Giáo án lớp 2 năm 2011 - Tuần 32

Giáo án lớp 2 năm 2011 - Tuần 32

I. Mục đích, yêu cầu :

1. Kiến thức: Hiểu những từ ngữ mới trong bài. Hiểu nội dung: Cuộc sống nếu thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.

2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng phù hợp nội dung diễn tả.

3. Thái độ: Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập.

II. Đồ dùng dạy – học :

 - GV: bảng phụ viết câu văn cần hướng dẫn HS.

 - HS: Thước kẻ, bút chì

III. Các hoạt động dạy – học.

1. Ổn định : Hát, KTSS

2. Bài cũ : Kiểm tra 2 HS đọc bài Con chuồn chuồn nước.

3. Bài mới :

 

doc 24 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1016Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 2 năm 2011 - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32
Thứ hai ngày 25 tháng 4 năm 2011
Tập đọc
Vương quốc vắng nụ cười.
I. Mục đích, yêu cầu :
1. Kiến thức: Hiểu những từ ngữ mới trong bài. Hiểu nội dung: Cuộc sống nếu thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.
2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng phù hợp nội dung diễn tả. 
3. Thái độ: Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy – học : 
	- GV: bảng phụ viết câu văn cần hướng dẫn HS.
	- HS: Thước kẻ, bút chì
III. Các hoạt động dạy – học.
1. ổn định : Hát, KTSS 
2. Bài cũ : Kiểm tra 2 HS đọc bài Con chuồn chuồn nước.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Luyện đọc
- Tóm tắt nội dung
- Bài văn gồm mấy đoạn?
- GV chú ý sửa phát âm cho HS.
- GV kết hợp giảng từ mới.
- GV nhận xét.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Hướng dẫn cách đọc.
- 1 HS khá (giỏi) đọc toàn bài.
- Bài văn gồm 3 đoạn.
- Học sinh đọc tiếp nối đoạn lần 1
- HS đọc tiếp nối đoạn lần 2.
+Từ mới : chú giải - SGK
- HS đọc tiếp nối đoạn lần 3.
- HS đọc theo cặp.
- Đại diện nhóm đọc tiếp nối bài.
3.3. Tìm hiểu bài.
- Đọc thầm đoạn 1, gạch chân dưới những chi tiết cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn?
- HS thực hiện: Mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn, gương mặt mọi người rầu rĩ héo hon, ngay tại kinh đô cũng chỉ nghe thấy tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá lạo sạo dưới bánh xe, tiếng gió thở dài trên những mái nhà.
+ Vì sao cuộc sống ở nơi đó buồn chán như vậy?
- Vì cư dân ở đó không ai biết cười.
+ Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình?
- Nhà vua cử một viên đại thần đi du học nước ngoài chuyên về môn cười.
* Đoạn 1 cho biết điều gì?
* Cuộc sống ở vương quốc nọ vô cùng buồn chán vì thiếu tiếng cười.
- Cả lớp đọc thầm phần còn lại trả lời:
 + Kết quả của viên đại thần đi du học?
- Sau 1 năm viên đại thần về xin chịu tội vì gắng hết sức mà không học vào...không khí triều đình ảo não.
+ Điều gì xảy ra ở cuối đoạn này?
- Thị vệ bắt được 1 kẻ đang cười sằng sặc ở ngoài đường.
+ Thái độ của nhà vua thế nào khi nghe tin đó?
- Nhà vua phấn khởi ra lệnh dẫn người đó vào.
* Tìm ý chính đoạn 2, 3?
* Nhà vua cử người đi du học bị thất bại và hy vọng mới của triều đình.
* Phần đầu câu chuyện nói lên điều gì?
- Nội dung: Cuộc sống nếu thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.
3.4. Đọc diễn cảm:
- Đọc truyện theo hình thức phân vai:
- 4 vai: dẫn truyện, nhà vua, đại thần, thị vệ.
+ Nêu lại cách đọc bài?
- 1 HS nêu
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 2, 3:
+ GV đọc mẫu 
+ HD cách đọc
- HS nêu cách đọc đoạn 2,3.
- HS luyện đọc : N4 đọc phân vai.
- Thi đọc:
- Cá nhân, nhóm.
- GV nhận xét - ghi điểm.
4. Củng cố: 
- GV nhắc lại nội dung bài.
- Liên hệ, giáo dục HS .
- Nhận xét giờ học. 
5. Dặn dò :
- Dặn về đọc lại bài và chuẩn bị bài giờ sau.
Toán
Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên (tiếp).
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Ôn tập về phép nhân, phép chia các số tự nhiên : cách làm tính, tính chất, mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia, cách so sánh số tự nhiên.
2. Kĩ năng : HS làm được bài tập 1,2, 4.
3. Thái độ: Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy- học : 
	- GV: phiếu bài tập.
	- HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy- học :
1. Hát.
2. Bài cũ : Kiểm tra 3 HS làm bài tập 4a – tiết trước.
3. Bài mới :
- Giới thiệu bài.
Bài 1 (163) : Đặt tính rồi tính
- Cho HS làm bảng con
- Nhận xét bài của HS.
Bài 2 : 
- Hướng dẫn HS làm vào phiếu.
- Gọi HS dán bài lên bảng.
- Nhận xét - tuyên dương.
Bài 4 : > < =
- Cho HS làm vào vở.
- Gọi HS lên chữa bài.
- Chấm, chữa bài của HS.
4. Củng cố: 
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà làm bài 3, 5 và chuẩn bị bài sau.
- HS làm bảng con
a) 2057 3167
 13 204
 6171 12668
 2057 6334
 26741 646068
b) 
 7368 24 285120 216
 0168 307 0691 1320
 00 0432
 0000
- HS đọc yêu cầu và làm bài vào phiếu theo nhóm. Dán phiếu lên bảng.
40 x x = 1400 x : 13 = 205
 x = 1400 : 40 x = 205 x 13
 x = 35 x = 2665
 - HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở. HS lên chữa bài. 
 13 500 = 135 x 100
 1600 : 10 < 1006
 257 > 8762 x 0
320 : (16 x 2) = 360 : 16 : 2
 15 x 8 x 37 = 37 x 15 x 8
Đạo đức
Đền ơn đáp nghĩa.
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Biết được những tấm gương tiêu biểu của những đơn vị, anh hùng, liệt sĩ trong chiến đấu, lao động, sản xuất của tỉnh Tuyên Quang. Biết vì sao phải biết ơn các anh hùng, liệt sĩ, những người có công với địa phương, đất nước.
2. Kĩ năng: Thực hiện những việc làm cụ thể phù hợp với khả năng để tỏ lòng biết ơn các anh hùng, các gia đình có công ở địa phương.
3. Thái độ: Kính trọng và biết ơn các anh hùng, liệt sĩ, thương binh, gia đình có công với nước.
II. Đồ dùng dạy- học : 
	- Tranh ảnh sưu tầm về gương anh hùng trong chiến đấu và lao động. Giấy khổ to, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy- học :
1. ổn định : Hát
2. Bài cũ : Kiểm tra 1 HS nêu ghi nhớ bài trước.
3. Bài mới :
- Giới thiệu bài.
Hoat động 1: Tìm hiểu các tấm gương anh hùng trong chiến đấu và lao động của quê hương Tuyên Quang.
	* Mục tiêu: HS biết được tên thành tích, công lao của một số anh hùng trong chiến đấu và lao động sản xuất của quê hương Tuyên Quang.
	* Cách tiến hành:
- GV chia lớp làm 4 nhóm và phát cho mỗi nhóm bảng thông tin về số anh hùng 
trong chiến đấu và lao động sản xuất của quê hương Tuyên Quang.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận ghi tên , công lao của các anh hùng ra bảng nhóm.
- GV kết luận: Trải qua các thời kì cách mạng Tuyên Quang đã có nhiều anh hùng ...... của quê hương Tuyên Quang.
- HS nhận nhóm và nhận bảng thông tin 
- HS thảo luận theo yêu cầu
- Các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các hoạt động " Đền ơn, đáp nghĩa" của địa phương nơi các em sinh sống.
 * Mục tiêu: HS biết phong trào " Đền ơn, đáp nghĩa" của địa phương nơi các em sinh sống.
 * Cách tiến hành: 
- GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận tìm các hoạt động, việc làm thể hiện sự " Đền ơn, đáp nghĩa" của địa phương. 
- GV kết luận: Trong những năm qua hưởng ứng phong trào " Đền ơn, đáp nghĩa" Tuyên Quang đã có nhiều hoạt động .... là truyền thống tốt đẹp của tỉnh Tuyên Quang.
- HS nhận nhóm, thảo luận ghi ý kiến thảo luận vào giấy khổ to.
- Các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
4. Củng cố: 
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS tích cực trong giờ học, nhắc nhở những em chưa tự giác.
 5. Dặn dò:
- Về nhà sưu tầm thêm một số tranh ảnh nó về công tác " Đền ơn, đáp nghĩa".
Lịch sử
Kinh thành Huế.
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Biết được đôi nét về kinh thành Huế
	2. Kĩ năng: Mô tả được đôi nét về kinh thành Huế:
 + Với công sức của hàng chục vạn dân và lính sau hàng chục năm xây dựng và tu bổ, kinh thành Huế được xây dựng bên bờ sông Hương. Đây là tòa thành đẹp và đồ sộ nhất nước ta.
 + Sơ lược về cấu trúc của kinh thành.
	3. Thái độ: Tự hào vì Huế được công nhận là một Di sản Văn hoá thế giới.
II. Đồ dùng dạy học.
	- GV + HS: Sưu tầm 1 số hình ảnh về kinh thành và lăng tẩm ở Huế.
III. Các hoạt động dạy học.
 1. Hát
 2. Kiểm tra bài cũ: Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
 3. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Quá trình xây dựng kinh thành Huế.
	* Mục tiêu: HS hiểu quá trình xây dựng kinh thành Huế.
	* Cách tiến hành:
- Đọc sgk từ đầu...thời đó?
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ Mô tả quá trình xây dựng kinh thành Huế?
- Một số học sinh trình bày.
- Lớp nhận xét, trao đổi, bổ sung.
*Kết luận: Kinh thành Huế là kinh thành đồ sộ và đẹp nhất của nước ta.
Hoạt động 2: Vẻ đẹp của kinh thành Huế.
	* Mục tiêu: HS thấy được sự đồ sộ, vẻ đẹp của kinh thành và lăng tẩm ở Huế.Tự hào vì Huế được công nhận là một di sản văn hoá thế giới.
	* Cách tiến hành:
- Tổ chức HS hoạt động theo N4:
- Các nhóm trưng bày các tranh ảnh sưu tầm được.
- Cử 1 đại diện đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về kinh thành Huế?
- Nhóm tự trao đổi và viết thành bài giới thiệu.
- Trình bày: 
- Đại diện nhóm giới thiệu cả lớp quan sát, nhận xét.
- GV cùng HS nhận xét chung và khen nhóm sưu tầm và có bài giới thiệu tốt.
- GV kết luận: Kinh thành Huế là 1 công trình kiến trúc đẹp đầy sáng tạo của nhân dân ta. Ngày 11-12-1993, UNESCO công nhận kinh thành Huế là di sản văn hoá thế giới.
	4. Củng cố: 
- HS đọc ghi nhớ bài.
- Nhận xét tiết học.
	5. Dặn dò.
- Về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài tuần 33.
Thứ ba ngày 26 tháng 4 năm 2011
Toán
Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên (tiếp).
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Tính được giá trị của biểu thức chứa hai chữ. Thực hiện được bốn phép tính với số tự nhiên. Biết giải bài toán liên quan đến số tự nhiên.
2. Kĩ năng: HS làm được bài tập 1, 2, 4.
3. Thái độ: Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy- học :
	- GV: phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy- học :
1. Hát.
2. Bài cũ : Kiểm tra 2 HS làm bài tập 3, 5 (163).
3. Bài mới :
- Giới thiệu bài.
Bài 1 : Tính giá trị của các biểu thức
- Cho HS làm vào vở.
- Gọi HS nêu miệng.
- Nhận xét - ghi điểm.
Bài 2 (164) : Tính
- Hướng dẫn HS làm vào phiếu.
- Dán phiếu lên bảng.
- Nhận xét - tuyên dương.
Bài 4 :
- Cho HS làm vào vở.
- Gọi HS lên chữa bài.
- Chấm, chữa bài của HS.
4. Củng cố: 
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà làm bài 3 và chuẩn bị bài sau.
- HS làm bài vào vở sau đó nêu miệng.
Nếu m = 952, n = 28 thì :
m + n = 952 + 28 = 980
m – n = 952 – 28 = 924
m x n = 952 x 28 = 26 656
m : n = 952 : 28 = 34
- HS làm bài vào phiếu bài tập theo nhóm.
a) 12 054 : (15 + 67) = 12 054 : 82 
 = 147
29 150 – 136 x 201 = 29 150 – 27 336
 = 1814
b) 9700 : 100 + 36 x 12 = 97 + 432
 = 529
(160 x 5 – 25 x 4) : 4 = (800 – 100) : 4
 = 700 : 4
 = 175
- HS đọc bài toán và làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải
 Số vải bán trong tuần sau là :
319 + 76 = 395 (m)
 Cả hai tuần bán được số vải là :
319 + 395 = 714 (m)
 Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số mét vải là :
714 : 14 = 51 (m)
Đáp số : 51 m vải
Chính tả
Vương quốc vắng nụ cười
I.  ... u cuộc sống, biết vượt qua mọi khó khăn để đạt được những kết quả cao trong học tập, trong cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy- học :
- GV: tranh minh hoạ truyện trong SGK.
- HS: Thước kẻ, bút chì
III. Các hoạt động dạy- học :
	1. Hát
	2. Bài cũ : Kiểm tra một HS kể về một buổi cắm trại hay du lịch.
	3. Bài mới :
- Giới thiệu bài.
- GV kể chuyện lần 1 kết hợp giảng từ.
- GV kể lần 2 kết hợp chỉ tranh minh hoạ.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 1, 2.
- Cho HS kể chuyện trong nhóm.
- Cho HS thi kể chuyện trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hấp dẫn nhất.
4. Củng cố: 
- Nhận xét tiết học. Dặn về kể lại câu chuyện cho mọi người cùng nghe.
 5. Dặn dò :
- Về chuẩn bị nội dung cho tiết kể chuyện tuần sau.
- HS lắng nghe và quan sát tranh minh hoạ.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1, 2.
- HS kể trong nhóm, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể chuyện trước lớp.
- Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
Thứ sáu ngày 29 tháng 4 năm 2011
Toán
Ôn tập về các phép tính với phân số.
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Củng cố cách thực hiện cộng, trừ phân số. Tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ phân số.
	2. Kĩ năng: HS làm được bài tập 1, 2, 3.
	3. Thái độ: HS tích cực tự giác trong học tập
II. Phương tiện:
 - GV: phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy học.
	1. ổn định: Hát
 2. Kiểm tra bài cũ: Muốn quy đồng mẫu số các phân số ta làm như thế nào? Lấy ví dụ?
 3. Bài mới.
- Giới thiệu bài.
Bài 1.
- HS đọc yêu cầu bài.
+ Nêu cách cộng, trừ các phân số có cùng mẫu số?
- HS nêu và lớp làm bài bảng con, 1 số HS lên bảng chữa bài.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài:
Bài 2.
- HS trao đổi cách cộng, trừ phân số không cùng mẫu số.
- Nhận xét - ghi điểm.
- HS làm bài vào vở. 2 HS lên bảng làm bài.
Bài 3.
- HS làm bài vào phiếu, dán phiếu lên bảng nhận xét bài.
- GV nhận xét - tuyên dương.
 4. Củng cố: 
- Nhận xét tiết học. 
	5. Dặn dò.
- Về nhà làm bài tập 4. Chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật.
I. Mục đích, yêu cầu.
	1. Kiến thức: Ôn lại kiến thức về đoạn mở bài và kết bài trong bài văn miêu tả con vật.
	2. Kĩ năng: Thực hành viết mở bài và kết bài cho phần thân bài ( HS đã viết )để hoàn chỉnh bài văn miêu tả con vật.
	3. Thái độ: HS yêu quý các con vật.
II. Đồ dùng dạy học.
	- GV: Giấy khổ rộng và bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học.
 1. Hát
 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc đoạn văn tả ngoại hình và tả hoạt động của con vật?
 3. Bài mới.
- Giới thiệu bài. 
Bài 1. 
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Lớp quan sát ảnh sgk/141 và đọc nội dung đoạn văn:
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Trao đổi trả lời câu hỏi theo cặp, viết ra nháp:
- HS trao đổi.
- Trình bày.
- Lần lượt HS nêu từng câu, lớp nhận xét, trao đổi, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt ý đúng:
a. Tìm đoạn mở bài và kết bài:
- Mở bài: 2 câu đầu
- Kết bài: Câu cuối
b. Những đoạn mở bài và kết bài trên giống cách mở bài và kết bài nào em đã học.
- Mở bài gián tiếp
- Kết bài mở rộng.
c. Chọn câu để mở bài trực tiếp:
Chọn câu kết bài không mở rộng:
- Mở bài: Mùa xuân là mùa công múa.
- Kết bài: Chiếc ô màu sắc đẹp đến kì ảo xập xoè uốn lượn dưới ánh nắng xuân ấm áp.
Bài 2, 3: 
- 2 HS đọc yêu cầu bài.
- Viết đoạn mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài văn tả con vật em viết ở bài trước:
- Cả lớp viết bài. 2 HS viết bài vào phiếu.
- Trình bày:
- HS nối tiếp nhau đọc từng phần, dán phiếu.
- GV cùng HS nhận xét, trao đổi, bổ sung và ghi điểm HS có mở bài, kết bài tốt.
 4. Củng cố: 
- Nhận xét tiết học.
	5. Dặn dò.
- Về nhà hoàn thành cả bài văn vào vở. Chuẩn bị bài sau.
Khoa học
Trao đổi chất ở động vật.
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Trình bày được sự trao đổi chất của động vật với môi trường: động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường thức ăn, nước, khí ô - xi và phải thải ra những chất cặn bã, khí các - bô - níc, nước tiểu,...
2. Kĩ năng: Thể hiện sự trao đổi chất giữa động vật với môi trường bằng sơ đồ.
3. Thái độ: Giáo dục HS biết chăm sóc động vật.
II. Đồ dùng dạy- học : 
- GV: Giấy khổ to, bút dạ
- HS: Thước kẻ, bút chì
III. Các hoạt động dạy- học :
1. Hát
2. Bài cũ : Động vật ăn gì để sống ? Nêu ví dụ minh hoạ cho từng nhóm động vật theo thức ăn của chúng.
3. Bài mới :
Hoạt động 1: Những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở động vật.
	* Mục tiêu: HS tìm trong hình vẽ những gì động vật phải lấy từ môi trường và những gì phải thải ra môi trường trong quá trình sống.
	* Cách tiến hành:
- Quan sát hình 1/ 128 mô tả nhứng gì trên hình vẽ mà em biết?
- HS trao đổi theo cặp.
- Trình bày:
- Đại điện các nhóm nêu: Hình vẽ có 4 loài động vật và các loại thức ăn của chúng: bò ăn cỏ, nai ăn cỏ, hổ ăn bò, vịt ăn các loại động vật nhỏ dưới nước. Các loại động vật trên đều có thức ăn, nước uống, ánh sáng, không khí.
+ Những yếu tố nào động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường để duy trì sự sống?
- Để duy trì sự sống động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường: thức ăn, nước, khí ô-xi có trong không khí.
+ Động vật phải thường xuyên thải ra môi trường những gì trong quá trình sống?
- Động vật thải ra môi trường khí các-bon-níc, phân nước tiểu.
+ Quá trình trên được gọi là gì?
- Là quá trình trao đổi chất ở động vật.
+ Thế nào là quá trình trao đổi chất ở động vật?
- Là quá trình động vật lấy thức ăn, nước uống, khí ô-xi từ môi trường và thải ra môi trường khí các-bon-níc, phân, nước tiểu.
	* Kết luận: HS nêu lại quá trình trao đổi chất ở động vật.
Hoạt động 2: Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi chất ở động vật.
	* Mục tiêu: Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi chất ở động vật.
	* Cách tiến hành:
- Tổ chức HS hoạt động theo nhóm 4:
- N4 hoạt động.
- GV phát giấy và giao việc: vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật và giải thích:
- Các nhóm vẽ và cùng nhau giải thích.
- Trình bày:
- Đại diện nhóm trình bày, 
- GV nhận xét chung, khen nhóm có bài vẽ và trình bày tốt:
- Lớp nhận xét, bổ sung, trao đổi.
	* Kết luận: GV chốt ý trên.
4. Củng cố: 
- Nhắc lại ý chính của bài.
- Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu
Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu.
I. Mục đích, yêu cầu.
	1. Kiến thức: Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nguyên nhân ( Trả lời câu hỏi Vì sao? Nhờ đâu? Tại đâu?)
	2. Kĩ năng: Nhận biết trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu; thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu.
	3. Thái độ: HS ý thức tự giác trong học tập
II. Đồ dùng dạy học.
	- GV: Phiếu học tập, bút dạ.
	- HS: Thước kẻ, bút chì
III. Các hoạt động dạy học.
 1. Hát
 2. Kiểm tra bài cũ: Đặt câu có trạng ngữ chỉ thời gian và chỉ rõ trạng ngữ?
 3. Bài mới. 
- Giới thiệu bài. 
a. Nhận xét.
Bài tập 1, 2:
- 2 HS đọc nối tiếp.
- Lớp suy nghĩ trả lời:
Bài 1. Trạng ngữ Vì vắng tiếng cười trả lời câu hỏi: Vì sao vương quốc nọ buồn chán kinh khủng.
Bài 2: Trạng ngữ Vì vắng tiếng cười bổ sung ý nghĩa nguyên nhân vì vắng tiếng cười mà vương quốc nọ buồn chán kinh khủng.
b. Ghi nhớ:
- 3, 4 HS đọc ghi nhớ.
c. Luyện tập.
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu bài.
- GV đưa phiếu viết 3 câu lên bảng:
- HS viết vào nháp trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
- Trình bày:
- 3 HS lên gạch chân câu trên bảng, lớp nêu miệng.
- GV cùng HS nhận xét, bổ sung, thống nhất ý đúng:
- a) Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng, cần cù, cậu vượt lên đầu lớp.
 b. Vì rét, những cây lan trong chậu sắt lại.
 c. Tại Hoa mà tổ không được khen.
Bài 2. 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập. 1 HS làm vào phiếu bài tập.
- GV chấm , chữa bài.
- HS làm bài vào vở bài tập. 1 HS làm vào phiếu bài tập.
a. Vì học giỏi, Nam được cô giáo khen.
b. Nhờ bác lao công, sân trường lúc nào cũng sạch sẽ.
c.Tại vì mải chơi, Tuấn không làm bài tập. 
Bài 3. HS làm bài vào vở.
- Cả lớp đọc yêu cầu bài và suy nghĩ làm bài vào vở.
- Trình bày:
- Nối tiếp nhau đọc câu đã đặt.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhân xét - ghi điểm.
	4. Củng cố: 
- Nhận xét tiết học.
	5. Dặn dò.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài 65.
 Hoạt động tập thể
Nhận xét tuần 32
I. Mục tiêu:
- HS nắm được ưu nhược điểm của các hoạt động trong tuần để có hướng phấn đấu sửa chữa vươn lên.
- Đề ra kế hoạch hoạt động cho tuần 33.
II. Nội dung:
- Hướng dẫn HS nhận xét các hoạt động trong tuần.
1. Nhận xét :
- GV nhận xét chung về ý thức tổ chức kỉ luật, ý thức học tập, công tác vệ sinh lớp và khu vực được phân công.
Tồn tại: ...................................................
................................................................
................................................................
- GV tuyên dương những HS thực hiện tốt, nhắc nhở những HS thực hiện chưa tốt.
2. Kế hoạch :
- GV đề ra kế hoạch hoạt động cho tuần 33.
- Lớp trưởng nhận xét các hoạt động : đạo đức, học tập, thể dục- vệ sinh, hoạt động 15 phút đầu giờ...
- Cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến.
+ Tuyên dương :......................................
+ Phê bình :.............................................
- Duy trì tốt các nền nếp và các hoạt động.
- Thực hiện tốt việc bồi dưỡng HS giỏi và phụ đạo HS yếu.
- Tham gia các hoạt động của Đội.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 32.doc