Chuyên đề Nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc 4

Chuyên đề Nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc 4

Phân môn Tập đọc nói chung ( phân môn tập đọc lớp 4 nói riêng ) là môn học thực hành, nhằm hình thành cho học sinh các kỹ năng nghe, nói, đọc. Trong đó kỹ năng đọc đóng một vai trò quan trọng nhất.

Dạy tập đọc lớp 4 là rèn cho học sinh kỹ năng: đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu và đọc diễn cảm. Giáo dục cho học sinh lòng ham đọc sách, hình thành cho học sinh thói quen và phương pháp làm việc với văn bản, làm việc với sách. Qua đó làm giàu thêm kiến thức ngôn ngữ về đời sống và kiến thức văn học. Đồng thời phát triển ngôn ngữ và tư duy, giáo dục tư tưởng đạo đức, tình cảm thẩm mĩ cho các em. Ngoài ra phân môn tập đọc cũng góp phần tác động tích cực đến các môn học khác.

 

doc 4 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1117Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD – ĐT CÙ LAO DUNG
Trường tiểu học An Thạnh 2A
CHUYÊN ĐỀ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TẬP ĐỌC 4
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1/ Cơ sở xuất phát:
Phân môn Tập đọc nói chung ( phân môn tập đọc lớp 4 nói riêng ) là môn học thực hành, nhằm hình thành cho học sinh các kỹ năng nghe, nói, đọc. Trong đó kỹ năng đọc đóng một vai trò quan trọng nhất.
Dạy tập đọc lớp 4 là rèn cho học sinh kỹ năng: đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu và đọc diễn cảm. Giáo dục cho học sinh lòng ham đọc sách, hình thành cho học sinh thói quen và phương pháp làm việc với văn bản, làm việc với sách. Qua đó làm giàu thêm kiến thức ngôn ngữ về đời sống và kiến thức văn học. Đồng thời phát triển ngôn ngữ và tư duy, giáo dục tư tưởng đạo đức, tình cảm thẩm mĩ cho các em. Ngoài ra phân môn tập đọc cũng góp phần tác động tích cực đến các môn học khác.
2/ Thực trạng:
Thực trạng trong nhà trường chúng ta hiện nay, kỹ năng đọc của học sinh lớp 4 còn nhiều hạn chế. Phần lớn học sinh đọc chưa đảm bảo đựợc yêu cầu của chuẩn kiến thức, kỹ năng đặt ra. Khi đọc các em đọc chưa lưu loát, chưa diễn cảm, chưa thể hiện được lời nhân vật. Với thực trạng đó, tôi tự nghỉ phải làm gì để giúp các em học tốt phân tập đọc, đó là yêu cầu đặt ra cần giải quyết.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Như trên đã nói, yêu cầu của môn tập đọc là dạy cho học sinh các kỹ năng: nghe, nói, đọc. Dạy tập đọc là rèn cho học sinh các kỹ năng về (đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu và đọc diễn cảm ).
 Khi rèn kỹ năng đọc cho học sinh, giáo viên cần chú ý đọc mẫu cho tốt, đọc mẫu phải có tác dụng truyền cảm tới học sinh, phải thật sự làm mẫu để học sinh noi theo; ngoài ra kỹ năng đọc thầm hiểu văn bản của giáo viên phải thuần thục, hạn chế kết quả học sinh đọc hiểu văn bản.
 Khi rèn kỹ năng nghe cho học sinh giáo viên phải thật sự lắng nghe để dạy học sinh đọc đúng, đọc hay để giúp học sinh sửa sai hoặc trả lời câu hỏi trên lớp.
 Khi rèn kỹ năng nói cho học sinh giáo viên cần đặt câu hỏi rõ ý, tránh nêu câu hỏi rườm rà, gây cho học sinh khó hiểu.
Giáo viên cần khắc phục thói quen dạy học theo lối cũ, cần có nhiều đầu tư công sức để tìm ra những phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thích hợp cho từng bài dạy. Hạn chế giảng nhiều, nói nhiều trong tiết tập đọc khiến cho tiết học nặng nề. Cần phát huy tinh thần chủ động, tích cực của học sinh trong quá trình thực hành kỹ năng đọc.
 Muốn dạy tốt phân môn học này, giáo viên cần nắm được yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học, cần xác định rõ yêu cầu cơ bản cần đạt của bài dạy, linh hoạt khi vận dụng phương pháp sao cho phù hợp vớí từng nhóm đối tượng học sinh trong lớp.Giáo viên hạn chế sử dụng sách giáo viên một cách máy móc. Cần quan tâm khả năng tiếp cận còn hạn chế một số bộ phận học sinh trong lớp. Nghiên cứu trước phần mục tiêu cần đạt trong từng bài để có định hướng cụ thể cho tiết dạy và bài học để thành công trong phân môn Tập đọc thì giáo viên không thể coi bước nào quan trọng hơn bước nào trong tất cả hoạt động trên lớp. Nhiều giáo viên nghỉ rằng tiết dạy trên lớp phải cho học sinh học theo nhóm hoặc phải dùng phiếu học tập,trò chơi học tập thì mới là tiết học có đổi mới phương pháp dạy học. Từ cách nghĩ đó dẫn đến cách dạy nặng về hình thức. Cho học sinh làm việc theo nhóm nhưng giáo viên thiếu hướng dẫn, thiếu kiểm tra cụ thể nên không đem lại hiệu quả thiết thực cho từng học sinh, chưa tập trung vào việc dạy các kỹ năng cụ thể (đọc, nghe, nói ).
Với thực trạng hiện nay chúng tôi luôn sử dụng quan điểm tích cực hóa hoạt động của người học, trong đó giáo viên đóng vai trò người tổ chức các hoạt động cho học sinh, định hướng cho học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức một cách nhẹ nhàng..
Theo chương trình mới luyện đọc được đưa lên đầu và như đã nói trên dạy theo quan điểm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh là cho học sinh đọc mẫu: gọi học sinh khá giỏi có giọng đọc hay đọc mẫu cho cả lớp đọc thầm theo, thực hiện theo hai hình thức đọc ( đọc thành tiếng và đọc thầm) giáo viên lựa chọn những em có giọng đọc đúng và có khả năng đọc to, vì đọc đúng là tái hiện âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không có lỗi, thể hiện đúng hệ thống ngữ âm chuẩn.
Đối với loại bài văn xuôi: giáo viên cần luyện đọc đúng theo yêu cầu của chuẩn kiến thức đặt ra là chính. Phần đọc hiểu cảm thụ văn bản giáo viên không nên quá coi trọng.
Đối với loại bài văn kể truyện: giáo viên cần luyện đọc cho học sinh biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu truyện ( lời lẽ và tính cách của từng nhân vật ).
Đối với thể loại thơ: giáo viên hướng dẫn luyện đọc diễn cảm bài thơ, đọc đúng nhịp điệu bài thơ.
 Giáo viên chia đoạn bài dạy (hoặc học sinh chia tùy theo tình hình lớp, bài ).
 Luyện phát âm các từ khó – cách đọc theo cụm từ để có thể đọc lưu loát, dựa vào nghĩa, vào quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ để ngắt hơi cho đúng, khi đọc không được tách từ ra làm bài, việc dựa vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp sẽ giúp ta xác định ngắt nhịp đúng của các câu.
Ví dụ: Lá trầu / khô giữa cơi trầu
 Truyện Kiều / gấp lại trên đầu bấy nay
 ( Bài Mẹ Ốm)
Ví dụ : học sinh đọc kém do trình độ chưa đạt chuẩn, giáo viên cần kiên trì, giúp đỡ phụ đạo thêm không bỏ qua nhưng cũng không nôn nóng phải đọc tốt ngay tại lớp.
- Học sinh đọc chưa đạt yêu cầu do còn thiếu ý thức hoặc ảnh hưởng thói quen ( ê, a , liến thoáng)giáo viên cần chỉ rõ hạn chế và tìm cách giúp đỡ học sinh khắc phục kịp thời.
- Tùy theo từng bài để chia nhóm cho học sinh đọc, có thể đọc nhóm đôi, nếu là bài gồm hai đoạn hoặc bốn đoạn. Chia nhóm ba nếu là bài chia làm ba đoạn, chia nhóm năm nếu là bài gồm năm đoạn.
- Giáo viên đọc mẫu cần rõ ràng, diễn cảm đúng giọng điệu của bài.
- Tìm hiểu bài: giáo viên là người định hướng cho các em tìm hiểu bài bằng nhiều cách thức khác nhau: tạo điều kiện cho học sinh hoạt động tư duy, trả lời câu hỏi, trao đổi ý kiến trong nhóm, thực hiện nhiệm vụ báo cáo kết quả.
- Giáo viên nên hỏi những câu hỏi phù hợp theo từng trình độ hiểu biết của học sinh ( khá giỏi, TB, yếu).
Những khúc mắc mà học sinh thường vấp phải là luyện đọc diễn cảm.
Luyện đọc diễn cảm: là yêu cầu đặt ra khi đọc văn bản, văn chương, hoặc có các yếu tố của ngôn ngữ nghệ thuật. Đó là việc đọc thể hiện ở kĩ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường độ giọng để biểu đạt đúng ý nghĩ và tình cảm của tác giả gởi gấm trong bài đọc, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm: hướng dẫn các em hạ giọng hoặc cao giọng theo câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến. Nhằm gây hứng thú tự tin cho học sinh sẽ tạo nên sự hưng phấn khi học phân môn tập đọc .
Bằng những kinh nghiệm và biện pháp trên khi dạy Tập đọc 4 đã có những bước tiến rõ rệt, số lượng học sinh khá giỏi chiếm khá cao không có học sinh yếu về phân môn Tập đọc.
III. KẾT LUẬN:
Trong giảng dạy phân môn tập đọc đạt chất lượng cao, tổ có một số kinh nghiệm sau:
giáo viên xác định đúng mục tiêu bài dạy, từ đó lựa chọn phương pháp cho phù hợp với tình hình thực tế học sinh lớp mình.
Cần sử dụng tốt đồ dùng dạy học, kết hợp liên hệ thực tế nhằm gây hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập đạt hiệu quả cao nhất.
Khi giảng dạy cần cho học sinh tự tìm hiểu bài thông qua hình thức học nhóm.
Thường xuyên theo dõi giúp đỡ những em tiếp thu chậm, đồng thời tuyên dương những em học khá, khuyến khích những em học yếu.
Nắm rõ từng đối tượng học sinh, có biện pháp giúp đỡ phù hợp với những học sinh yếu,động viên, khuyến khích, khen ngợi kịp thời trước sự cố gắng của học sinh.
Thông qua thao giảng của khối, hội giảng của trường, học hỏi rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp.
Qua thực hiện chuyên đề không tránh khỏi thiếu xót, rất mong sự đóng góp nhiệt tình ở lãnh đạo và tập thể chuyên môn trường để tổ rút kinh nghiệm cho các chuyên đề tiếp theo.
 TM TỔ 4 – 5
 Tổ trưởng
 HUỲNH VĂN ĐỔI

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de TD 4.doc