Giáo án chuẩn kiến thức Tuần 14 - Lớp 1

Giáo án chuẩn kiến thức Tuần 14 - Lớp 1

Phân môn : Học vần

 Tiết : 1

 Bài : ENG -IÊNG

I) Mục tiêu:

 Học sinh đọc và viết được : eng , iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng .

 Đọc đúng các tiếng từ ứng dụng.

 Biết ghép âm đứng trước với các vần eng, iêng để tạo thành tiếng mới.

 Rèn đọc chính xác, trôi chảy, viết đúng chữ có vần eng, iêng.

 Thấy được sự phong phú của tiếng việt .

II) Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

 Tranh minh hoạ ở sách giáo khoa : Trống, chiêng, cái kẻng, củ riềng .

2. Học sinh:

 Sách, bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt .

III) Các hoạt động dạy và học:

 

doc 38 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 399Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chuẩn kiến thức Tuần 14 - Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 Ngày dạy: Thứ hai , 30/11/2009 	 
 Phân môn : Học vần
 Tiết : 1
 Bài : ENG -IÊNG
Mục tiêu:
Học sinh đọc và viết được : eng , iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng .
Đọc đúng các tiếng từ ứng dụng.
Biết ghép âm đứng trước với các vần eng, iêng để tạo thành tiếng mới.
Rèn đọc chính xác, trôi chảy, viết đúng chữ có vần eng, iêng.
Thấy được sự phong phú của tiếng việt .
Chuẩn bị:
Giáo viên: 
Tranh minh hoạ ở sách giáo khoa : Trống, chiêng, cái kẻng, củ riềng .
Học sinh: 
Sách, bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt .
Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
HTĐB
* Hoạt động khởi động :
Kiển tra bài cũ: (5’) vần ung, ưng
Học sinh đọc bài sách giáo khoa .
Trang trái.
Trang phải.
Cho học sinh viết bảng con: cây sung, trung thu, củ gừng, vui mừng.
Nhận xét.
Dạy học bài mới:
GTB: (1’) vần eng- iêng
Hoạt động1:(15’) Dạy vần eng
Mục tiêu: Nhận diện được vần eng , biết cách phát âm và đánh vần tiếng có vần eng .
Cách tiến hành: 
Nhận diện vần:
Giáo viên viết vần eng.
Vần eng được tạo nên từ những âm nào?
So sánh vần eng và ong.
Lấy và ghép vần eng ở bộ đồ dùng .
Phát âm và đánh vần:
Giáo viên phát âm mẫu: eng.
Vần eng đánh vần như thế nào?
Có vần eng , thêm chữ và dấu gì để có tiếng xẻng ?
Giáo viên viết bảng: xẻng.
 Nêu vị trí của chữ và vần trong tiếng xẻng .
Tiếng xẻng đánh vần như thế nào ?
Giáo viên treo tranh trong sách giáo khoa.
Tranh vẽ gì ?
Giáo viên chốt ý, ghi từ: lưỡi xẻng.
Đọc toàn phần vần eng.
Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh .
Hướng dẫn viết:
Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn viết. 
Viết eng: viết chữ e nối nét viết chữ ng.
lưỡi xẻng: viết chữ lưỡi, cách 1 chữ o viết tiếp chữ xẻng .
Hoạt động 2:(14’) Dạy vần iêng
Mục tiêu: Nhận diện được vần iêng, biết phát âm và đánh vần tiếng có vần iêng .
Quy trình tương tự như vần eng
 d) Hoạt động 3:(10’) Đọc tiếng từ ứng dụng
Mục Tiêu : Nhận ra vần, đọc trơn đúng từ ứng dụng: cái kẻng, xà beng, củ riềng, bay liệng .
Cách tiến hành: 
Giáo viên hỏi gợi mở, tranh , vật để rút từ luyện đọc .
Giáo viên ghi bảng từ ứng dụng
Giáo viên chỉ từ thứ tự và bất kỳ .
e/ Hoạt động cuối :(5’) Củng cố- dặn dò:
Đọc toàn bài trên bảng lớp .
Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh.
_ Giáo viên nhận xét tiết học.
 _ Hát chuyển tiết 2 .	
_ Lớp hát.
_ HS đọc bài và viết bài theo yêu cầu.
Học sinh quan sát .
Từ những âm e và ng.
+ Giống nhau: kết thúc là ng
+ Khác nhau: eng bắt đầu là e, ong bắt đầu là o.
Học sinh thực hiện .
- HS luyện phát âm.
Học sinh đánh vần: e- ngờ –eng.
Thêm chữ x và dấu hỏi . HS ghép xẻng.
- HS đọc trơn 
X đứng trước, eng đứng sau, dấu hỏi trên e.
Học sinh đánh vần : xờ-eng-xeng-hỏi-xẻng.
Học sinh quan sát .
Học sinh nêu .
Học sinh đọc từ vừa ghi.
Học sinh đánh vần và đọc trơn.
Học sinh quan sát 
Học sinh viết bảng con .
Học sinh viết bảng con :
Học sinh nêu.
Học sinh luyện đọc cá nhân, nhóm , lớp . ( Kết hợp tìm tiếng có chứa vần vừa học )
_ HS đọc.
_ Uốn nắn cách phát âm cho HS.
_ Luyện cho HS đọc trơn.
 Phân môn : Học vần
 Tiết : 2 
 Bài	: ENG -IÊNG
Mục tiêu:
Đọc rõ ràng chôi chảy câu ứng dụng : 
Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : ao , hồ , giếng
Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề : Ao , hồ, giếng.
Viết đúng vần từ ở vở tập viết .
Đọc trơn, nhanh, đúng câu ứng dụng.
Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng, đẹp, biết ước lượng khoảng cách tiếng với tiếng.
Rèn chữ để rèn nết người.
Tự tin trong giao tiếp .
Chuẩn bị:
Giáo viên: 
Sách giáo khoa .
Học sinh: 
Vở tập viết, sách giáo khoa .
Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
HTĐB
Giới thiệu bài :(1’) Chúng ta học tiết 2.
Dạy học bài mới :
Hoạt động 1:(13’) Luyện đọc
Mục tiêu : Đọc đúng từ tiếng, phát âm chính xác rõ ràng bài ở sách giáo khoa .
Cách tiến hành: 
Cho học sinh luyện đọc các vần vừa học ở tiết 1 .
Giáo viên cho HS xem tranh trong sách giáo khoa cho học sinh nêu nội dung .
Cho học sinh đọc câu ứng dụng:
Giáo viên chỉnh sửa lỗi cho học sinh.
Giáo viên đọc mẫu vâu ứng dụng.
à Giáo viên chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh.
Hoạt động 2: (11’) Luyện viết
Mục Tiêu : Học sinh viết đúng nét, đều, đẹp, đúng cỡ chữ .
Cách tiến hành: 
Nhắc lại tư thế ngồi viết
Giáo viên hướng dẫn viết .
Thu bài chấm , nhận xét .
Hoạt động 3: (6’)Luyên nói
Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên của học sinh theo chủ đề: Ao , hồ, giếng.
Cách tiến hành: 
Giáo viên cho HS quan sát tranh trong sách giáo khoa .
Tranh vẽ gì?
Em hãy chỉ đâu là cái giếng ?
Những tranh này đều nói về cái gì ?
Nơi em ở có ao, hồ, giếng không?
ao hồ, giếng có gì giống và khác nhau
Nơi em ở thường lấy nước ăn ở đâu ?
Theo em lấy nước ăn ở đâu thì vệ sinh?
Để giữ vệ sinh cho nước ăn, em và các bạn làm gì ?
d/ Hoạt động cuối : (4’) Củng co- Dặn dò :
 - Cho HS đọc lại bài .
Về nhà xem lại các vần đã học.
Tìm các vần đã học ở sách báo.
Chuẩn bị bài uông – ương.
Nhận xét tiết học .
Học sinh luyện đọc cá nhân .
Học sinh quan sát và nêu.
Học sinh đọc ,tìm tiếng có chứa vần vừa học.
Học sinh luyện đọc câu ứng dụng.
Học sinh nêu.
Học sinh viết vở.
Học sinh quan sát .
Học sinh nêu .
_ HS đọc .
_ Giúp HS đọc trơn.
_ Giúp HS viết đủ số dòng quy định.
 Môn	: Toán
 Tiết : 53
 Bài : PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 8
Mục tiêu:
Khắc sâu khái niệm về phép trừ .
Thành lập và thuộc bảng phép trừ trong phạm vi 8.
Biết làm tính trừ trong phạm vi 8.
Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ .
Yêu thích học toán, tính cẩn thận, trung thực
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Các nhóm mẫu vật có số lượng là 8 .
Học sinh :
Vở bài tập, bộ đồ dùng học toán.
Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HTĐB
* Hoạt động khởi động :
Kiểm tra bài cũ: (4’) Phép công trong phạm vi 8.
Cho học sinh đọc bảng cộng trong phạm vi 8.
Nhận xét .
2/ Dạy học bài mới :
a/ GTB: (1’) Phép trừ trong phạm vi 8.
Hoạt động 1: (10’)Thành lập và ghi nhớ bảng trừ
Mục tiêu: Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 8 .
Cách tiến hành:
Bước 1: Thành lập: 8 – 1 và 8 – 7
Có mấy hình, bớt đi một hình còn lại mấy hình?
Học sinh viết kết quả vào sách .
Giáo viên ghi bảng: 8 – 1 = 7
Yêu cầu học sinh quan sát, đọc bài toán từ hình vẽ (ngược lại)
Giáo viên ghi bảng: 8 – 7 = 1
Bước 2: Hướng dẫn học sinh tự lập các công thức còn lại .
Bước 3: Ghi nhớ bảng trừ
Xoá dần công thức .
Hoạt động 2: (25’) luyện tập 
Mục tiêu : Biết vận dụng các kiến thức đã học để làm bài tập, nắm được dạng bài làm và làm đúng .
Cách tiến hành:
 Bài 1 : Nêu yêu cầu của bài .
Dùng bảng trừ vừa lập để làm, lưu ý viết số thẳng cột .
 Bài 2 : Nêu yêu cầu của bài.
Giáo viên gọi từng học sinh đọc kết quả .
Nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
 Bài 3 : Tương tự bài 2 .
 + Phép tính có 3 chữ số , thực hiện như thế nào ?
Hướng dẫn nhận xét ở cột tính
 Bài 4 : Nêu yêu cầu bài .
Lưu ý học sinh có thể viết các phép tính khác nhau tuỳ thuộc vào bài toán đặt ra .
Giáo viên thu vở chấm và nhận xét
c/ Hoạt động cuối : (5’) Củng cố – dặn dò .
Cho học sinh đọc lai bảng trừ .
Nhận xét .
Ôn học thuộc bảng trừ, bảng cộng trừ trong phạm vi 8 .
Chuẩn bị bài luyện tập, xem trước các dạng bài .
Nhận xét tiết học .
_ Lớp hát .
_ HS đọc .
_ HS nhắc lại.
Có 8 hình, bớt đi 1 hình, còn 7 hình .
Học sinh viết .
Học sinh đọc .
Có 8 hình, bớt đi 7 hình, còn mấy?
Cá nhân : còn 1 hình .
Học sinh viết kết quả .
Học sinh đọc 2 phép tính .
Học sinh đọc lại bảng trừ .
Học sinh thi đua lập lại công thức đã xoá .
1/ Tính .
Thực hiên các phép tính theo cột dọc
Học sinh sửa bảng lớp .
8 8 8 8 8 8 8
1 2 3 4 5 6 7
7 6 5 4 3 2 1
2/ Tính :
Học sinh làm bài. 4 em sửa ở bảng lớp .
 1+7=8 2+6=8 4+4=8
 8-1=7 8-2=6 8-4=4
 8-7=1 8-6=2 8-8=0
3/ Tính :
 + Thực hiện từ trái sang phải .
 + Học sinh làm bài .
 8–4=4 8–8=0
 8-1-3 = 4 8 -0=8
 8-2-2 = 4 8+0=8
Học sinh quan sát từng cột tính
4/ Học sinh nêu : Viết phép tính thích hợp .
Học sinh quan sát tranh và đặt đề toán sau đó viết phép tính tương ứng với đề ra.
Học sinh làm.
Học sinh nêu phép tính.
 8-4=4
 5-2=3
 8-3=5
 8-6=2
Đọc lại bảng trừ.
_ Giúp HS học thuộc công thức tại lớp .
_ Giúp HS giải hết các bài tập tại lớp .
 Môn : Đạo đức
 Tiết : 14
 Bài 7 : ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ (Tiết 1)
I/ Mục tiêu:
 _ Nêu được thế nào là đi học đều và đúng giờ .
Học sinh biết lợi ích của việc đi học đều và đúng giờ .
Biết được nhiệm vụ của HS là phải đi học đều và đúng giờ .
Học sinh thực hiện tốt việc hằng ngày đi học đều và đúng giờ .
Giáo dục học sinh có ý thức đi học đều và đúng giờ 
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh vẽ ở bài tập 1 .
Học sinh: 
Vở bài tập đạo đức .
III/ Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
HTĐB
* Hoạt động khởi động :
Kiểm tra bài cũ: (3’) Nghiêm trang khi chào cờ (Tiết 2).
Khi chào cờ cần phải như thế nào ? 
Thực hành khi chào cờ.
Nhận xét .
2/ Dạy học bài mới:
 a/ GTB:(1’) Đi học đều và đúng giờ ( Tiết 1 )
b/ Hoạt động 1: Quan sát tranh ở bài tập 1 .
Mục tiêu: (7’) Nhìn tranh và nêu được nội dung tranh .
Cách tiến hành:
Bước 1:
Cho học sinh xem tranh bài tập 1
Bước 2:
Cho học sinh trình bày ý kiến .
Bước 3:
Vì sao Thỏ nhanh nhẹn lại đi học muộn ?
Còn Rùa chậm chạp nhưng lại đi học đúng giờ ?
Qua câu chuyện em thấy bạn nào đáng khen .
à Kết luận: Bạn Rùa đáng khen em bắt chước giống bạn Rùa.
c/ Hoạt động 2:(11’) Đóng vai theo tình huống trước giớ đi học ( bài tập 2)
Mục tiêu: Học sinh thể hiện được nội dung tranh .
Cách tiến hành:
Bước 1:
Cho 2 em ngồi cạnh nhau làm thành 1 nhóm đóng vai 2 nhân vật trong tình huống .
Bước 2:
Cho học sinh lên đóng vai trước lớp .
Nếu em có mặt ở đó em sẽ nói gì với bạn ?
à Kết luận: Các em cần phải đi học đúng giờ 
d/ Hoạt động 3:(6’) Liên hệ thực tế
Mục tiêu: Phân biệt được hành động đúng sai .
Cách tiến hành:
Bạn nào ở lớp luôn đi học đúng giờ ?
Kể các việc cần làm để đi học đúng giờ .
à Kết luận: Được đi học là quyền lợi của các em. Nó giúp em thực hi ... uyện đọc cá nhân, kết hợp tìm tiếng có chứa vần vừa học.
Học sinh đọc .
_ Uốn nắn cách phát âm cho HS.
_ Nhắc nhở tư thế ngồi viết.
 Phân môn : Học vần
 Tiết : 2 
 Bài : INH – ÊNH 
Mục tiêu:
Đọc được câu ứng dụng : 
Cái gì cao lớn lênh khênh
Đứng mà không tựa, ngã kềnh ngay ra ?
 _ Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Máy cày, máy nổ, máy khâu, máy tính.
Luyện nói 2-4 câu theo chủ đề: Máy cày, máy nổ, máy khâu, máy tính.
Đọc trơn nhanh câu ứng dụng và làm quen với chữ C, Đ để biết: khi nào vần viết hoa.
Rèn cho học sinh kỹ năng viết đúng, đẹp, biết ước lượng khoảng cách tiếng với tiếng.
Rèn chữ để rèn nết người.
Tự tin trong giao tiếp .
Nắm được công dụng 1 số loại máy, bảo vệ.
Chuẩn bị:
Giáo viên: 
Sách giáo khoa .
Học sinh: 
Vở tậpviết.
Sách giáo khoa.
Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
HTĐB
1/ Giới thiệu bài: (1’) Chúng ta học tiết 2.
2/ Bài mới bài mới :
Hoạt động 1: (12’)Luyện đọc
Mục tiêu : Đọc đúng từ tiếng, phát âm chính xác rõ ràng bài ở sách giáo khoa , bảng lớp.
Cách tiến hành:
Giáo viên hướng dẫn đọc lại vần ở tiết 1.
Giáo viên cho HS xem tranh trong sách giáo khoa.
Tranh vẽ gì ?
Giáo viên ghi câu ứng dụng:
Cái gì cao lớn lênh khênh
Đứng mà không tựa, ngã kềnh ngay ra ?
- Yêu cầu HS giải câu đố.
Đọc thầm câu ứng dụng: tìm tiếng có vần inh-ênh.
Cho HS luyện đọc.
* Giáo viên chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh.
Hoạt động 2: (11’) Luyện viết
Mục Tiêu : Học sinh viết đúng nét, đều, đẹp, đúng cỡ chữ .
Cách tiến hành:
Nhắc lại tư thế ngồi viết.
Giáo viên hướng dẫn viết.
_ Thu bài chấm, nhận xét.
Hoạt động 3: (6’)Luyên nói.
Mục tiêu: Phát triển lời nói tự nhiên của học sinh theo chủ đề: Máy cày, máy nồ, máy khâu, máy tính.
Cách tiến hành:
Giáo viên treo tranh trong sách giáo khoa .
Tranh vẽ gì?
Em nhận ra trong tranh này có những máy gì mà em biết ?
Máy cày dùng để làm gì? thường thấy ở đâu 
Máy nổ dùng làm gì ?
Máy khâu dùng làm gì , còn gọi tên gì khác ?
Máy tình dùng làm gì ?
Em còn biết những máy gì nữa? chúng làm gì ?
d/ Hoạt động cuối : (5’)Củng cố- Dặn dò.
 - Cho HS đọc lại bài.
Về đọc và viết bảng từ có mang vần inh – ênh.
Chuẩn bị bài ôn tập.
Nhận xét tiết học.
Học sinh luyện đọc .
Học sinh quan sát .
Học sinh nêu.
- Cây thang.
Học sinh nêu: lênh, khênh, kềnh.
- HS đọc cá nhân, nhóm , lớp.
Học sinh nêu.
Học sinh quan sát .
Học sinh viết vở từng dòng theo hướng dẫn.
Học sinh quan sát .
Học sinh nêu .
Học sinh cử mỗi tổ 3 em lên thi .
Học sinh nhận xét .
Học sinh tuyên dương.
_ Rèn cách đọc trơn cho HS.
_ Giúp HS viết đủ số dòng quy định.
 Ngày dạy : Thứ sáu , 04/ 12 /2009
 Phân môn : Thủ công
 Tiết : 14
 Bài : GẤP CÁC ĐOẠN THẲNG CÁCH ĐỀU
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức:Hs biết cách gấp và gấp được các đoạn thẳng cách đều.
 2.Kĩ năng :Gấp được các đoạn thẳng cách đều nhanh và đẹp.
 3.Thái độ :Ham thích môn học.
II.Đồ dùng dạy học:
 -GV: +Mẫu gấp các nếp gấp cách đềy có kích thước lớn.
 +Qui trình các nếp gấp.
 -HS: +Giấy màu, giấy nháp, vở thủ công.
III.Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HTĐB
* Hoạt động khởi động .
1/ KTBC (2’): - Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của Hs.
 - Nhận xét.
2/ Dạy học bài mới : 
a/ Giới thiệu bài (1’): Ghi đề bài.
b/ Hoạt động1: (7’) Hướng dẫn quan sát và nhận xét:
- Mục tiêu: Cho hs quan sát mẫu gấp các đoạn thẳng cách đều.
- Cách tiến hành: Hs quan sát mẫu, nhận xét.
 + Em nhận xét gì về khoảng cách giữa các nếp gấp? So le hay chồng khít lên nhau?
c/ Hoạt động 2: (10’) Hướng dẫn mẫu cách gấp.
- Mục tiêu: Cho Hs quan sát cách gấp các đoạn thẳng cách đều.
- Cách tiến hành: Hướng dẫn mẫu. 
 + Gấp nếp thứ nhất:
 . Ghim tờ giấy màu lên bảng, mặt màu áp sát vào bảng.
 . Gấp mép giấy vào 1 ô theo đường dấu.
+ Gấp nếp thứ hai:
 . Lật mặt màu ra phía ngoài.
 . Gấp tiếp nếp thứ hai vào 1ô.
 + Gấp nếp gấp tiếp theo:
 . Phải gấp đúng 1ô.
 . Phải lật mặt giấy mỗi lần gấp vào.
- Kết luận: Nêu lại cách gấp các đoạn thẳng đều.
d/ Hoạt động 3 (15’): Thực hành:
- Mục tiêu: Hướng dẫn HS biết cách gấp được các đoạn thẳng đều.
- Cách tiến hành:
 + Gv nhắc lại cách gấp theo qui trình, có thể gấp đều vào 2ô để dễ gập.
 + Gv theo dõi, nhắc nhở các Hs yếu.
 + Hướng dẫn HS dán vào vở.
 + Chấm bài, nhận xét.
d/ Hoạt động cuối (5’): Củng cố, dặn dò:
 - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
 - Nhận xét tinh thần, thia độ học tập.
 - Dặn dò: chuẩn bị giấy vở Hs, giấy màu, hồ dán, 1 sợi chỉ để học bài: “ Gấp cái quạt”.
_ Cho lớp hát.
_ HS nhắc lại.
- Quan sát và trả lời câu hỏi (2Hs) 
-Quan sát trên tờ giấy màu được ghim trên bảng.
- Hs theo dõi các kĩ năng cách gấp.
- Hs rèn kĩ năng gấp trên giấy nháp, khi thành thạo thì gấp trên giấy màu.
- Trình bày sản phẩm vào vở.
- Dọn vệ sinh, lau tay.
- 2 Hs nhắc lại.
_ Gv giúp đỡ các em gấp chưa hoàn thành sản phẩm.
 Phân môn : Học vần
 Tiết : 1 
 Bài : ÔN TẬP 
Mục tiêu:
Học sinh đọc và viết một cách chắc chắn các vần vừa học có kết thúc bằng ng, nh
Đọc viết đúng từ ngữ và câu ứng dụng.
Học sinh biết ghép âm, tạo tiếng mới .
Rèn cho học sinh đọc đúng, viết đúng chính tả, độ cao, khoảng cách.
Viết đúng mẫu, đều nét, đẹp.
Yêu thích ngôn ngữ tiếng việt .
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Bảng ôn trong sách giáo khoa, sách giáo khoa .
Học sinh: 
Sách giáo khoa , bảng con, bộ đồ dùng tiếng việt .
Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HTĐB
* Hoạt động khởi động.
Kiểm tra bài cũ:(5’) vần inh – ênh .
Cho học sinh viết bảng con: buôn làng, ễnh ương, thông minh, bệnh viện.
Đọc bài trong sách giáo khoa .
Nhận xét .
Dạy học bài mới:
GTB:(1’) Ôn tập.
Hoạt động1: (6’) Ôn các vần vừa học
Mục tiêu: Đọc 1 cách chắc chắn các vần vừa học .
Cách tiến hành:
Nêu các âm đứng trước trong các vần đã học ở tuần qua.
Giáo viên ghi ở cột dọc.
Các vần đó có âm cuối là gì ?
Giáo viên ghi ở cột ngang.
Giáo viên chỉ chữ ở bảng cột ngang dọc.
* Giáo viên sửa sai cho học sinh.
Hoạt động 2: (15’)Ghép âm thành vần.
Mục tiêu: Học sinh biết ghép các âm với vần để tạo thành tiếng.
Cách tiến hành:
Hãy ghép âm ở cột dọc với cột ngang để được vần.
Giáo viên chỉ bảng.
Giáo viên chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh .
Hoạt động 3: (10’)Đọc từ ngữ ứng dụng
Mục tiêu: Học sinh đọc đúng các từ ngữ có trong bài: bình minh, nha rông, nắng chang chang.
Cách tiến hành:
Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý để rút ra các từ cần luyện đọc: 
bình minh
nhà rông
nắng chang chang
Giáo viên sửa lỗi phát âm.
Hoạt động 4: (8’)Luyện viết
Mục tiêu: Viết đúng quy trình, cỡ chữ từ ứng dụng.
Cách tiến hành:
Nêu tư thế ngồi viết.
Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn viết.
Bình minh: viết chữ bình, cách con chữ o viết chữ minh
Nhà rông: viết chữ nhà , cách con chữ o viết chữ rông
 _ Nhận xét sửa sai cho HS.
f/ Hoạt động cuối:(5’) Củng cố – Dặn dò.
 _ Cho HS đọc lại bài.
 _ Nhận xét tiết học.
 _ Hát chuyển tiết 2.
_ Lớp hát.
_ HS viết và đọc theo yêu cầu.
_ HS nhắc lại.
Học sinh nêu.
Am ng, nh.
Học sinh đọc âm.
Học sinh vừa chỉ vừa đọc.
Học sinh ghép trên bộ chữ rồi nêu vần , viết bảng
Học sinh đánh vần, đọc trơn.
Học sinh nêu .
Học sinh luyện đọc.
Học sinh nêu.
Học sinh viết bảng con.
_ HS đọc.
_ Ghép âm ở cột dọc với âm ở cột ngang để tạo vần.
_ Giúp HS viết đúng quy trình.
 Phân môn : Học vần
 Tiết : 2 
 Bài :ÔN TẬP 
Mục tiêu:
Học sinh đọc đúng từ ngữ và câu ứng dụng: 
Trên trời mây trắng như bông
Ơ dưới cánh đồng bông trắng như mây
Mấy cô má đỏ hây hây
Đội bông như thể đội mây về làng.
Nghe hiểu và kể lại theo tranh chuyện: Quạ và Công.
HS khá , giỏi kể được 2-3 đoạn truyện theo tranh.
Đọc trơn, nhanh tiếng từ, câu.
Viết đúng độ cao, và viêt liền mạch.
Rèn chữ để rèn nết người.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh vẽ minh họa các âu ứng dung, tranh minh hoa cho phần kể chuyện.
Học sinh: 
Vở tậpviết , sách giáo khoa.
III/ các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HTĐB
1/ Giới thiệu bài:(1’) Chúng ta sang tiết 2.
2/ Dạy học bài mới:
a/ Hoạt động 1: (16’) Luyện đọc.
Mục tiêu: Đọc đúng các từ ngữ trong bài ở sách giáo khoa .
Cách tiến hành:
Nhắc lại bài ôn ở tiết trước bảng ôn vần, từ ứng dụng.
Cho học sinh luyện đọc .
Giáo viên treo tranh trong sách giáo khoa.
Tranh vẽ gì?
* Giáo viên ghi câu ứng dụng: 
Đọc thầm bài ứng dụng và tìm tiếng có mang vần ôn tập .
Giáo viên đọc mẫu .
Giáo viên sửa sai cho học sinh 
b/ Hoạt động 2:(11’) Luyện viết .
Mục tiêu: Viết đúng quy trình, đều đẹp .
Cách tiến hành:
Nêu lại tư thế ngồi viết
Giáo viên hướng dẫn viết.
Giáo viên thu vở chấm
Nhận xét 
c/ Hoạt động 3:(12’) Kể chuyện .
Mục tiêu: Nghe hiểu và kể lại theo tranh chuyện kể: Quạ và Công.
Cách tiến hành:
Giáo viên treo từng tranh và kể.
 + Tranh 1: Qụa vẽ cho Công trước. Quạ vẽ rất khéo. Thoạt tiên nó dùng màu xanh tô đầu, cổ và mình Công. Rồi nó lại nhấn nha tỉa vẽ cho từng chiếc lông ở đuôi Công. Mỗi chiếc lông đuôi đều được vẽ những vòng tròn và được tô màu óng ánh rất đẹp.
 + Tranh 2: vẽ xong, Công còn phải xoè đuôi phơi cho thật khô
 + Tranh 3: Công khuyên mãi chẳng được. Nó đành làm theo lời bạn
 + Tranh 4: Cả bộ lông Quạ bỗng trở nên xám xịt, nhem nhuốc
 * Ý nghĩ: vội vàng, hấp tấp, lại thêm tính tham lam nữa thì chẳng bao giờ làm được việc gì
d/ Hoạt động cuối : (5’) Củng cố – Dặn dò.
Thi đua: nối chữ phù hợp.
Giáo viên nêu yêu cầu, thực hiện theo hiệu lệnh.
Nhận xét.
Về nhà đọc kỹ lại các bài, viết bảng con các bài vần ôn.
Chuẩn bị bài vần om – am .
Nhận xét tiết học.
 - HS nhắc lại.
Học sinh lần lượt đọc trong bảng ôn các từ ngữ ứng dụng, nhóm, bàn, cá nhân.
Học sinh quan sát .
Học sinh nêu .
Học sinh đọc thầm và nêu .
Học sinh luyện đọc.
Học sinh nêu .
Học sinh viết vở.
Học sinh nghe và quan sát tranh.
Học sinh thảo luận và nêu nội dung tranh.
Học sinh nhìn tranh và kể lại bất kỳ tranh nào 
Học sinh thi đua 3 tổ, cử đại diên lên nối tổ nào nối đúng và nhanh sẽ thắng 
Học sinh nhận xét 
Học sinh tuyên dương 
_Nhắc nhở tư thế ngồi viết.
_ HD HS nhìn tranh kể.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 14 hoaøn chinh.doc