Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 1

Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 1

THÁNG 9

 Chủ điểm: Truyền thống nhà trường

TÊN HOẠT ĐỘNG: NGHE VÀ THẢO LUẬN VỀ TRUYỀN

 THỐNG NHÀ TRƯỜNG.

I. YÊU CẦU GIÁO DỤC:

 1. Về nhận thức: Nắm được truyền thống nhà trường và ý nghĩa truyền thống đó.

 2. Về thái độ, tình cảm: Xác định trách nhiệm của bản thân trong việc phát huy truyền thống nhà trường.

 3. Về kĩ năng hành vi: Xây dựng kế hoạch học tập và hoạt động của cá nhân, của lớp.

II. NỘI DUNG – HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:

 1. Nội dung:

 - Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của trường.

 - Truyền thống của trường về học tập, rèn luyện đạo đức và các thành tích khác.

 2. Hình thức:

 - Trao đổi, thảo luận.

III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:

 1. Phương tiện họat động:

 a. Giáo viên chủ nhiệm:

 - Một vài số liệu chủ yếu về tổ chức nhà trường như: Tổng số Gv và cán bộ nhà trường, các tổ chức đoàn thể nhà trường, tên các thầy cô trong BGH, TPT, tổng số học sinh toàn trường.

 - Các tư liệu chủ yếu về truyền thống nhà trường như: Truyền thống học tập của nhà trường; Truyền thống hoạt động văn nghệ, TDTT, các thế hệ HS thành đạt, các thế hệ thầy cô có công với trường.

 - Một số câu hỏi để thảo luận:

 + Ngày thành lập trường là ngày nào?

 

doc 12 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 620Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THÁNG 9
 Chủ điểm: Truyền thống nhà trường
TÊN HOẠT ĐỘNG: NGHE VÀ THẢO LUẬN VỀ TRUYỀN 
 THỐNG NHÀ TRƯỜNG.
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC: 
 1. Về nhận thức: Nắm được truyền thống nhà trường và ý nghĩa truyền thống đó.
 2. Về thái độ, tình cảm: Xác định trách nhiệm của bản thân trong việc phát huy truyền thống nhà trường.
 3. Về kĩ năng hành vi: Xây dựng kế hoạch học tập và hoạt động của cá nhân, của lớp.
II. NỘI DUNG – HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
 1. Nội dung:
 - Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của trường.
 - Truyền thống của trường về học tập, rèn luyện đạo đức và các thành tích khác.
 2. Hình thức:
 - Trao đổi, thảo luận.
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
 1. Phương tiện họat động:
 a. Giáo viên chủ nhiệm:
 - Một vài số liệu chủ yếu về tổ chức nhà trường như: Tổng số Gv và cán bộ nhà trường, các tổ chức đoàn thể nhà trường, tên các thầy cô trong BGH, TPT, tổng số học sinh toàn trường.
 - Các tư liệu chủ yếu về truyền thống nhà trường như: Truyền thống học tập của nhà trường; Truyền thống hoạt động văn nghệ, TDTT, các thế hệ HS thành đạt, các thế hệ thầy cô có công với trường.
 - Một số câu hỏi để thảo luận:
 + Ngày thành lập trường là ngày nào?
 + Hiện nay trường ta có bao nhiêu thầy cô, bao nhiêu lớp?
 + BGH nhà trường hiện nay gồm những ai? TPT là ai?
 + Truyền thống nổi bật của trường ta là gì?
 + Trong năm học qua trường ta có những thành tích gì nổi bật?
 + Em sẽ làm gì để phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường?
 b. Học sinh:
 - Một số tiết mục văn nghệ.
 2. Tổ chức:
 - GVCN: 
 + Thông báo cho cả lớp về nội dung và hình thức hoạt động.
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
 1. Khởi động: Hát tập thể bài hát truyền thống của nhi đồng: Nhanh bước nhanh nhi đồng.
 a. Tuyên bố lí do: Các em thân mến! Để nắm được truyền thống cơ bản của nhà trường và ý nghĩa của truyền thống đó. Đồng thời để xác định trách nhiệm của mỗi học sinh chúng ta trong việc phát huy truyền thống nhà trường và xây dựng kế hoạch học tập và hoạt động của cá nhân, của lớp. Hôm nay chúng ta sẽ sinh hoạt về chủ đề “ Truyền thống nhà trường”. Đó là lí do của buổi sinh hoạt hôm nay.
 b. Giới thiệu chương trình hoạt động: Chương trình hôm nay gồm các nội dung sau:
 - Nghe giới thiệu.
 - Thảo luận.
 - Văn nghệ.
 2. Các hoạt động:
 a. Hoạt động 1: Nghe giới thiệu:
 GVCN giới thiệu về truyền thống nhà trường.
 b. Hoạt động 2: Thảo luận
 - Gv lần lượt nêu câu hỏi thảo luận.
 - Hs vận dụng những kiến thức vừa được nghe GVCN giới thiệu để trả lời.
 -Hs khác bổ sung.
 - Gv nêu đáp án: Trường Tiểu học EaH’Leo được tách ra từ trường Tiểu học Nguyễn Huệ Gồm có 18 cán bộ công nhân viên, và cô Võ Thị Đầm làm Hiệu trưởng , Thầy Nguyễn Văn Tân làm hiệu phó 
 c. Hoạt động 3: Văn nghệ.
 - Lần lượt học sinh lên biểu diễn các tiết mục văn nghệ mà các em đã chuẩn bị.
 - Gv và cả lớp cùng tuyên dương các bạn đã biểu diễn tốt.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
 - GVCN nhận xét kết quả hoạt động và dặn dò chương trình hoạt động lần sau.
_______________________________________________________________________
 THÁNG 10
Chủ điểm: Truyền thống nhà trường.
TÊN HOẠT ĐỘNG: LỄ GIAO ƯỚC THI ĐUA “ CHĂM NGOAN HỌC GIỎI” GIỮA CÁC TỔ.
I. YÊU CẦU VỀ GIÁO DỤC:
 1. Về nhận thức;
 - Hiểu được ý nghĩa, tác dụng của việc thi đua và nắm vững nội dung, chỉ tiêu thi đua “ Chăm ngoan học giỏi” theo lời Bác dạy.
 2. Về thái độ, tình cảm:
 -Tự xác định mục đích, thái độ học tập đúng đắn để quyết tâm thi đua học tập tốt.
 3. Về kĩ năng, hành vi:
 - Biết tự quản, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để học tập tốt theo chỉ tiêu đề ra.
II. NỘI DUNG- HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG.
 1. Nội dung:
 - Chương trình hành động “ Chăm ngoan học giỏi” của lớp.
 - Đăng kí và giao ước thi đua giữa các tổ.
 - Trình bày văn nghệ theo chủ đề “ Chăm ngoan học giỏi, biêt ơn thầy cô.
 2. Hình thức:
 - Tổ chức lễ giao ước thi đua giữa các tổ.
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
 1. Phương tiện hoạt động:
 - Bản chương trình hành động “ Chăm ngoan học giỏi” của lớp, với những nội dung, chỉ tiêu như sau:
 + Những chỉ tiêu, nội dung cơ bản:
 * Về học tập: Số lượng học sinh khá, giỏi, trung bình.
 * Về rèn luyện: Thực hiện tốt những nội quy, quy định của nhà trường.
 + Một số biện pháp thực hiện:
 * Mỗi bạn học sinh đều có sách vở và đồ dùng học tập đầy đủ
 * Thành lập nhóm học tập để giúp đỡ những bạn học yếu.
 * Xây dựng các đôi bạn cùng tiến.
 + Đáng giá việc thực hiện:
 * Theo định kì.
 * Động viên khen thưởng kịp thời.
 - Một số tiết mục văn nghệ.
 2. Tổ chức:
 - GVCN: 
 + Thông báo với lớp nội dung chỉ tiêu thi đua giữa các tổ.
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
 1. Khởi động: Gv tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ Đèn xanh, đèn đỏ”
 a. Tuyên bố lí do: Theo lời Bác Hồ dạy, mỗi học sinhphải phấn đấu chăm ngoan học giỏi. Trong việc học tập của mình, mỗi học sinh không chỉ tự học mà còn học bạn, giúp bạn học tập. Thhành tích của cá nhân gắn liền với phong trào kết quả chung của lớp. Hôm nay lớp ta thông qua chương trình hành động chung của lớp và giao ước thi đua của từng tổ về học tập và rèn luyện. Đó chính làlý do của buổi sinh hoạt hôm nay.
 b. Giới thiệu chương trình hoạt động:
 - Chương trình hoạt động của chúng ta hôm nay gồm có:
 + Thảo luận.
 + Giao ước thi đua và các tiết mục văn nghệ xen kẽ.
 2. Các hoạt động:
 a. Hoạt động 1: Thảo luận.
 - GVCN trình bày chương trình hành động của lớp.
 - Tiến hành thảo luận nội dung câu hỏi:
 + Lớp ta có thể thực hiện đượcnhững chỉ tiêu nêu ra không? Tại sao?
 + Cần bổ sung hay bớt đi một số nội dung không? Vì sao?
 + Mỗi cá nhân có thể làm gì để giúp đỡ bạn cùng tiến bộ?
 - Lớp tiến hành thảo luận.
 b. Hoạt động 2: Đăng kí giao ước thi đua.
 - Gv đọc giao ước thi đua cho mỗi tổ nếu tổ đồng ý thì thông qua.
c. Hoạt động 3: Văn nghệ.
 -Đại diện các tiết mụ văn nghệ của các tổ lên biểu diễn.
 -Lớp tuyên dương những tiết mục hay.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
- Ghi nhận chương trình giao ước thi đua giữa các tổ.
-Động viên các em thực hiện tốt dự định của mình.
_______________________________________________________________________
THÁNG11
Chủ điểm: kính yêu thầy giáo, cô giáo.
TÊN HOẠT ĐỘNG: TRÒ CHƠI “ HỌC VUI- VUI HỌC”.
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC:
 1. Về nhận thức:
 - Hiểu được ý nghĩa tác dụng của trò chơi
 2. Về thái độ tình cảm:
 - Hs biết thi đua học tốt để dâng lên thầy, cô những bông hoa diểm 10.
 3. Về kĩ năng hành vi:
 - Nắm được các câu hỏi và trả lời được các câu hỏi ở từ hàng ngang trong ô chữ: “ Học vui- vui học” 
 - Tìm và đọc được từ hành dọc.
II. NỘI DUNG- HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
 1. Nội dung: 
 - Trò chơi ô chữ có liên quan đến các kiến thức đã học. Thông qua trò chơi thể hiện được sự biết ơn các thầy cô giáo.
 2. Hình thức:
 - Thi theo tổ.
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
 1. Phương tiện hoạt động:
 a. GVCN:
 - Chuẩn bị ô chữ: Kẻ sẵn ô chữ vào một bảng phụ có kích thước lớn.
 Các câu hỏi có liên quan đến ô chữ:
 1. Ô chữ gồm 5 chữ cái: Khi được mọi người quan tâm, giúp đỡ ta thường nói điều này?
 2. Ô chữ gồm 7 chữ cái: Đây là con vật hay gáy vào buổi sáng?
 3. Ô chữ gồm 4 chữ cái: Quả bóng có hình gì?
 4. Ô chữ gồm 4 chữ cái: Đây là số đứng liền sau số 8?
 5. Ô chữ gồm 4 chữ cái: Ở trường học ngoài các cô giáo ra còn có ai trực tiếp dạy dỗ chúng ta?
 6. Ô chữ gồm 6 chữ cái: Loại phương tiện nào thường bay trên bầu trời?
 b. Học sinh:
 - Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.
2. Tổ chức:
 -Thông báo cho cả lớp về nội dung , hình thức hoạt động.
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
 1. Khởi động: Hát tập thể bài hát “Cô và mẹ”
 a.Tuyên bố lí do: Các em thân mến! Để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, để tỏ lòng biết ơn các thầy, cô giáo. Hôm nay chúng ta tổ chức sân chơi “ Học vui- vui học” để dâng lên thầy cô những bông hoa điểm 10.
 b. Giới thiệu chương trình hoạt động:
 Chương trình hoạt động hôm nay gồm có các nội dung sau:
- Chơi trò chơi ô chữ.
 - Văn nghệ.
2. Các hoạt động:
 a. Hoạt động 1: Chơi trò chơi ô chữ.
 Gv treo bảng đã kẻ sẵn các ô chữ lên bảng.
 Các tổ về vị trí của từng đội.
 Gv Hd cách chơi và luật chơi: Gv lần lượt đưa ra các ô chữ và gợi ý cho từng ô chữ. Tổ nào có tín hiệu cờ trước sẽ được trả lời. Mỗi câu trả lời đúng cho mỗi từ hàng ngang được 10 điểm. Sau khi trả lời xong các từ hàng ngang, các tổ sẽ có tín hiệu trả lời từ hàng dọc. Đọc đúng từ hàng dọc sẽ ghi được 20 điểm.
 C Ả M Ơ N 
 G À T R Ố N G 
 T R Ò N
 C H Í N 
 T H Ầ Y
 M Á Y B A Y
Tiến hành chơi.
Từ hàng dọc: Ơn thầy
 b. Hoạt động 2: Văn nghệ.
 Hs biểu diễn những tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị.
 Lớp tuyên dương những tiết mục chuẩn bị tốt.
V.KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG.
 Giáo viên nhận xét kết quả hoạt động và dặn dò cho hoạt động sau. 
___________________________________________________
THÁNG 12
Chủ điểm: Yêu đất nước Việt Nam.
TÊN HOẠT ĐỘNG: HÁT VỀ ANH BỘ ĐỘI
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC:
 1. Về nhận thức:
 -Biết và hiểu thêm các bài hát về anh bộ đội, về truyền thống cách mạng của quê hương, đất nước. Qua đó động viên và phát huy phong trào văn nghệ của lớp.
 2. Về thái độ, tình cảm:
 - Thêm tự hào và yêu mến anh bộ đội, tự hào về truyền thống cách mạng của dân tộc.
 3. Về kĩ năng, hành vi:
 - Bôi dưỡng khả năng phong cách thể hiện các tiết mục văn nghệ và tính mạnh dạn, tự tin.
II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
 1. Nội dung:
 - Những bài hát, bài thơ về anh bọ đội, về quê hương đất nước.
 2. Hình thức:
 - Biểu diễn văn nghệ của lớp.
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
 1. Phương tiện hoạt động:
 - Trang phục để biểu diẽn.
 - Bản giới thiệu chương trình, phần thưởng, hoa để tặng cho các tiết mục xuất sắc
 2. Tổ chức:
 - GVCN yêu cầu mỗi tổ chuẩn bị 3 tiết mục văn nghệ, nội dung: các bài hát, bài thơ, truyện kể liên quan đến chủ điểm. Hình thức: đơn ca, song ca, tốp ca.
 - GVCN hướng cho các em chọn bài hát hoặc bài thơ sau đó theo dõi hd các em tập luyện.
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
 1. Khởi động: Hát tập thể.
 a. Tuyên bố lí do: Các em thân mến! Trường chúng ta đang đang sôi nổi tổ chức nhiều hoạt động chào mừng ngày thành lập QĐNDVN 22/12. Để nhớ tới công ơn của các bậc cha anh đi trước. Hôm nay lớp ta tổ chức một buổi biểu diễn văn nghệ để tỏ lòng biết ơn những người đã hi sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
 b. Giới thiệu chương trình hoạt động:
 - Chương trình của chúng ta hôm nay gồm có:
 +Biểu diễn các tiết mục văn nghệ.
 +Trao quà cho một số tiết mục xuất sắc.
 2. Các hoạt động:
 a. Hoạt động 1: Biểu diễn văn nghệ.
 Lần lượt từng tổ lên biểu diễn các tiết mục văn nghệ, đã chuẩn bị.
 Sau mỗi tiết mục các thành viên trong lớp lên tặng hoa để động viên tinh thần cho các bạn.
 b. Hoạt động 2: Phát biểu cảm nghĩ.
 Gv nêu một số câu hỏi cho hs nói về cảm nghĩ của mình hoặc tình cảm của mình đối với anh bộ đội.
 c. Hoạt động 3: Trao phần thưởng.
 Gv chọn ra một số tiết mục văn nghệ xuất sắc để trao phần thưởng, các tiết mục còn lại đều có quà để động viên các em.
 V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: 
 - Gv nhận xét chung sự chuẩn bị của các em ở các tiết mục văn nghệ và buổi biểu diễn.
 VI. DẶN DÒ:
 Chuẩn bị cho chủ điểm tháng sau: “ Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc” 
_______________________________________________________________________
THÁNG 1+2
 Chủ điểm: Mừng Đảng – Mừng xuân
 TÊN HOẠT ĐỘNG: TÌM HIỂUVÀ GIỮ GÌN TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ DÂN TỘC
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC:
 1. Về nhận thức: Hs nắm được một số truyền thống của dân tộc ở địa phương nơi các em đang sinh sống.
 2. Về thái độ, tình cảm: Biết được trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn truyền thống văn hoá của dân tộc.
 3. Về kĩ năng hành vi: Thực hiện tốt việc giữ gìn truyền thống văn hoá dân tộc.
II. NỘI DUNG- HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
 1. Nội dung: 
 -Vài nét về truyền thống văn hoá của dân tộc.
 - Một số câu hỏi về giữ gìn truyền thống văn hoá dân tộc.
 2. Hình thức:
 - Trao đổi, thảo luận.
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
 1. Phương tiện hoạt động:
 a. Giáo viên:
 -Một vài nội dung về truyền thống văn hoá dân tộc.
 - Một số câu hỏi để thảo luận:
 Trên đất nước Việt Nam có bao nhiêu dân tộc anh em?
 Ở địa phương em đang ở có những dân tộc nào sinh sống?
 Dân tộc tại chỗ ở địa phương em là dân tộc nào?
 Nghề truyền thống của dân tộc ở địa phương là nghề gì?
 b. Học sinh:
 -Một số tiết mục văn nghệ về Đảng và mùa xuân.
 2. Tổ chức:
 - Gv thông báo cho cả lớp về nội dung và hình thức hoạt động.
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
 1. Khởi động: Cả lớp cùng hát bài hát “ Bầu trời xanh”
 a. Tuyên bố lí do: Các em thân mến! Đất nước chúng ta vốn có truyền thôùng tốt đẹp. Chúng ta cần phát huy và giữ gìn những truyền thống tốt đẹp đó. Đó chính là lí do của buổi sinh hoạt hôm nay.
 b. Giới thiệu chương trình hoạt động: 
 - Nghe giới thiệu.
 - Thảo luận.
 - Văn nghệ.
 2. Các hoạt động:
 a. Hoạt động 1: nghe giới thiệu.
 - Gv giới thiệu những truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.
 b. Hoạt động 2: Thảo luận.
 -Gv lần lượt nêu câu hỏi thảo luận.
 -Hs vận dụng những kiến thức vừa được nghe để trả lời câu hỏi.
 - Cả lớp bổ sung.
 c. Hoạt động 3: văn nghệ.
 - Lần lượt hs lên biểu diễn các tiết mục văn nghệ đã chuẩ bị
 - Tuyên dương những tiết mục văn nghệ tốt.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
 Nhận xét kết quả hoạt động và dặn chuẩ bị cho chủ điểm tháng sau.
_________________________________________________________
THÁNG 3
Chủ điểm: Yêu quý, biết ơn mẹ và cô giáo.
TÊN HOẠT ĐỘNG: TÌM HIỂU VỀ NGÀY QUỐC TẾÙ PHỤ NỮ VÀ NHỮNG TẤM GƯƠNG PHỤ NỮ
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC:
 1. Về nhận thức: Hs nắm được ý nghĩa ngày quốc tế phụ nữ 8-3. biết được truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ VN
2. Về thái độ, tình cảm: Biết kính trọng, yêu quý bà, mẹ và cô giáo.
3. Về kĩ năng hành vi: Biết ơn những công lao to lớn của những tấm gương phụ nữ đã hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ tổ quốc.
II. NỘI DUNG- HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
 1. Nội dung: 
 -Vài nét về ngày quốc tế phụ nữ 8-3.
 - Một số câu hỏi về ngày quốc tế phụ nữ và những tấm gương về nữ anh hùng..
 2. Hình thức:
 - Hái hoa dân chủ..
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
 1. Phương tiện hoạt động:
 a. Giáo viên:
 -Một vài nội dung về ngày quốc tế phụ nữ.
 - Một số câu hỏi để thảo luận:
 Ngày 8-3 hằng năm là ngày gì?
 Em hãy hát một bài hát ca ngợi về bà, mẹ và cô giáo?
 Em hãy kểmột câu chuyện hoặc đọc một bài thơ về bà, mẹ, cô giáo?
 Em hãy cho biết ai là người cưỡi voi đánh giặc?
 b. Học sinh:
 -Một số tiết mục văn nghệ về bà, mẹ và cô giáo.
 2. Tổ chức:
 - Gv thông báo cho cả lớp về nội dung và hình thức hoạt động.
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
 1. Khởi động: Cả lớp cùng hát bài hát “ Bông hoa tặng cô”
 a. Tuyên bố lí do: Các em thân mến! Trong tháng này cả nước đang long trọng hưởng ứng và chào mừng ngày quốc tế phụ nữ 8-3. để tỏ lòng biết ơn bà, mẹ, và cô giáo hôm nay chúng ta tổ chức buổi sinh hoạt này để thể hiêïn điều đó.
b. Giới thiệu chương trình hoạt động: 
 - Nghe giới thiệu.
 - Hái hoa dân chủ.
 - Văn nghệ.
 2. Các hoạt động:
 a. Hoạt động 1: nghe giới thiệu.
 - Gv giới thiệu những truyền thống của ngày quốc tế phụ nữ 8-3.
 b. Hoạt động 2:. Hái hoa dân chủ.
 -Hs lần lượt lên bắt thăm và trả lời câu hỏi.
 - Sau một vài em lên trả lời câu hỏi là những tiết mục văn nghệ các tổ đã chuẩn bị.
 - Tuyên dương và động viên những em trả lời hay và biểu diễn tốt.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
 Nhận xét kết quả hoạt động và dặn chuanå bị cho chủ điểm tháng sau.
 . .
THÁNG 4
Chủ điểm: Bác Hồ kính yêu.
TÊN HOẠT ĐỘNG: TÌM HIỂU VỀ CUÔÏC ĐỜI BÁC HỒ.
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC:
 1. Về nhận thức: Hs nắm được một số thông tin về Bác Hồ.
2. Về thái độ, tình cảm: Biết kính trọng và yêu quý Bác Hồ. 
3. Về kĩ năng hành vi: Ghi nhớ và biết ơn những công lao to lớn mà Bác Hồ đã cống hiến cho đất nước.
II. NỘI DUNG- HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
 1. Nội dung: 
 -Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Bác.
 - Một số câu hỏi về Bác Hồ.
 2. Hình thức:
 - Thảo luận.
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
 1. Phương tiện hoạt động:
 a. Giáo viên:
 -Một vài nội dung về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ.
 - Một số câu hỏi để thảo luận:
 Bác Hồ tên thật là gì?
 Bác Hồ sinh ngày tháng năm nào?
 Quê Bác Hồ ở đâu?
 Em hãy kể một vài tên khác của Bác mà em biết?
 Em hãy đọc 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
 b. Học sinh:
 -Một số tiết mục văn nghệ về Bác Hồ.
 2. Tổ chức:
 - Gv thông báo cho cả lớp về nội dung và hình thức hoạt động.
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
 1. Khởi động: Cả lớp cùng hát bài hát “Em mơ gặp Bác Hồ”
 a. Tuyên bố lí do: Các em thân mến! Trong tháng này cả nước đang long trọng hưởng ứng và kỉ niệm ngày sinh nhật Bác. Hôm nay lớp chúng ta tổ chức buỏi thảo luận này để tìm hiểu về cuộc dời và sự nghiệp của Bác.
b. Giới thiệu chương trình hoạt động: 
 - Nghe giới thiệu.
 - Thảo luận.
 - Văn nghệ.
 2. Các hoạt động:
 a. Hoạt động 1: nghe giới thiệu.
 - Gv giới thiệu một vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ.
 b. Hoạt động 2:. Thảo luận.
 - Giáo viên nêu câu hỏi đã có ở phần chuẩn bị để hs trả lời.
 - Sau một vài em lên trả lời câu hỏi là những tiết mục văn nghệ các tổ đã chuẩn bị.
 - Tuyên dương và động viên những em trả lời hay và biểu diễn tốt.
 - Giáo viên chốt lại.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
 Nhận xét kết quả hoạt động và dặn chuanå bị cho chủ điểm tháng sau.
 . .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an hoat dong ngoai gio len lop.doc