Giáo án giảng dạy các môn học lớp 1 - Tuần 19 năm 2009

Giáo án giảng dạy các môn học lớp 1 - Tuần 19 năm 2009

Tiết 2, 3 :Học vần

ăc - âc

 I.MỤC TIÊU:

 - HS đọc và viết được : ăc, âc, mắc áo, quả gấc.

 - Đọc được từ, các câu ứng dụng trong bài.

 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: ruộng bậc thang.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Vật mẫu : mắc áo, quả gấc.

 - Thanh chữ gắn bìa hoặc gắn nam châm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 26 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 690Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy các môn học lớp 1 - Tuần 19 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 12 tháng 01 năm 2009
 Tiết 2, 3 :Học vần
ăc - âc
 I.MỤC TIÊU:
 	- HS đọc và viết được : ăc, âc, mắc áo, quả gấc.
	 - Đọc được từ, các câu ứng dụng trong bài.
 	- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: ruộng bậc thang.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Vật mẫu : mắc áo, quả gấc.
 	- Thanh chữ gắn bìa hoặc gắn nam châm. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
(Tiết 1)
Hoạt động của giáo viên
1.Kiểm tra bài cũ :
- GV gọi HS đọc bài 76.
- Cho HS viết : hạt thóc, con cóc.
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài :
* Vần ăc :Nhận diện : vần ăc được tạo nên từ mấy âm ?
- Có vần ăc muốn có tiếng mắc ta thêm âm gì và dấu gì ?
- GV giới thiệu tranh mắc áo.
* Vần âc :
- Nhận diện : vần âc được tạo nên từ mấy âm ?
- Có vần âc muốn có tiếng gấc ta thêm âm gì và dấu gì ?
- GV giới thiệu tranh vẽ quả gấc.
- So sánh 2 vần : ăc và âc
c
 ăc ă
 âc â
* Dạy từ ngữ :
- GV viết lên bảng 
 màu sắc giấc ngủ
 ăn mặc nhấc chân
* Viết
- GV viết mẫu trên khung ô ly phóng to vừa viết vừa nêu quy trình viết 
- Cho HS viết vào bảng con 
* Vần ưc : 
- GV cho HS nhận diện vần, đánh vần,
phân tích vần, tiếng có vần ưc
* viết:
- GV viết mẫu và hướng dẫn qui trình viết
- GV hướng dẫn và chỉnh sửa
(Tiết 2)
b.Luyện tập :
- Luyện đọc bài ở tiết 1.
- GV giới thiệu tranh thứ 3.
- GV luyện đọc cho HS : câu, đoạn.
- Luyện nói : theo chủ đề :
Ruộng bậc thang
- Luyện viết : GV viết : ăc, âc, mắc áo, quả gấc.
- Hướng dẫn làm bài tập.
- GV luyện đọc lại bài :
 + Luyện đọc phần bài tập.
3.Củng cố- Dặn dò:
- GV cho HS đọc bài ở SGK.
- Tìm tiếng mới.
- Nhận xét – nêu gương.
- Chuẩn bị hôm sau bài.
Hoạt động của học sinh
-HS đọc, viết bài.
- Tạo nên từ 2 âm ă và c.
- HS ghép ăc, đánh vần.
- Thêm âm m và dấu sắc.
- HS ghép mắc.
- Đánh vần : mờ-ắc-mắc-sắc-mắc.
- HS đọc trơn.
- Tạo nên từ 2 âm â và m.
- HS viết âc, đánh vần.
- Thêm âm g đứng trước vần âc và dấu sắc trên vần âc.
- HS viết gấc.
- HS đọc và tìm tiếng có vần âc. (gấc).
- Khác : ă, â.
- Giống : c.
- HS đọc thầm.
- HS đọc trơn thành tiếng.
- Tìm tiếng có vần vừa học : sắc, mặc, giấc, chân.
- HS đọc cá nhân – đồng thanh.
- Lớp theo dõi . Viết trên khuông để để định hình cách viết . 
+Viết trên bảng con .
+ HS nhận xét bài viết . 
- HS viết vào bảng con.
-Hs đọc bài
- HS nhận xét tranh.
- HS luyện đọc câu, đoạn.
- HS thi nhau luyện nói.
- HS viết vào bảng con.
- HS viết vào vở.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài rồi chữa bài.
 Cô gái của mẹ
 Cấy lúa trên lắc vòng
 Cái xắc mới ruộng bậc thang
- HS thi nhau luyện đọc.
- HS đọc cá nhân, tổ, tập thể.
- Thi nhau tìm.
- Bài 78.
Tiết 4:Toán
Mười một, mười hai
I.MỤC TIÊU:
	* Giúp HS nhận biết:
- Số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị.
- Số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị.
- Biết đọc viết các số đó. Bước đầu nhận biết số có hai chữ số.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bó 1 chục que tính và các que tính rời.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
1.Kiểm tra bài cũ :
 10 đơn vị bằng mấy chục ?
 1 chục bằng mấy đơn vị ?
2.Bài mới :
a.Giới thiệu số : 11
- GV cho HS lấy que tính.
- Hỏi : Được tất cả mấy que tính ?
- GV ghi bảng : 11
 Đọc là mười một
- Số 11 gồm một chục và 1 đơn vị.
- Số 11 có hai chữ số 1 được viết liền nhau
 b. Giới thiệu số 12.
- GV cho HS lấy que tính.
- GV: hỏi 1 bó chục que tính và 2 que tính rời được bao nhiêu que tính ?
- GV ghi bảng 12
+ Đọc là mười hai.
- Số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị.
- Số 12 có hai chữ số là chữ số 1 và chữ số 2 viết liền nhau, số 1 bên trái số 2 bên phải.
c.Hướng dẫn thực hành:
* Bài 1: 
-GV cho HS nhìn tranh rồi đếm số ngôi sao rồi điền số vào ô trống.
* Bài 2: 
-Vẽ thêm 1 chấm tròn vào ô trống có ghi 1 đơn vị, vẽ thêm chấm tròn vào ô trống có ghi 2 đơn vị.
- GVnhận xét, ổ sung.
* Bài 3: 
Dùng bút màu hoặc bút chì đen để tô 11 hình tam giác , 12 hình vuông.
* Bài 4: 
-Điền đủ các số vào dưới mỗi vạch của tia số.
3.C ủng cố – Dặn dò:
- Số 11 được ghi bằng mấy chữ số ? và gồm có mấy chục và mấy đơn vị.
- Số 12 gồm mấy chục và mấy đơn vị, số 12 được viết bằng mấy chữ số ?
- Nhận xét chung tiết học.
- Về làm bài tập ở vở bài tập và chuẩn bị bài hôm sau: Mười ba – Mười bốn.
Hoạt động của học sinh
- Hs nêu
- 1 bó que tính 1 chục và 1 que tính rời.
- 10 que tính và 1 tính rời là 11 que tính.
- HS nhắc lại
- HS lấy 1 bó (chục que tính) và 2 que tính rời.
- Mười que tính và 2 que tính rời là 12 que tính.
- HS điền vào ô trống các số:
 10 , 11 , 12
- HS làm bài rồi chữa bài.
- HS dùng bút màu gạch chéo các ô để tô.
- HS diền số vào dưới các vạch.
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 
- HS thi nhau trả lời.
-HS lắng nghe.
Thứ ba ngày 13 tháng 01 năm 2009
	Tiết 1: Toán
Mười ba, mười bốn, mười lăm
I.MỤC TIÊU:
	* Giúp HS nhận biết.
 - Số 13 gồm 1 chục và 3 đơn vị
 - Số 14 gồm 1 chục và 4 đơn vị
 - Số 15 gồm 1 chục và 5 đơn vị.
 - Biết đọc viết các số đó. Nhận biết các số có hai chữ số.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Các bó chục que tính và các que tính rời.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS trả lời câu hỏi:
+ Số 11 gồm mấy chục và mấy đơn vị
+ Số 12 gồm mấy chục và mấy đơn vị
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: 
 Mười ba, mười bốn, mười lăm.
* Giới thiệu số 13.
- GV viết đề bài.
- GV lấy 1 bó chục que tính và 3 que tính rời. Hỏi được tất cả bao nhiêu que tính ?
- GV ghi lên bảng : 13
+ đọc : mười ba.
- Số mười ba gồm một chục và ba đơn vị . Số 13 gồm hai chữ số là số 1 và 3 viết liền nhau từ trái sang phải.
* Giới thiệu số 14 và 15.
- GV lấy 1 bó chục que tính và 4 que tính rời. Hỏi được tất cả bao nhiêu que tính ?
- Mười que tính và bốn que tính là mười bốn que tính.
- GV ghi : 14
- Đọc : Mười bốn.
- Số 14 gồm một chục và 4 đơn vị.
- Số 14 gồm có hai chữ số là 1 và 4 viết liền nhau từ trái sang phải.
* Số 15.
- GV ghi 15.
- Đọc mười lăm
- Số 15 gồm một chục và 5 đơn vị.
- Số 15 gồm có hai chữ số là 1 và 5 viết liền nhau từ trái sang phải.
3.Hướng dẫn thực hành:
* Bài 1: 
a. GV cho HS tập viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn
b. Viết các số vào ô trống theo thứ tự tăng dần, giảm dần
* Bài 2: 
- GV cho HS đếm số ngôi sao ở mỗi hình rồi điền số vào ô trống.
* Baì 3 : 
- GV cho HS đếm số con vật ở mỗi tranh vẽ, rồi nối số thích hợp.
* Bài 4: 
- Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số theo thứ tự từ 0 đến 15.
4.Củng cố – Dặn dò:
- GV hỏi số 13,14,15 gồm mấy chục , mấy đơn vị, được viết như thế nào ?
- Nhận xét chung tiết họpc.
- Về nhà làm bài tập trong vở bài tập và chuẩn bị bài hôm sau: Mười sáu, mười bảy mười tám, mười chín.
Hoạt động của học sinh
- HS trình bày theo nội dung câu hỏi.
- Mười que tính và ba que tính là mười ba que tính.
- Mười ba.
+ HS nhắc lại
- Mười bốn que tính.
- Mười bốn.
- HS nhắc lại : Mười bốn.
- Mười lăm.
- HS nhắc lại
- HS viết :
+ Viết số: 10, 11, 12, 13, 14, 15
- HS lên bảng làm bài rồi chữa bài.
- HS điền số:
 13 14 15
- HS nối số thích hợp.
- HS Viết trên vạch của tia số
- HS thi nhau nói.
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
Tiết 2, 3 :	Học vần
uc - ưc
I.MỤC TIÊU:
 	- HS nhận biết được cấu tạo của vần: uc, ưc , trong tiếng trục, lực 
 - Phân biệt được sự khác nhau giữa vần uc, ưc để đọc viết đúng các vần các tiếng từ khoá: uc, ưc , cần trục, lực sĩ
 - Đọc đúng từ ứng dụng: máy móc, cúc vạn thọ, lọ mực, nóng nực
 - Đọc được câu ứng dụng: 
 Con gì mào đỏ
	Lông mượt như tơ
	Sáng sớm tinh mơ
	Gọi người thức dậy
 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ai thức dậy sớm nhất
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bộ đồ dùng dạy học Tiếng Việt 
 	- Tranh minh họa hoặc vật thật cho các từ ngữ khoá, câu ứng dụng, Phần
 luyện nói.
 - Bảng và bộ ghép chữ Tiếng Việt.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	(Tiết 1)
Hoạt động của giáo viên
1.Kiểm tra bài cũ.
- Cho HS viết bảng con: màu sắc
 giấc ngủ
- Gọi 2 HS đọc bài 77
- Nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: 
-Hôm nay các em tiếp 2 vần mới có kết thúc bằng âm c là: uc - ưc
- GV ghi bảng : uc - ưc
b.Dạy vần: 
* Vần uc 
- Nhận diện vần :
- Cho học sinh phân tích vần uc . 
- Tìm trong bộ chữ cái , ghép vần uc 
- Cho học sinh phát âm lại .
*Đánh vần :
 + Vần :
- Gọi HS nhắc lại vần uc 
- Vần uc đánh vần như thế nào ?
+ GV chỉnh sửa lỗi đánh vần .
- Cho HS hãy thêm âm tr và dấu nặng, ghép vào vần uc ể được tiếng trục
- GV nhận xét , ghi bảng : trục
- Em có nhận xét gì về vị trí âm tr vần uc trong tiếng trục ?
-Tiếng trục được đánh vần như thế nào?
+ GV chỉnh sửa lỗi phát âm 
- Cho học sinh quan sát tranh hỏi : 
 + Trong tranh vẽ gì ? 
 + GV rút ra từ khoá : cần trục
- GV ghi bảng
- Cho học sinh đánh vần , đọc trơn từ khoá 
- GV đọc mẫu , điều chỉnh phát âm
- So sánh 2 hai vần ưc và uc
c
 ưc : ư 
 uc : u 
 *Đọc từ ứng dụng: 
- GV ghi bảng : máy móc, cúc vạn thọ, 
 lọ m ... bảng con: gốc cây
 thuộc bài
- Gọi 2 HS đọc bài 79
- Nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: 
-Hôm nay các em tiếp 2 vần mới có kết thúc bằng âm c là: iêc , ươc
- GV ghi bảng : iêc, ươc
 b.Dạy vần: 
* Vần iêc
- Nhận diện vần :
- Cho học sinh phân tích vần iêc 
- Tìm trong bộ chữ cái , ghép vần iêc 
- Cho học sinh phát âm lại .
*Đánh vần :
 + Vần :
- Gọi HS nhắc lại vần iêc 
- Vần iêc đánh vần như thế nào ?
+ GV chỉnh sữa lỗi đánh vần .
- Cho HS hãy thêm âm x và dấu nặng, ghép vào vần iêc để được tiếng xiếc
- GV nhận xét , ghi bảng : xiếc
- Em có nhận xét gì về vị trí âm x vần iêc trong tiếng xiếc ?
-Tiếng xiếc được đánh vần như thế nào?
+ GV chỉnh sửa lỗi phát âm 
- Cho học sinh quan sát tranh hỏi : 
 + Trong tranh vẽ gì ? 
 + GV rút ra từ khoá : xem xiếc
- GV ghi bảng xem xiếc
- Cho học sinh đánh vần , đọc trơn từ khoá 
- GV đọc mẫu , điều chỉnh phát âm
 - So sánh 2 hai vần ươc và iêc
c
 ươc : ươ 
 iêc : iê 
*Đọc từ ứng dụng: 
- GV ghi bảng : cá diếc, công việc, 
 cái lược, thước kẻ
- Gọi học sinh đọc từ ứng dụng , nêu tiếng mới có vần iêc , ươc 
- GV giải thích từ ứng dụng :
- GV đọc mẫu và gọi HS đọc 
* Viết
- Gv viết mẫu trên khung ô ly phóng to vừa viết vừa nêu quy trình viết 
- Cho HS viết vào bảng con 
* Vần ươc : 
- GV cho HS nhận diện vần, đánh vần,
phân tích vần, tiếng có vần ươc
* viết:
- GV viết mẫu và hướng dẫn qui trình viết
- GV hướng dẫn và chỉnh sửa
 (Tiết 2)
3.Luyện tập :
* Luyện đọc : 
+ Cho học sinh đọc lại bài ở tiết 1 
+ Đọc lại từ ứng dụng trên bảng: 
+ GV chỉnh sữa lỗi cho HS 
- Đọc câu ứng dụng : 
+ Cho HS quan sát tranh minh hoạ câu ứng dụng để nhận xét . 
+ Tranh vẽ gì ?
+ Cho HS đọc câu ứng dụng dưới tranh. Quê hương là con diều biếc
	 Chiều chiều con thả trên đồng
 Quê hương là con đò nhỏ
	 Eâm đềm khua nước trên sông 
- Khi đọc bài này , chúng ta phải lưu ý điều gì ?
- GV đọc mẫu câu ứng dụng , gọi học sinh đọc lại , 
- GV nhận xét và chỉnh sửa
* Luyện nói theo chủ đề : 
 xiếc, múa rối, ca nhạc 
- Gọi Hs đọc câu chủ đề. 
- GV gợi ý bằng câu hỏi cho HS thi nhau luyện nói
* Luyện viết iêc, xem xiếc
 ươc, rước đèn
- GV cho HS viết vào vở tập viết : 
- GV theo dõi chỉnh sửa những em viết chưa đúng.
4.Cũng cố-Dặn dò :
- GV chỉ bảng , học sinh đọc lại các từ tiếng vừa học . 
- Tổ chức trò chơi: Tìm các từ tiếp sức
+ GV hướng dẫn luật chơi cho Hs thực hiện.
- Tuyên dương những em học tốt , nhắc nhở những em học chưa tốt 
- Về nhà học bài, xem trước bài 81
Hoạt động của học sinh
- HS cùng viết vào bảng con.
- 2 HS đọc bài.
+ Cả lớp chú ý 
- HS nhắc lại : iêc - ươc
- vần iêc được tạo bởi âm iêâ đứng trước và c đứng sau.
- Lớp ghép iê + cờ – iêc
- HS phát âm: iêc 
- iê – cờ – iêc 
- HS ghép : xiếc
- Âm x đứng trước, vần iêc đứng sau, dấu sắc trên ê
- xờ – iêc – xiêc – sắc - xiếc 
( cá nhân , nhóm , lớp đánh vần lầøn lượt )
- Tranh vẽ cảnh các bạn nhỏ đang xem voi diễn xiếc
- ô – cờ – ôc
- mờ – ôc – mốc – nặng - mộc 
 Thợ mộc
- HS lần lượt đọc: cá nhân, tổ, lớp
 - Giống: kết thúc bằng c, 
- Khác: ươc bắt đầu bằng ươ, iêc bắt đầu bằng iê.
- Gọi HS đọc và nêu tiếng có vần iêc, ươc
- Lớp lắng nghe GV giảng nghĩa từ 
- Cá nhân , nhóm , lớp đọc từ ứng dụng .
- Lớp theo dõi . Viết trên không để để định hình cách viết . 
+Viết trên bảng con .
+ Hs nhận xét bài viết . 
- HS nhận xét
- HS đọc cá nhân, nhóm.
- HS lần lượt đọc lại từ ứng dụng 
- Lớp quan sát tranh minh hoạ câu ứng dụng trả lời. 
- Tranh vẽ: Con đò trên sông, em bé thả diều
- HS đọc Cá nhân, nhóm, tập thể
- Ngắt nghỉ hơi khi hết câu
- HS đọc cá nhân, nhóm, tập thể
- HS đọc chủ đề luyện nói : 
 xiếc, múa rối, ca nhạc
- HS thi nhau luyện nói theo ý thích .
- HS viết vào vở.
- HS chia ra 4 nhóm và thực hiện trò chơi
-HS lắng nghe.
Tiết 4:TNXH
Cuộc sống xung quanh ta
I.MỤC TIÊU:
	* Giúp HS biết.
 - Quan sát và nói một số nét chính về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương.
 	- HS có ý thức gắn bó, yêu mến quê hương
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- các hình trong bài 18 – 19 SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
1.Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi: Cuộc sống, nghề nghiệp của những người xung quanh trường như thế nào ?
2.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: 
Cuộc sống xung quanh ta (T2)
b.Giảng bài:
*Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm với SGK
* Mục tiêu:
- HS biết phân tích 2 bức tranh trong SGK, để nhận ra bức tranh nào vẽ về cuộc sống ở nông thôn, bước tranh nào vẽ về cuộc sống ở thành phố.
Bước 1: 
-GV yêu càu HS xem 2 bức tranh ở bài 18 và 19 về cuộc sống ở thành phố và nông thôn.
- Yêu cầu HS đọc các câu hỏi và trả lời các câu hỏi.
Bước 2: GV gọi HS trả lời:
- Bức tranh ở trang 38, 39 về cuộc sống ở đâu ? Vì sao em biết ?
- Bức tranh ở trang 40 , 41 vẽ về cuộc sôùng ở đâu ? Vì sao em biết ?
ð Kết luận:
- Bức tranh ở bài 18 vẽ về cuộc sống ở nông thôn và bức tranh ở bài 19 vẽ về cuộc sống ở thành phố .
3.Củng cố– Dặn dò: 
- Liên hệ thực tế.
+ GV cho HS nêu một số nghề ở địa phương.
- Nhận xét chung tiết học
- Về xem lại bài, chuẩn bị bài hôm sau An Toàn giao thông
Hoạt động của học sinh
- Cuộc sống vất vả, họ làm nghề làm ruộng (cày cấy, trồng khoai, trồng rau, nuôi trâu bò .)
-HS lắng nghe.
- Mỗi HS lần lượt chỉ vào các hình trong hai bức tranh và nói về những gì em đã nhìn thấy. 
- Tranh 38, 39 vẽ cuộc sống ở nông thôn, Vì trong tranh có các bác nông dân đang cày ruộng, tưới cây, tưới rau.
- Tranh trong trang 40, 41 vẽ về cuộc sống ở thành phố. Tại vì trong tranh vẽ các nhà buôn bán hàng, hiệu sách , trên đường có xe cộ tấp nập, người đi lại đông đúc.
-HS lắng nghe.
- Làm ruộng
- Buôn bán.
- Thợ thủ công (làm đũa, sấy cau..)
- Nghề may.
-HS lắng nghe.
Thứ sáu ngày 16 tháng 01 năm 2009
Tiết 1,2: Tập viết
T17 - T18
tuốt lúa, con ốc, đôi guốc, cá diếc,...
I.MỤC TIÊU:
 	- HS viết đúng các chữ : h, k, l, g ,t , a, i , o , ô , a, n, m, u. Biết đặt các dấu thanh đúng vị trí
 	- HS viết đúng, đẹp, nhanh .
 - Rèn luyện tính cẩn thận, ngồi viết đúng tư thế khi viết bài
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Chữ mẫu phóng to : tuốt lúa, hạt thóc, con ốc,đôi guốc, cá diết
 - HS chuẩn bị bảng con , phấn , khăn bảng , viết, vở tập viết.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
1.Kiểm tra bài cũ.	
- Gọi 4 HS lên bảng viết : thanh kiếm, 
 âu yếm, xay bột, buôn làng, 
2.Bài mới.
a.Giới thiệu bài viết : T17, T18
- tuốt lúa, hạt thóc, con ốc,đôi guốc, cá diếc
- GV nêu nhiệm vụ yêu cầu của bài.
b.GV viết mẫu lên bảng: 
*GV hướng dẫn qui trình viết.
- GV cho hs xác định độ cao của các con chữ. Kết hợp hướng dẫn các nét tạo nên con chữ, chữ.
 + Chữ có độ cao 2 li.
 + Chữ có đôï cao 3 li
 + Chữ có độ cao 5 li
c.Thực hành :
- GV cho HS viết vào bảng con.
- GV chữa những lỗi sai.
GV cho HS viết vào vở tập viết
3.Củng cố - Dặn dò:
- GV thu một số vở chấm và chữa lỗi
- Nhận xét - nêu gương.
- Cho HS về nhà viết các dòng còn lại 
 - Chuẩn bị hôm sau bài. T 19, T 20.
Hoạt động của học sinh
- HS1: viết thanh kiếm
- HS2: viết âu yếm
- HS3: viết xay bột
- HS4: Viết buôn làng
- HS theo dõi
- a, o, ô , i, c, e, u, ư, n 
- t 
- h, b, g
- HS viết vào bảng con.
- HS viết vào vở tập viết.
-HS lắng nghe.
Tiết 3:Thủ công
Gấp mũ ca lô (Tiết 1)
I.MỤC TIÊU:
- Giúp HS biết cách gấp mũ ca lô bàng giấy.
- Gấp được và đẹp mũ ca lô bằng giấy .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
* GV : - 1 cái mũ ca lô gấp có kích cỡ lớn ( HS có thể đội được)
	 - 1 tờ giấy hình chữ nhật to .
* HS : - 1 tờ giấy màu có màu tuỳ chọn.
 - 1 tờ giấy vở HS
	 - Vở thủ công.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
1.Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: 
 Gấp mũ ca lô bằng giấy .
b.Giảng bài:
* Hướng dẫn HS quan sát
- GV cho HS xem chiếc mũ ca lô.
- Cho HS đội mũ để quan sát, gây sự hứng thú của HS .
- GV đặt câu hỏi để HS trả lời về hình dáng cvà tác dụng của mũ ca lô.
* Hướng dẫn mẫu:
- GV hướng dẫn thao tác gấp mũ.
- Gấp chéo tờ giấy hình chữ nhật.
- Gấp để tạo hình vuông.
- Gấp đường chéo để tạo hình tam giác.
- Gấp đôi hình tam giác, lấy dấu giữa, mở ra gấp một phần của cạnh bên sao cho phận mép giấy cách đều với cạnh trên và điểm đầu của cạnh đó chạm cạnh đường dấu giữa.
- Lật hình ra mặt sau và cũng gấp tương tự.
3.Thực hành:
- GV cho HS gấp trên giấy .
- GV theo dõi và giúp đỡ các em còn yếu.
4.Cũng cố – Dặn dò:
- GV cho HS nhắc lại cách gấp mũ ca lô.
- Nhận xét chung tiết dạy
- Về nhà gấp cho thành thạo, hôm sau thực hành gấp tại lớp .
Hoạt động của học sinh
- HS tự kiểm tra lại dụng cụ học tập.
- 1 HS đội mũ để các em khác quan sát.
- HS theo dõi để nhận biết cách gấp
- HS thực hành cách gấp mũ trên giấy.
- HS nhắc lại cách gấp mũ ca lô.
-HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 19.doc