Giáo án Lớp 1 - Tuần 20 - GV: Hoàng Thị Thế - Trường Tiểu học Kim Đồng

Giáo án Lớp 1 - Tuần 20 - GV: Hoàng Thị Thế - Trường Tiểu học Kim Đồng

HỌC VẦN

TIẾT 173 - 174 BÀI 81: ach

I. Mục tiêu:

- Đọc được: ach, cuốn sách; từ và đoạn thơ ứng dụng.

- Viết được: ach, cuốn sách.

- Tìm được các tiếng, từ có chứa vần ach.

- Luyện nói từ 2 - 4 câu ( nói thành bài 3 - 5 câu HS khá - giỏi) theo chủ đề: Giữ gìn sách vở.

II- Chuẩn bị:

GV: - Bộ ghép chữ Tiếng Việt, tranh minh họa SGK.

HS: - Bộ ghép chữ TV.

III- Các hoạt động dạy - học:

 

doc 32 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 375Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 20 - GV: Hoàng Thị Thế - Trường Tiểu học Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Soạn: 01/01/2010.
 Giảng: Thứ 2, 04/01/2010.
Chào cờ
Học vần
Tiết 173 - 174 Bài 81: ach
I. Mục tiêu:
- Đọc được: ach, cuốn sách; từ và đoạn thơ ứng dụng.
- Viết được: ach, cuốn sách.
- Tìm được các tiếng, từ có chứa vần ach.
- Luyện nói từ 2 - 4 câu ( nói thành bài 3 - 5 câu HS khá - giỏi) theo chủ đề: Giữ gìn sách vở.
II- Chuẩn bị:
GV: - Bộ ghép chữ Tiếng Việt, tranh minh họa SGK.
HS: - Bộ ghép chữ TV.
III- Các hoạt động dạy - học: 
Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc và viết các từ ứng dụng bài 80.
- Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con .
- HS đọc bài trong SGK.
- Nhận xét, cho điểm .
2. Dạy bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Dạy vần.
ach
* Nhận diện vần.
- Viết bảng vần ach
- Nêu cấu tạo. 
- So sánh
* Đánh vần.
- Đánh vần mẫu
- Ghép tiếng sách
- Phân tích tiếng sách
- Đánh vần mẫu: 
- Theo dõi, chỉnh sửa.
- Quan sát tranh minh họa SGK.
- Vần ach được tạo nên từ a và ch
- Đọc CN, Nhóm, ĐT
- HS ghép.
- HS phân tích.
- Đọc CN, nhóm, ĐT( ĐV, đọc trơn).
- Từ tranh minh họa SGK đưa ra từ: cuốn sách.
- Theo dõi, chỉnh sửa lỗi phát âm .
- Đọc trơn từ (CN, Nhóm, ĐT)
- Đánh vần tiếng, đọc trơn từ( CN, nhóm, ĐT).
* Viết.
- Viết mẫu: ach, cuốn sách ( vừa thao tác vừa nêu quy trình).
- Quan sát, sửa sai.
 * Đọc từ ngữ ứng dụng.
- Giải thích.
- Đọc mẫu.
- Quan sát.
- Viết bảng con: ach, cuốn sách.
- HS đọc.
- Đọc cá nhân, nhóm, lớp.
Tiết 2
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc: 
+ Đọc lại bài tiết 1.
- GV theo dõi, sửa lỗi phát âm 
* Đọc câu ứng dụng.
- Tranh vẽ gì ? 
- Mỗi người trong tranh đang làm gì?
- Giới thiệu câu ứng dụng . 
- GV theo dõi, sửa lỗi phát âm. 
- Đọc CN, ĐT
- Quan sát tranh . 
- HS đọc CN, nhóm, lớp.
- Phân tích một số tiếng trong câu ƯD.
- GV đọc mẫu.
* Luyện viết.
- YC HS viết: ach, cuốn sách.
- Nhắc nhở HS ngồi viết đúng tư thế, viết đúng khoảng cách,
- Chấm bài, nêu nhận xét.
* Luyện nói.
- HD quan sát tranh minh họa.
- Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì? 
- Tại sao cần phải giữ gìn sách vở?
- Em đã giữ gínách vở như thế nào?
- Hãy giới thiệu cho các bạn biết quyển sách hoặc vở em giữ gìn cẩn thận. 
- Nhận xét, khen ngợi HS chăm luyện nói. 
4. Củng cố - dặn dò:
- HD đọc bài trong SGK. 
- Trò chơi: Thi tìm tiếng, từ có chứa ach.
- Nhận xét chung tiết học.
- HS đọc.
- Viết vào vở tập viết.
- Nghe, sửa lỗi. 
- Quan sát tranh nêu chủ đề luyện nói: 
Giữ gìn sách vở.
- Luyện nói dựa theo các câu hỏi gợi ý.
- Luyện nói theo nhóm.
- Luyện nói trước lớp.
- Nói thành bài từ 3 - 5 câu về cách em giữ gìn sách vở ( HS khá, giỏi).
- Cả lớp đọc.
- Chơi theo tổ.
Ôn Tiếng Việt
Tiết 71 Ôn bài 81: ach
I. Mục tiêu :
- Luyện đọc: ach, cuốn sách.
- Luyện viết bài vào vở ô li: viên gạch, kênh rạch; đoạn thơ ƯD.
- Luyện nói theo chủ đề: Giữ gìn sách vở.
II. Chuẩn bị : 
GV : - Chữ mẫu 
	HS : - Vở ô li, bảng con
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc bài SGK. 
- Nhận xét. 
 2. Dạy bài mới: 
a. Luyện đọc
- Đọc bài trong SGK 	
- Theo dõi, giúp đỡ chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS.
- Kiểm tra đọc - sửa sai.
b. Luyện viết 
- Giáo viên viết mẫu( từng từ): viên gạch, kênh rạch,
- Quan sát, sửa lỗi.
- Cho HS viết bài vào vở ô ly .
- Theo dõi, giúp đỡ HS viết đúng .
c- Luyện nói:
- Theo chủ đề: Giữ gìn sách vở.
- Phát triển lời nói tự nhiên cho HS theo câu hỏi gợi ý:
- Sách vở để làm gì?
- Tại sao lại cần phải giữ gìn sách vở?
- Hãy kể cho các bạn nghe cách em giữ gìn sách vở của em.
- Nhận xét, tuyên dương HS chăm luyện nói.
 - Đọc cá nhân.
- Viết bảng con: sạch sẽ, cây bạch đàn,
- HS đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh.
- Luyện đọc trong nhóm.
- Thi đọc cá nhân, nhóm.
- Đọc cá nhân.
- Quan sát, nhận xét về độ cao, khoảng cách các con chữ, dấu phụ,
- Viết bảng con
- HS viết bài vào vở ô li:
 viên gạch, kênh rạch
( mỗi từ 1 dòng - đoạn thơ ƯD).
- Quan sát tranh, nêu chủ đề luyện nói.
 - HS nói đúng theo chủ đề và nói
thành bài dựa vào câu hỏi gợi ý.
- Luyện nói theo nhóm.
- Nói trước lớp .
- Nói thành bài 3- 5 câu về cách giữ gìn sách vở của em ( HS khá , giỏi ).
3 . Củng cố - Dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học.	
 - Dặn dò : về nhà ôn lại bài. 
Đạo đức
Tiết 20 Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo ( T. 2) 
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số biểu hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
- Biết vì sao phải lễ phép với thầy giáo, cô giáo. 
- Thực hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
- Hiểu được thế nào là lễ phép với thầy giáo, cô giáo. Biết nhắc nhở các bạn phải lễ phép với thầy giáo, cô giáo( HS khá - giỏi).
II. Chuẩn bị:
 GV: Điều 12 Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
 HS: Vở BT Đạo đức.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Để tỏ ra lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo? em cần phải làm gì?
- Vì sao phải lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo?
- GV nhận xét, cho điểm.
- HS trả lời
2. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài 
* Hoạt động 1: HS làm bài tập 3.
- HS nêu YC BT.
- HS lần lượt kể trước lớp
- Cả lớp trao đổi và nhận xét 
- GV kể 1 - 2 tấm gương các bạn trong lớp, trong trường cho HS nghe.
- HS theo dõi và nhận xét bạn nào trong chuyện đã biết lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm theo BT4.
- GV chia nhóm và nêu YC.
- Em làm gì khi bạn chưa lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo?
- Các nhóm thảo luận theo yêu cầu.
- Đại diện các nhóỏmTình bày trước lớp
- Cả lớp trao đổi, nhận xét.
+ Kết luận: 
- Lắng nghe.
* Hoạt động 3: Vui múa hát về chủ đề “Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo”
- Cho HS đọc 2 câu thơ cuối bài.
- HS hát, múa, kể chuyện và đọc thơ ( CN, nhóm, lớp)
- HS đọc CN, ĐT.
 Thầy cô như thể mẹ cha,
 Vâng lời, lễ phép mới là trò ngoan.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài. 
- Nhận xét chung tiết học.
 Soạn: 01/01/2010.
Giảng: Thứ 3, 01/01/2010.
Toán
Tiết 77 Phép cộng dạng 14 + 3
I. Mục tiêu:
 - Biết làm tính cộng ( không nhớ) trong phạm vi 20; biết cộng nhẩm dạng 14 + 3.
 - HS khá - giỏi làm hết BT SGK. 
II. Chuẩn bị:
 GV: - Que tính ( các bó và các que tính rời).
 HS: - Que tính.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Viết, đọc số từ 10 - 20 từ 20 - 10 
- 2 HS lên bảng viết - lớp viết bảng con.
- Số 20 gồm mấy chữ số?
- Số 20 còn gọi là gì?
- HS trả lời
- GV nhận xét cho điểm
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài 
b. GT cách làm tính cộng dạng 14 +3
*HS lấy 14 que tính ( gồm 1 bó chục và 4 que tính rời) rồi lấy thêm 3 que tính nữa.
- HS thao tác cùng GV.
 Có tất cả bao nhiêu que tính?
- Có tất cả 17 que tính
*Hình thành phép cộng 14+3
- Cho HS đặt một chục que tính ở bên trái và 4 que tính rời ở bên phải( Thể hiện trên bảng như SGK).
- HS thực hiện. 
* HD cách đặt tính( từ trên xuống dưới).
(GV Vừa nói, vừa viết).
* Cách tính( Tính từ phải sang trái).
- HS quan sát.
 - Nhắc lại cách đặt tính, cách tính.
c. Luyện tập: 
Bài 1: Tính.
- HD HS làm bài.
- Chữa bài, nêu nhận xét.
- HS làm bài trên bảng con, bảng lớp. 
Bài 2: Tính.
- HD cách làm và làm mẫu.
- Chấm bài, chữa lỗi.
- Làm bài vào vở.
Bài 3: 
- Nhận xét chốt lời giải đúng.
- Điền số thích hợp vào ô trống (theo mẫu).
- Làm bài trên phiếu - chữa bài.
3. Củng cố- Dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc lại cách đặt tính và cách thực hiện phép tính.
- Nhận xét chung giờ học.
Học vần
Tiết 175 - 176 Bài 82: ich - êch
I. Mục tiêu:
- Đọc được: ich, êch, tờ lịch, con ếch; từ và đoạn thơ ứng dụng.
- Viết được: ich, êch, tờ lịch, con ếch.
- Tìm được các tiếng, từ có chứa vần ich, êch ( HS khá - giỏi).
- Luyện nói từ 2 - 4 câu ( nói thành bài từ 3 - 5 câu HS khá - giỏi) theo chủ đề: Chúng em đi du lịch.
II- Chuẩn bị:
GV: - Bộ ghép chữ Tiếng Việt, tranh minh họa SGK.
HS: - Bộ ghép chữ TV.
III- Các hoạt động dạy - học: 
Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc và viết các từ ứng dụng bài 81.
- Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con .
- HS đọc.
- Nhận xét, cho điểm .
2. Dạy bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Dạy vần.
ich
* Nhận diện vần.
- Viết bảng vần ich.
- Nêu cấu tạo. 
- So sánh
* Đánh vần.
- Đánh vần mẫu
- Ghép tiếng lịch
- Phân tích tiếng lịch
- Đánh vần mẫu: 
- Theo dõi, chỉnh sửa.
- Quan sát tranh minh họa SGK.
- Vần ich được tạo nên từ i và ch
- Đọc CN, Nhóm, ĐT
- HS ghép.
- HS phân tích.
- Đọc CN, nhóm, ĐT( ĐV, đọc trơn).
- Từ tranh minh họa SGK đưa ra từ: tờ lịch.
- Theo dõi, chỉnh sửa lỗi phát âm .
- Đọc trơn từ (CN, Nhóm, ĐT)
- Đánh vần tiếng, đọc trơn từ( CN, nhóm, ĐT).
* Viết.
- Viết mẫu: ich, tờ lịch ( vừa thao tác vừa nêu quy trình).
- Quan sát, sửa sai.
 êch ( Quy trình tương tự)
- Cấu tạo vần .
- So sánh êch với ich
* Đọc từ ngữ ứng dụng.
- Giải thích.
- Đọc mẫu.
- Quan sát.
- Viết bảng con: ich, tờ lịch.
- HS nêu.
- HS phân tích.
- HS đọc.
- Đọc cá nhân, nhóm, lớp.
Tiết 2
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc: 
+ Đọc lại bài tiết 1.
- GV theo dõi, sửa lỗi phát âm 
* Đọc câu ứng dụng.
- Tranh vẽ gì ?
- Chú chim sâu đang làm gì?
- Giới thiệu câu ứng dụng .
- GV theo dõi, sửa lỗi phát âm. 
- Đọc CN, ĐT
- Quan sát tranh & NX.
- HS đọc CN, nhóm, lớp.
- Phân tích một số tiếng trong câu ƯD.
- GV đọc mẫu.
* GD HS yêu thích chú chim sâu có ích cho môi trường thiên nhiên và cuộc sống.
* Luyện viết.
- YC HS viết: ich, êch, tờ lịch, con ếch.
- Nhắc nhở HS ngồi viết đúng tư thế, viết đúng khoảng cách,
- Chấm bài, nêu nhận xét.
* Luyện nói.
- HD quan sát tranh minh họa.
- Các bạn trong tranh đang làm gì?
- Em đã được đi du lịch bao giờ chưa?
- Khi đi du lịch cần mang theo những gì?
- Em có thích đi du lịch không? Đi du lịch có gì vui?
- Em đã được đi du lịch ở những đâu?
- Nhận xét, khen ngợi HS chăm luyện nói. 
4. Củng cố - dặn dò:
- HD đọc bài trong SGK. 
- Trò chơi: Thi tìm tiếng, từ có chứa ich, êch.
- Nhận xét tiết học.
- HS đọc.
- Viết vào vở tập viết.
- Nghe, sửa lỗi. 
- Quan sát tranh nêu chủ đề luyện nói: 
Chúng em đi du lịch.
- Luyện nói dựa theo các câu hỏi gợi ý.
- Luyện nói theo nhóm.
- Luyện nói trước lớp.
- Nói thành bài từ 3 - 5 câu( HS khá, giỏi).
- Cả lớp đọc.
- Chơi theo tổ.
Ôn toán
Tiết 58 Phép cộng dạng 14 + 3
I. Mục tiêu:
 Gi ...  gấp mũ và trang trí mũ.
- HS trưng bày sản phẩm.
- Bình chọn nhóm có sản phẩm đẹp.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét thái độ, tinh thần học tập và sự chuẩn bị của học sinh.
- Chuẩn bị cho tiết học sau.
 Soạn: 05/01/2010.
Giảng: Thứ 6, 08/01/2010.
Toán
Tiết 80 Luyện tập
I. Mục tiêu: 
 - Thực hiện được phép trừ ( không nhớ)trong phạm vi 20;trừ nhẩm dạng 17 - 3.
 - HS khá - giỏi làm hết BT trong SGK.
II. Chuẩn bị:
 GV: Bảng phụ ghi nội dung BT 4.
 HS: Que tính.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc: 17 - 4 
 15 - 2
- GV đọc cho HS làm bảng con: 16 - 2
- GV nhận xét và cho điểm.
- HS lên bảng đặt tính và thực hiện phép tính.
- HS lớp làm bảng con.
2. Dạy bài mới:
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
 14 - 3 17 - 5 19 - 2
 16 - 5 17 - 2 19 - 7
- Đọc YC.
- Làm bảng con.
Bài 2: Tính nhẩm.
- Đọc YC.
- Hướng dẫn HS tính nhẩm ( làm mẫu) .
 15 - 3 = ?
+ Có thể nhẩm ngay: 15 trừ 3 bằng 12.
- Theo dõi.
+ Có thể nhẩm theo 2 bước:
 B1: 5 trừ 3 = 2
 B2: 10 cộng 2 bằng 12.
+ Có thể nhẩm theo cách bớt 1 liên tiếp: 15 bớt 1 =14, 14 bớt 1 =13, 13 bớt 1=12.
- HS làm bài theo hướng dẫn. 
- Nêu miệng kết quả.
- Củng cố về cách tính nhẩm.
Bài 3: Tính.
- HD thực hiện phép tính từ trái sang phải rồi ghi kết quả cuối cùng.
- Làm mẫu: 12 + 3 - 1= ?
- Nhẩm 10 + 2 + 3 = 15
- HS theo dõi - làm bài vào vở- chữa bài.
 15 - 1 = 14
- Viết: 12 + 3 - 1 = 14
Bài 4: Nối ( theo mẫu).
- HD HS nối.
- Chấm, chữa bài.
- Nêu YC - Làm bài vào phiếu.
3. Củng cố - Dặn dò:
 - Củng cố nội dung bài. 
 - Nhận xét chung tiết học. 
Học vần
Tiết 181- 182 Bài 85: ăp - âp
I. Mục tiêu:
- Đọc được: ăp, âp, cải bắp, cá mập; từ và đoạn thơ ứng dụng.
- Viết được: ăp, âp, cải bắp, cá mập.
- Tìm được các tiếng, từ có chứa vần ăp, âp ( HS khá - giỏi).
- Luyện nói từ 2 - 4 câu ( nói thành bài từ 3 - 5 câu HS khá - giỏi) theo chủ đề: Trong cặp sách của em.
II- Chuẩn bị:
GV: - Bộ ghép chữ Tiếng Việt, tranh minh họa SGK.
HS: - Bộ ghép chữ TV.
III- Các hoạt động dạy - học: 
Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc và viết các từ ứng dụng bài 84.
- Mỗi tổ viết 1 từ vào bảng con .
- HS đọc.
- Nhận xét, cho điểm .
2. Dạy bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Dạy vần.
ăp
* Nhận diện vần.
- Viết bảng vần ăp
- Nêu cấu tạo. 
- So sánh
* Đánh vần.
- Đánh vần mẫu
- Ghép tiếng bắp
- Phân tích tiếng bắp
- Đánh vần mẫu: 
- Theo dõi, chỉnh sửa.
- Quan sát tranh minh họa SGK.
- Vần ăp được tạo nên từ ă và p
- Đọc CN, Nhóm, ĐT
- HS ghép.
- HS phân tích.
- Đọc CN, nhóm, ĐT( ĐV, đọc trơn).
- Từ tranh minh họa SGK đưa ra từ: cải bắp.
- Theo dõi, chỉnh sửa lỗi phát âm .
- Đọc trơn từ (CN, Nhóm, ĐT)
- Đánh vần tiếng, đọc trơn từ( CN, nhóm, ĐT).
* Viết.
- Viết mẫu: ăp, cải bắp ( vừa thao tác vừa nêu quy trình).
- Quan sát, sửa sai.
 âp ( Quy trình tương tự)
- Cấu tạo vần .
- So sánh âp với ăp
* Đọc từ ngữ ứng dụng.
- Giải thích.
- Đọc mẫu.
- Quan sát.
- Viết bảng con: ăp, cải bắp.
- HS nêu.
- HS phân tích.
- HS đọc thầm , phát hiện và gạch chân tiếng chứa vần mới.
- Đọc cá nhân, nhóm, lớp.
Tiết 2
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc: 
+ Đọc lại bài tiết 1.
- GV theo dõi, sửa lỗi phát âm 
* Đọc câu ứng dụng.
- Tranh vẽ gì ?
- Giới thiệu câu ứng dụng .
- GV theo dõi, sửa lỗi phát âm. 
- Đọc CN, ĐT
- Quan sát tranh & NX.
- Đọc thầm. Tìm tiếng có vần mới học.
- HS đọc trơn ( đọc CN, nhóm, lớp ).
- Phân tích một số tiếng trong câu ƯD.
- GV đọc mẫu.
* Luyện viết.
- YC HS viết: ăp, âp, cải bắp, cá mập
 - Nhắc nhở HS ngồi viết đúng tư thế, viết đúng khoảng cách,
- Theo dõi, HD HS viết đúng.
- Chấm bài, nêu nhận xét.
* Luyện nói.
- HD quan sát tranh minh họa.
- Chia nhóm - giao nhiệm vụ:
+ Hoạt động nhóm đôi giới thiệu cho bạn trong cặp sách của mình có những đồ dùng gì?
+ Đại diện các nhóm giới thiệu trước lớp tên từng đồ dùng và công dụng của nó.
+ Để đồ dùng trong cặp sách được gọn gàn, ngăn nắp em cần phải làm gì? 
- Nhận xét, khen ngợi HS chăm luyện nói. 
4. Củng cố - dặn dò:
- HD đọc bài trong SGK. 
- Trò chơi: Thi tìm tiếng, từ có chứa ăp, âp.
- Nhận xét chung tiết học.
- HS đọc.
- Viết vào vở tập viết.
- Nghe, sửa lỗi. 
- Quan sát tranh nêu chủ đề luyện nói: 
Trong cặp sách của em.
- Hoạt động nhóm đôi .
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- Nói thành bài từ 3 - 5 câu( HS khá, giỏi).
- Cả lớp đọc.
- Chơi theo tổ.
Hoạt động tập thể
Tiết 20 Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
 - Tổng kết các hoạt động trong tuần.
 - Nêu nhận xét ưu, khuyết điểm. Đề ra biện pháp khắc phục.
 - Đề ra phương hướng tuần 21.
II. Cách tiến hành:
1.Nhận xét các hoạt động tuần:
 Ưu điểm: 
 - Đạo đức: Các em ngoan, lễ phép, đoàn kết, biết giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.
 - Học tập: 
 + Có ý thức học tập tốt. Chữ viết sạch sẽ, trình bày đẹp.
 + Trong lớp hăng hái phát biểu xây dựng bài.
 + Duy trì và thực hện tương đối tốt việc xây dựng đôi bạn cùng tiến; nhóm bạn học tốt, 
 - Các hoạt động khác: Thể dục, múa hát tập thể thực hiện thường xuyên, có nền 
 nếp, tập tương đối đúng, đều các động tác; có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, trường, lớp, khu vực sạch sẽ.
 - Chăm sóc cây cảnh thường xuyên.
 - Duy trì tốt hoạt động đội, hoạt động ngoại khóa. 
Tồn tại:
 - Một số em chưa tự giác trong học tập phải nhắc nhở nhiều: 
 ..
 - Y thức giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập chưa tốt; vở còn để bẩn, vẽ bậy, nhàu 
 nát : 
 - Lười viết bài, trong giờ học chưa tập trung nghe giảng, nói tự do:..
2. Phương hướng tuần tới:
 - Khắc phục tồn tại.
 - Phát huy tinh thần giúp bạn cùng tiến trong mọi hoạt động.
 - Nâng cao chất lượng dạy và học. 
 - Duy trì các hoạt động tập thể, hoạt động đội.
3. Văn nghệ - Kể chuyện:
 - Hát đơn ca, hát tập thể.
 - Kể chuyện : Thi kể chuyện giữa các tổ.
ÔNToán
Tiết 60 luyện tập về hai mươi. Hai chục; phép cộng 
 dạng 14 + 3
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về:
 - Hai mươi. Hai chục.Cách đọc, viêtsoos.
 - luyện làm tính và tính nhẩm phép cộng dạng 14 + 3.
 - Nhận dạng hình đã học.
II. Chuẩn bị: 
 - GV: Bảng phụ BT 4.
 - HS: Que tính.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Dạy bài mới:
- HD làm bài tập.
Bài 1: Viết các số từ 10 đến 20, rồi đọc các số đó:
Bài 2: Trả lời câu hỏi:
Số liền sau của 17 là số nào?
Số liền sau của 11 là số nào?
Số liền sau của 14 là số nào?
Bài 3: Tính.
a. 15 12 16
 + + +
 3 6 0
b.
14 + 1 + 1 = 16
18 + 0 + 1 = 19
Bài 4: Điền số thích hợp vào ô trống.
19
2
3
5
7
8
17
13
3
2
3
1
4
10
Bài 5: Số?
- Nêu yêu cầu - làm vào vở.
- Trả lời câu hỏi.
 - Làm bảng con. 
 13 14 17
 + + +
 2 4 1
 ...  
- Nêu yêu cầu - cách làm - Làm vào vở.
 11 + 3 + 2 =  15 + 2 + 2 = 
 17 + 1 + 0 =  10 + 1 + 7 = 
- Nêu YC - làm bài trên phiếu.
Có...hình vuông 
Có.. hình chữ nhật 
4. Củng cố - Dặn dò:
 - Tóm tắt nội dung bài.
 - Nhận xét tiết học.
 Ôn Tiếng Việt
 Tiết 74 Ôn bài 85: ăp - âp
I. Mục tiêu :
- Luyện đọc: ăp, âp, cải bắp, cá mập,.
- Luyện viết bài vào vở ô li: tấp nập, cặp sách; đoạn tho ứng dụng.
- Luyện nói theo chủ đề: Trong cặp sách của em.
II. Chuẩn bị : 
GV : - Chữ mẫu 
	HS : - Vở ô li, bảng con
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc bài SGK. 
2. Dạy bài mới: 
a. Luyện đọc
- Đọc bài trong SGK 	
- Theo dõi, giúp đỡ chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS.
- Kiểm tra đọc, sửa sai cho HS.
b. Luyện viết 
- Giáo viên viết mẫu( từng từ): tấp nập, cặp sách.
- Quan sát, sửa lỗi.
- Cho HS viết bài vào vở ô ly .
- Theo dõi, giúp đỡ HS viết đúng .
- Chấm, chữa lỗi, nêu nhận xét.
c. Luyện nói:
- Theo chủ đề: Trong cặp sách của em.
- Phát triển lời nói tự nhiên cho HS theo câu hỏi gợi ý:
- Giới thiệu trong cặp sách của em có những đồ dùng gì?
- Nêu tên và công dụng của từng đồ dùng? - Để đồ dùng trong cặp sách được gọn gàng, ngăn nắp em cần phải làm gì? 
- Nhận xét, tuyên dương.
 - Đọc bài SGK.
- Viết bảng con: ngăn nắp, tập múa, 
- HS đọc cá nhân, theo nhóm , đồng 
thanh.
- Thi đọc trong nhóm.
- Đọc cá nhân.
- Quan sát, nhận xét về độ cao, khoảng cách các con chữ, dấu phụ, vị trí dấu thanh,
- Viết bảng con
- HS viết bài vào vở ô li:
 tấp nập, cặp sách
(mỗi từ 1 dòng, đoạn thơ ƯD).
- Nghe sửa lỗi. 
- Quan sát tranh, nêu chủ đề luyện nói.
 - HS nói theo chủ đề và nói
thành bài dựa vào câu hỏi gợi ý.
- thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- Nói trước lớp - nói thành bài 3- 5 câu về cách để đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp ( HS khá , giỏi ).
3 . Củng cố - Dặn dò. 
* Trò chơi: Thi tìm tiếng, từ, câu chứa ăp, âp. 
 - GV nhận xét chung giờ.
Ôn Mĩ Thuật
Tiết 20 Vẽ hoặc nặn quả chuối
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết đặc điểm về hình khối, màu sắc, vẻ đẹp của quả chuối.
- Biết cách nặn quả chuối.
- Nặn được quả chuối.
- Nặn được hình một vài loại quả dạng tròn và vẽ màu theo ý thích( HS khá - giỏi). 
II. Chuẩn bị:
 - GV: - Tranh, ảnh về các loại quả khác nhau: Chuối, ớt, dưa chuột,
 - Quả chuối, ớt thật..
 - HS: - Đất nặn, màu.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- KT sự chuẩn bị của HS cho tiết học.
- GV nhận xét sau kiểm tra.
- HS thực hiện theo YC GV.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Cho HS xem mẫu (quả chuối, quả ớt,) 
- HS quan sát và nhận xét sự khác nhau về hình dáng và màu sắc.
b. Hướng dẫn HS cách nặn quả chuối.
- GV nặn mẫu:
 - Dùng đất sét mềm, dẻo hoặc đất màu để nặn.
 - Nặn thành khối hộp dài. 
 - Sau đó nặn tiếp cho giống hình quả chuối.
 - Nặn thêm cuống và núm.
 - Tô màu (màu xanh: chuối xanh ; màu vàng: chuối đã chín).
- HS quan sát.
- Nhắc lại các bước nặn quả chuối.
c. Thực hành:
- HD HS nặn quả chuối.
- Nặn xong tô màu phù hợp.
- GV theo dõi và HD HS còn lúng túng.
3. Củng cố - Dặn dò:
- HD HS nhận xét bài về (đặc điểm, hình
- HS thực hành làm bài cá nhân.
dáng, màu sắc)
- Khen ngợi HS có bài nặn đẹp.
* GD HS : yêu mến vẻ đẹp, có ý thức bảo vệ và chăm sóc cây trồng.
- Nhận xét chung giờ học.
+ Quan sát một số quả để thấy được hình dáng và màu sắc của chúng.
- HS nhận xét, chọn bài nặn đẹp.
- Liên hệ bản thân.
- HS nghe và thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 20-The.doc