẽ gì?
+ Em hãy đặt tên cho các bạn trong tranh và giới thiệu bạn đang làm gì?
+ Theo em các bạn làm việc như thế nào?
+ Em thích nhất tô, vẽ hay viết? Vì sao?
+ Em thích vẽ cái gì nhất? Vì sao?
4.Củng cố:
 - Chỉ bảng hoặc SGK học sinh theo dõi và đọc theo.
- Cho học sinh chơi trò chơi. 
5.Nhận xét dặn dò:
- Nhận xét lớp học. 
- Dặn học sinh về nhà học lại bài . 
- Tìm chữ có vần vừa học.
- Xem trước bài 74: uôât, ươt
 - HS Đọc, viết các từ ứng dụng : chim cút, sút bóng, sứt răng, nứt nẻ.
- Đọc câu ứng dụng.
- Nghe giới thiệu.
- Học sinh đọc it, iêt.
- Ghép vần it
 - So sánh:
 Giống: kết thúc bằng t
Khác: it bắt đầu bằng i
- HS phát âm it
 -Luyện đánh vần: i – tờ - it
 ( cá nhân, nhóm, lớp). Đọc trơn it
- Ghép tiếng mít
- m đứng trước it đứng sau, dấu sắc ở trên âm i.
- Đánh vần và đọc trơn tiếng, từ ngữ khóa theo ( cá nhân, nhóm, lớp) xuôi, ngược không theo thứ tự.
- Luyện viết bảng con it
- Luyện viết bảng con trái mít
 - Ghép vần iêt
- So sánh: 
Giống: kết thúc bằng t.
Khác: iêt bắt đầu bằng iê
 - HS phát âm.
 - Luyện đánh vần i – ê- tờ - iêt.( cá nhân, nhóm, lớp). Đọc trơn iêt
- Ghép tiếng viết
- v đứng trước iêt đứng sau, dấu sắc ở trên âm ê.
 - Đánh vần và đọc trơn tiếng, từ ngữ khóa theo ( cá nhân, nhóm, lớp)
- Luyện viết bảng con iêt
 - Luyện viết bảng con chữ viết.
- Đọc từ ngữ ứng dụng: con vịt, đông nghịt, thời tiết, hiểu biết.
- Nghe đọc mẫu.
- HS đọc lại .
-Đọc bài trên bảng lớp và trong SGK 
- Quan sát tranh minh họa.
- Đọc câu ứng dụng(cá nhân, nhóm,lớp )
- Nghe đọc mẫu.
- Đọc lại câu ứng dụng.
- HS đọc toàn bài.
- Viết vào vở tập viết: it, iêt, trái mít, chữ viết.
- Em tô,vẽ, viết.
- Các bạn đang tô, vẽ, viết.
- Học sinh đặt tên và giới thiệu.
- Đọc lại bài.
- Chơi trò chơi.
- Lắng nghe giáo viên nhận xét.
Rút kinh nghiệm
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
---------–&—----------
Đạo đức: (Tiết 18) Thực hành kĩ năng cuối học kì I 
 I. Mục tiêu: 
 - Học sinh biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong gia đình.
 - Học sinh biết đứng nghiêm trang khi chào cờ.
 - HS biết thực hiện đi học đều và đúng giơ.
 - HS có ý thức giữ trật tự khi ra vào lớp và khi ngồi học.
II. Tài liệu và phương tiện:
Phần thưởng cho cuộc thi”Xếp hàng ra vào lớp”
 III. Các hoạt động dạy học:	 
Tg
Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của HS
2’
3’
1’
7’
7’
5’
2’
3’
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Đi học đều có lợi gì?
+ Tác hại của mất trật tự trong giờ học?
- GV nhận xét.
3. Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài: Giới thiệu bài ghi đề.
b.Các hoạt động:
 * Hoạt động 1 : Cho HS thực hành chào cờ.
- GV Mời một học sinh thực hành chào cờ.
- Cho cả lớp nhận xét.
- Cho cả lớp thực hành chào cờ.
 - Cả lớp trao đổi , thảo luận:
GV nhận xét. 
* Hoạt động 2: Thi xếp hàng ra vào lớp giữa các tổ. 
- Giáo viên nêu yêu cầu thi xếp hàng ra vào lớp:
+ Tổ trưởng biết điều khiển các bạn . ( 1 điểm )
+ Ra, vào lớp không chen lấn xô đẩy. ( 1 điểm )
+ Đi cách đều nhau, cầm hoặc đeo sách gọn gàng.( 1 điểm )
 + Không kéo lê giày dép gây bụi, gây ồn. 
(1 điểm)
- Tiến hành cuộc thi
- Ban giám khảo nhận xét, cho điểm, công bố kết quả và khen thưởng các tổ khá nhất.
* Hoạt động 3 Thảo luận cả lớp.
+ Đi học đều có lợi gì?
+ Cần phải làm gì để đi học đều và đúng giờ?
4. Củng cố:
-HS nhắc lại tên bài học.
5. Nhận xét dặn dò: 
- Nhận xét lớp học. 
 - Dặn HS xem lại các bài tập .
- Nghe giảng bài đầy đủ...
- Bản thân không được nghe giảng bài, không hiểu bài. Làm mất thời gian của cô giáo. Làm ảnh hưởng đến các bạn xung quanh.
- Một học sinh thực hành chào cờ. 
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
- Cả lớp thực hành chào cờ.
- Trao đổi và và thảo luận: Khi chào cờ cần phải đứng nghiêm trang không quay ngang, quay ngửa, nói chuyện riêng. 
- Các tổ tiến hành thi xếp hàng ra vào lớp.
- Các tổ tiến hành thi.
- Nghe Ban giám khảo nhận xét.
-HS Thảo luận theo gợi ý của GV
-Thực hành kĩ năng giữa học kì I 
Rút kinh nghiệm
.................................. ...  ở tiết 1.
 Cho học sinh đọc lại toàn bộ bài trên bảng lớp, trong sách giáo khoa.
+ Đọc câu ứng dụng: 
 . Cho HS quan sát tranh minh họa và đọc câu ứng dụng.
 . Chỉnh sửa lỗi học sinh đọc câu ứng dụng.
 . Đọc mẫu câu ứng dụng.
-Luyện viết:
 Nêu yêu cầu viết . Cho HS viết vào vơ:û oc,ac, con sóc, bác sĩ.
- Luyện nói:
 Nêu một số câu hỏi để học sinh luyện nói:
+ Chủ đề luyện nói hôm nay là gì?
 Có thể gợi ý bằng các câu hỏi:
+ Tranh vẽ những gì?
+ Hãy kể những trò chơi được học trên lớp?
+ Em hãy kể những bức tranh đẹp mà cô giáo đã cho em xem trong các giờ học?
+ Em thấy cách học như thế có vui không?
4.Củng cố:
 Chỉ bảng hoặc SGK học sinh theo dõi và đọc theo
- Cho học sinh chơi trò chơi. 
5.Nhận xét dặn dò:
- Nhận xét lớp học. 
- Dặn học sinh về nhà học lại bài .Ôn tập để chuẩn bị kiểm tra. 
- 2 HS Đọc, viết các từ: chót vót, bát ngát, Việt Nam
- 2 học sinh đọc SGK .
- Nghe giới thiệu.
 - Học sinh đọc: oc, ac 
- Ghép vần oc
- So sánh:
 Giống: cùng có âm o ở đầu
Khác: oc có âm cuối là c
- HS phát âm oc
-Luyện đánh vần o – cờ – oc. ( cá nhân, nhóm, lớp). Đọc trơn oc
- Ghép tiếng sóc.
- s đứng trước oc đứng sau, dấu sắc trên chữ o
- Đánh vần và đọc trơn tiếng, từ ngữ khóa theo ( cá nhân, nhóm, lớp) xuôi, ngược không theo thứ tự.
- Luyện viết bảng con oc.
 - Luyện viết bảng con con sóc.
- Ghép vần ac
- So sánh: 
Giống: Đều kết thúc bằng c.
Khác: ac bắt đầu bằng a.
- HS phát âm.
 -Luyện đánh vần a - cờ - ac
( cá nhân, nhóm, lớp). Đọc trơn ac
- Ghép tiếng bác
 - b đứng trước ac đứng sau, dấu sắc trên chữ a
 - Đánh vần và đọc trơn tiếng, từ ngữ khóa theo ( cá nhân, nhóm, lớp)
- Luyện viết bảng con ưt.
- Luyện viết bảng con bác sĩ.
- Đọc từ ngữ ứng dụng hạt thóc, con cóc, bản nhạc, con vạc.
- Nghe đọc mẫu
- HS đọc lại .
- Đọc bài trên bảng lớp và trong SGK 
- Quan sát tranh minh họa.
- Đọc câu ứng dụng(cá nhân, nhóm,lớp )
- Nghe đọc mẫu.
- Đọc lại câu ứng dụng.
- Viết vào vở tập viết : oc, ac, con sóc, bác sĩ 
- HS luyện nói theo gợi ý của GV.
- Vừa vui vừa học.
- Đọc bài trong SGK
- Chơi trò chơi.
 Rút kinh nghiệm
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
---------–&—----------
Âm nhạc : (Tiết 18) Tập biểu diễn
I. Mục tiêu :
 - Tâập cho HS mạnh dạn tham gia biểu diễn bài hát trước lớp.
 - Qua trò chơi âm nhạc giúp cho các em phát triển khả năng nghe và nhạy cảm với tiết tấu trong âm nhạc.
 II. Chuẩn bị:
 -Nhạc cụ, tập đệm bài hát.
III. Các hoạt động dạy học :
Nội dung, thời gian
Hoạt động giáo viên
Hoạt động HS
1.Phần mở đầu: (5’)
 Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
2. Phần hoạt động:
 Hoạt động 1:(10’)
Tập biểu diễn.
Hoạt động 2: ( 10 ‘)
 Chơi trò chơi
3.Phần kết thúc:(5’)
Củng cố:
Dặn dò:
- Hai HS biểu diễn cá nhân bài: 
 Tiếng chào theo em
- Giới thiệu: Hôm nay chúng ta tập biểu diễn các bài hát đã học.
- Cho HS ôn lại các bài hát đã học theo lớp, nhóm, cá nhân.
 -GV tổ chức cho từng nhóm hoặc cá nhân lên biểu diễn trước lớp. Khi biểu diễn có kết hợp vận động phụ họa.
 - Từ một số bài hát giáo viên cho học sinh nghĩ ra các đôïng tác múa hoặc vận động phụ họa.
- GV cho từng nhóm thi đua thể hiện và chọn ra nhóm khá nhất để biểu dương.
- Tổ chức cho HS tham gia trò chơi như đã chuẩn bị.
- Cho vài nhóm hoặc cá nhân biểu diễn trước lớp.
- Nhận xét lớp học. 
- Dặn dò học sinh
- Biểu diễn cá nhân.
- Nghe giới thiệu
- HS ôn lại các bài hát đã học theo lớp, nhóm, cá nhân.
- Từng nhóm hoặc cá nhân lên biểu diễn trước lớp.
- Khi biểu diễn có kết hợp vận động phụ họa.
- Từng nhóm HS thảo luận nhóm nghĩ ra các đôïng tác múa hoặc vận động phụ họa.
- Từng nhóm thi đua biểu diễn
- HS tham gia trò chơi.
- Vài nhóm hoặc cá nhân biểu diễn trước lớp.
- Nghe nhận xét.
Rút kinh nghiệm
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
---------–&—----------
Thứ sáu ngày 18 tháng 12 năm 2009
Toán: (Tiết 72) Một chục. Tia số
I. Mục tiêu:
 *Giúp HS:
 - Nhận biết 10 đơn vị còn gọi là 1 chục. 
 - Biết đọc và ghi số trên tia số.
II. Đồ dùng học tập : 
- Tranh vẽ, bó chục que tính, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học :
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
1’
5’
5’
5’
5’
5’
2’
3’
 1.Ổn định tổ chức:
 2.Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 1 số HS thực hành đo bục giảng bằng bước chân, bàn học bằng gang tay.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu: 
Giới thiệu bài và ghi đề 
b.Giới thiệu một chục:
- Cho HS xem tranh ( SGK) đếm số quả trên cây và nói số lượng.
- Nêu: 10 quả còn gọi là 1 chục.
- Cho HS đếm số que tính trong 1 bó que tính và nói số lượng que tính. 
+ Hỏi:10 que tính còn gọi là mấy chục que tính?
- Nêu lại câu trả lời đúng của HS.
+ 10 đơn vị còn gọi là mấy chục?
- Ghi: 10 đơn vị = 1 chục.
+ 1 chục bằng bao nhiêu đơn vị?
c. Giới thiệu tia số:
- GV vẽ tia số rồi giới thiệu: Đây là tia số. Trên tia số có 1 điểm gốc là 0 ( được ghi số 0). Các điểm ( vạch) cách đều nhau được ghi số: mỗi điểm ghi một số theo thứ tự tăng dần.
( 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10)
 Có thể dùng tia số để minh họa việc so sánh các số.
d. Thực hành:
Bài 1: 
Cho HS nêu yêu cầu của bài.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 2: 
Cho HS nêu yêu cầu của bài.
- GV nhận xét
Bài 3: 
- Cho HS nêu yêu cầu của bài.
- GV nhận xét
4.Củng cố :
1 chục bằng bao nhiêu đơn vị?
 5. Nhận xét dặn dò :
- Nhận xét lớp học.
- Dặn HS về nhà thực hành đo.
- HS thực hành đo bục giảng bằng bước chân, bàn học bằng gang tay.
- HS xem tranh ( SGK) đếm số quả trên cây và nói số lượng: 10 quả.
- HS đếm số que tính trong 1 bó que tính và nói số lượng que tính: 10 que tính.
-10 que tính còn gọi là 1 chục que tính.
- 10 đơn vị còn gọi là 1 chục.
- 1 chục bằng 10 đơn vị.
- Vẽ thêm cho đủ 1 chục chấm tròn.
- HS làm bài, đổi vở chữa bài.
- Vẽ bao quanh 1 chục con vật.
- HS làm bài.
- Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số.
- HS làm bài trên bảng lớp và VBT.
- 1 chục bằng 10 đơn vị.
Rút kinh nghiệm
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
---------–&—----------
 Học vần: Kiểm tra định kỳ học kỳ I
 ( kiểm tra theo đề của trường)
Sinh hoạt lớp
 I. Mục tiêu:
 - Tổng kết hoạt động trong tuần 18. Nêu ra những ưu khuyết điểm.
 - Đề ra hoạt động tuần tới.
 II. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: ( 15’)Tổng kết hoạt động tuần 18
 - Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ.
 - Lớp trưởng có ý kiến bổ sung.
 - Giáo viên chủ nhiệm nhận xét:
 + Ưu điểm: 
 . Hầu hết các em đi học đúng giờ. Trật tự trong giờ học. Quần áo sạch đẹp. Đồ dùng học tập tương đối đầy đủ. 
 . Tham gia dọn vệ sinh trường lớp tốt.
 . Biết giúp đỡ bạn trong học tập.
 . Một số học sinh thuộc bài, chữ viết đẹp trật tự trong giờ học: Duy Tâm, Tiếp, Sang, Duyên, Chuyên...
 + Tồn tại:
 . Một số học sinh không mang đủ đồ dùng học tập: Lành, Đông, Chương, Cường...
 . Một số học sinh không trật tự trong giờ học: Đạt, Cường, Tiếp...
 . Một số HS không thuộc bài: Lành, Tuyền, Đạt, Cường...
 . Một số học sinh nghỉ học, đi học trễ do bị đau: Duy Tâm, Tuyền, Chinh... 
 . Tổ trực vệ sinh tốt.
 Hoạt động 2: (15’) Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới
 - Tiếp tục học hát múa hát bài : “ Đảng là mùa xuân”
- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra cuối học kì 1 vào ngày
 21, 22/ 12. ( 2 môn : Tiếng Việt và toán.)
- Chăm sóc cây xanh ở sân trường.
- Thực hiện an toàn giao thông.
- Trang phục theo mùa.
- Mượn sách và đọc sách ở thư viện.
- Phân công trực nhật: tổ 3.
- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ.
- Ý kiến của lớp trưởng.
- Nghe nhận xét của giáo viên.
- Thảo luận phương hướng hoạt động tuần tới
- Phân công thực hiện: Lớp trưởng cùng các thành viên trong lớp. 
- Phân công thực hiện:
Tổ trưởng tổ 3 và các thành viên trong tổ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 1(154).doc