Giáo án tổng hợp Tuần 5 Lớp 1

Giáo án tổng hợp Tuần 5 Lớp 1

Tiết 1: CHÀO CỜ

Tiết 2: Mĩ thuật:

VẼ NÉT CONG

Đ/c Tuyết soạn giảng

Tiết 3,4: Tiếng Việt: (T1,2)

BÀI 14: U – Ư

I. Mục tiêu

- Đọc được u, ư, nụ, thư; từ và câu ứng dụng. Viết được u, ư, nụ, thư.

 - Luyện nói 2 - 3 câu theo chủ đề : Thủ đô.

 - Rèn cho HS đọc, viết u, ư, nụ, thư thành thạo.

 - Giáo dục HS tính cẩn thận.

- Ghi chú: HS khá, giỏi biết đọc trơn. Em Lệ đọc, viết được u, ư, nụ, thư.

II. Chuẩn bị: - Bộ ghép chữ tiếng Việt.

- Một nụ hoa hồng (cúc), một lá thư (gồm cả phong bì ghi địa chỉ).

- Tranh minh hoạ câu ứng dụng và luyện nói theo chủ đề: Thủ đô.

 

doc 19 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 967Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp Tuần 5 Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
Ngày soạn: 25 /9 /2012
Ngày dạy: Sáng thứ hai, ngày 1 /10/2012
Tiết 1: CHÀO CỜ
Tiết 2: 	Mĩ thuật:
VẼ NÉT CONG
Đ/c Tuyết soạn giảng
Tiết 3,4: 	Tiếng Việt: (T1,2)
BÀI 14: U – Ư 
I. Mục tiêu 
- Đọc được u, ư, nụ, thư; từ và câu ứng dụng. Viết được u, ư, nụ, thư.
 	- Luyện nói 2 - 3 câu theo chủ đề : Thủ đô.
 	- Rèn cho HS đọc, viết u, ư, nụ, thư thành thạo.
 	- Giáo dục HS tính cẩn thận.
- Ghi chú: HS khá, giỏi biết đọc trơn. Em Lệ đọc, viết được u, ư, nụ, thư.
II. Chuẩn bị: 	- Bộ ghép chữ tiếng Việt.
- Một nụ hoa hồng (cúc), một lá thư (gồm cả phong bì ghi địa chỉ).
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng và luyện nói theo chủ đề: Thủ đô.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. KTBC: HS viết: lá mạ, da thỏ, thợ nề.
- Đọc bài t, th, Tìm tiếng có chứa âm t, th trong câu ứng dụng.
- GV nhận xét chung, ghi điểm.
2. Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài
- GV cầm nụ hoa hỏi: cô có cái gì ?
- Nụ dùng để làm gì?
- Trong chữ nụ, có âm và dấu thanh nào đã học?
- Hôm nay, các em học các âm mới: u 
2.2.Dạy chữ ghi âm
a) Nhận diện chữ : Âm u 
- Viết chữ u trên bảng và nói: chữ u in gồm một nét móc ngược và một nét sổ thẳng. Chữ u viết thường gồm nét xiên phải và hai nét móc ngược.
- Chữ u gần giống với chữ nào?
- So sánh chữ u và chữ i ?
- Yêu cầu HS tìm chữ u trong bộ chữ.
- Nhận xét, bổ sung.
b) Phát âm và đánh vần tiếng:
* Phát âm.
- GV phát âm mẫu: âm u.
- Gọi HS đọc âm u
* Giới thiệu tiếng:
- Theo dõi, chỉnh sữa cho HS.
- Có âm u muốn có tiếng nụ ta làm ta làm thế nào? 
- Yêu cầu cài tiếng nụ.
- Nhận xét và ghi tiếng nụ lên bảng.
- Gọi HS phân tích tiếng nụ.
* Hướng dẫn đánh vần
- GV hướng dẫn đánh vần 1 lân.
 nờ - u - nu - nặng - nụ
- GV chỉnh sữa cho HS. 
Âm ư (dạy tương tự âm u).
- Chữ “ư” viết như chữ u nhưng thêm một dấu râu trên nét sổ thẳng thứ hai.
- So sánh chữ “ư và chữ “u”.
- Phát âm, đánh vần: ư
 thờ - ư - thư
* Hướng dẫn viết:
- Viết mẫu và hướng dẫn cách viết 
 u nụ 
- Nhận xét, chỉnh sửa.
- Lưu ý: nét nối giữa th và ư.
 ư thư
- Nhận xét, chỉnh sửa
* Dạy tiếng ứng dụng:
- Ghi bảng: cá thu, đu đủ, thứ tự, cử tạ.
- Gạch chân những tiếng chứa âm mới học.
- Gọi đánh vần và đọc trơn tiếng.
- Gọi đọc trơn tiếng ứng dụng. 
- Gọi đọc toàn bảng.
 3. Củng cố tiết 1: 
- Tìm tiếng mang âm mới học.
Tiết 2
* Luyện đọc trên bảng lớp.
- Đọc âm, tiếng, từ lộn xộn.
- GV nhận xét.
* Luyện câu: Giới thiệu tranh rút câu ghi bảng: thứ tư, bé hà thi vẽ.
- Gọi đánh vần tiếng thứ, tư, đọc trơn tiếng.
- Gọi đọc trơn toàn câu.
- GV nhận xét.
* Luyện viết:
- GV hướng dẫn HS viết trên bảng.
- GV cho HS luyện viết ở vở Tập viết.
- Theo dõi và sữa sai. Chú ý: em Lệ, Duyên,
- Nhận xét cách viết.
* Luyện nói: Chủ đề luyện nói hôm nay là gì 
- Gợi ý bằng hệ thống các câu hỏi, giúp HS nói tốt theo chủ đề. VD:
- Trong tranh, cô giáo đưa HS đi thăm cảnh gì?
Chùa Một Cột ở đâu?
Hà nội được gọi là gì?
Mỗi nước có mấy thủ đô?
Em biết gì về thủ đô Hà Nội?
* Giáo dục tư tưởng tình cảm.
4. Củng cố: Gọi đọc bài, tìm tiếng mới mang âm mới học. 
5. Nhận xét, dặn dò: 
- Đọc viết bài thành thạo ở nhà.
- Xem trước bài x, ch.
- Viết bảng con
N1: lá mạ; N2: da thỏ, N3: thợ nề.
- 1 em
- Nụ (thư).
- Nụ hoa để cắm trang trí cho đẹp. 
- Có âm n, và dấu nặng.
- Theo dõi và lắng nghe.
- Chữ n viết ngược.
Giống: Cùng một nét xiên phải và một nét móc ngược.
Khác: u có 2 nét móc ngược, i có dấu chấm ở trên.
- Cài chữ u trên bảng cài.
- Lắng nghe.
- Quan sát phát âm nhiều lần
- cá nhân, nhóm, lớp.
- Ta thêm âm n trước âm u, dấu nặng dưới âm u.
- Cả lớp
- 1 em
- Đánh vần, đọc trơn cá nhân, nhóm 1, nhóm 2, lớp.
- HS lắng nghe.
- Giống nhau: Chữ ư như chữ u.
Khác nhau: ư có thêm dấu râu.
Lớp theo dõi hướng dẫn của GV.
* Nghỉ 1 phút
- Lớp theo dõi.
- Luyện viết bảng con
- Lớp theo dõi.
- Luyện viết bảng con
- Toàn lớp theo dõi, đọc thầm tìm tiếng có chứa âm u, ư.
- 1 em đọc, 1 em gạch chân: thu, đu, đủ, thứ, tự, cử.
- CN 6 em, nhóm 1, nhóm 2, lớp
- 1 em.
- Đại diện 2 nhóm, mỗi nhóm 2 em.
- âm mới học trong câu (tiếng thứ, tư).
- CN 6 em.
- Toàn lớp thực hiện.
- HS khá, giỏi đọc.
- HS viết trên bảng.
- HS luyện viết ở vở Tập viết.
“Thủ đô”.
- HS trả lời theo sự hiểu biết của mình.VD:
Chùa Một Cột.
Hà Nội.
Thủ đô.
Một.
Trả lời theo hiểu biết của mình.
- Toàn lớp thực hiện.
- Thực hiện đọc, viết bài ở nhà. 
Chiều thứ hai, ngày 1/10/2012, đ/c Thân soạn và dạy.
Sáng thứ ba, ngày 2 /10/2012, đ/c Thân soạn và dạy.
Ngày soạn: 26 /9 /2012
Ngày dạy: Chiều thứ ba, ngày 2 /10/2012
Tiết 1:	 Luyện Tiếng Việt:
X , CH
I. Mục tiêu:
- Giúp H đọc đúng, viết đúng các tiếng, từ và câu có chứa x, ch.
- Nâng cao kỉ năng đọc trơn cho H khá, giỏi ; H trung bình, yếu đọc đánh vần.
- Giáo dục HS tính cẩn thận.( Tuân, Đạt, Lệ, Duyên, ... )
II. Đồ dùng dạy học:	Vở bài tập 	
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: Viết củ từ, cá thu, thứ tự.
- Đọc bài u, ư.
- Nhận xét, sửa sai.
2. Bài mới:
a) Luyện đọc:
- Luyện đọc bài x, ch.
- Rèn thêm HS yếu đọc.
- Đọc bài theo nhóm.
- Khen nhóm đọc to trôi chảy.
- Đọc cả lớp.
b) Luyện viết: 
- Viết mẫu và hướng dẫn cách viết.
 x xe ch chó 
- Chữ nào cao 5 li?
- Các chữ còn lại cao mấy li?
- K/cách giữa các chữ là bao nhiêu? giữa các tiếng trong 1 từ là bao nhiêu?
- Theo dõi, giúp đỡ HS viết chậm.
c) Làm bài tập:
- Yêu cầu HS đọc các từ : thợ xẻ, xe ca, lá chè, quan sát hình vẽ rồi nối từ với hình thích hợp.
- Điền x hay ch làm tương tự trên.
- Chấm 1/3 lớp, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Đọc, viết thành thạo chữ x, ch các tiếng, từ có chứa x, ch. 
- Nhận xét giờ học.
- Viết bảng con, ba dãy viết ba từ.
- 2 em
- HS khá, giỏi đọc trơn, HS khá giỏi đọc trơn, HS trung bình đọc đánh vần toàn bài, 
- HS yếu đánh vần tiếng từ
- Các nhóm thi đọc, lớp theo dõi nhận xét.
- Lớp đọc đồng thanh 2 lần.
- Quan sát nhận xét.
- Chữ cao 5 li là h.
- Các chữ còn lại cao 2 li.
- K/cách giữa các chữ 1 ô li, giữa các tiếng trong từ 1 con chữ o.
- Luyện viết bảng con, viết vở ô li.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm VBT.
- Quan sát kĩ hình vẽ rồi điền x / ch vào vở bài tập.
 Xe lu, chợ cá. 
- Đọc lại bài 1 lần
Tiết 2:	Luyện Âm nhạc:
ÔN BAI HÁT: QUÊ HƯƠNG...+ MỜI BẠN...
Đ/c Lực soạn và dạy.
Tiết 3: 	Luyện Toán: 
SỐ 7
I. Mục tiêu
- Củng cố cho HS nắm chắc cách đọc, cách viết, cấu tạo số 7.
- Rèn cho HS cách so sánh, điền dấu các số trong phạm vi 7 thành thạo.
- Giáo dục HS tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị:	- Vở toán + bảng con.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Bài cũ: Điền dấu > , < , =
6.....7 5.......2 4......6 3.....7
- Nhận xét, sửa sai.
2. Bài mới:
Bài 1: Hướng dẫn HS viết số 7 vào 
 7 7 7 7 7 7
- Nhận xét, sửa sai.
Bài 2: Nhận biết số lượng và viết số tương ứng.
- Đưa các nhóm đồ vật có số lượng là 7, 4, 6
VD: 7 ô tô ; 4 con gà
- Hướng dẫn cách làm
 Nhận xét, sửa sai.
Bài 3: Viết số:
 * * * * * * * *
 * * * * * *
Làm mẫu 1 bài và hướng dẫn cách làm
Theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng
Bài 4: Viết dấu =
 7......6 2......5 7.......3 6.....6
 7......4 5......7 7.......1 6......7
 7......2 2......7 3.......1 7......7
- Nhận xét tuyên dương tổ làm tốt.
Bài 5: Dành cho HS khá giỏi: 
Tâm nuôi 7 con gà, Hoa nuôi 5 con gà. Tâm nói" Mình có nhiều gà hơn Hoa " Tâm nói có đúng không? Vì sao?
- Hướng dẫn HS đọc kĩ đề, và hướng dẫn cách làm.
3. Củng cố, dặn dò: Ôn lại các số từ 1 - 6.
- Nêu cấu tạo số 7.
- Làm lại các bài đã làm sai.
- Đọc viết thành thạo bài số 7.
- Lớp làm bảng con, 1 hs lên bảng làm
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Viết vào vở BT 2 hàng số 7.
- Quan sát đồ vật viết số lượng tương ứng vào bảng con.
- Viết số 7, số 4.
- Nêu yêu cầu bài tập
- Điền số vào VBT, 2 HS lên bảng điền
- Lớp nhận xét sửa sai
- Nêu yêu cầu.
- Làm vở ô li, 2 HS lên bảng làm.
- Đọc kĩ đề suy nghĩ trả lời
- Có 6 và 1, 1 và 6; 2 và 5, 5 và 2; 3 và 4, 4 và 3.
- Đọc lại các dãy số từ 1 - 7 , từ 7 - 1
Ngày soạn: 27/9/2012
 Ngày giảng: Thứ tư ngày 3 tháng 10 năm 2012
Tiết 1: 	Toán:
 	SỐ 8
I. Mục tiêu: Giúp HS:	- Biết 7 thêm 1 được 8, viết số 8.
 - Đọc, viết được từ 1 đến 8, biết so sánh các số trong phạm vi 8, biết vị trí số 8 trong dãy số từ 1 đến 8.
 - HS biết trình bày bài làm.
II. Đồ dùng dạy học:	- Nhóm các đồ vật có đến 8 phần tử (có số lượng là 8).
- Mẫu chữ số 8 in và viết. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. KTBC: Yêu cầu các em đếm từ 1 đến 7 và ngược lại, nêu cấu tạo số 7.
Viết số 7.
Nhận xét KTBC.
2. Bài mới: Giới thiệu bài ghi đề 
* Lập số 8.
- GV quan sát hình các bạn đang chơi trong SGK (hoặc hình khác nhưng cùng thể hiện ý có 7 đồ vật thêm 1 đồ vật) hỏi: 
- Có mấy bạn đang chơi?
- Có mấy bạn đang chạy tới?
- Vậy 7 bạn thêm 1 bạn là mấy bạn?
- GV yêu cầu các em lấy 7 chấm tròn thêm 1 chấm tròn trong bộ đồ dùng học tập và hỏi:
Có tất cả mấy chấm tròn?
Gọi HS nhắc lại.
GV treo 7 con tính thêm 1 con tính và hỏi:
Hình vẽ trên cho biết gì?
Gọi HS nhắc lại.
- GV kết luận: 8 học sinh, 8 chấm tròn, 8 con tính đều có số lượng là 8.
* Giới thiệu chữ số 8 in và chữ số 8 viết
- GV treo mẫu chữ số 8 in và chữ số 8 viết rồi giới thiệu cho HS nhận dạng chữ số 8 in và viết.
- Gọi HS đọc số 8.
* Nhận biết thứ tự của số 8 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6,7, 8.
- Hỏi: Trong các số đã học từ số 1 đến số 8 số nào bé nhất.
- Số liền sau số 1 là số mấy? Và hỏi để điền cho đến số 8.
- Gọi HS đếm từ 1 đến 8, từ 8 đến 1.
- Vừa rồi em học toán số mấy?
- Gọi lớp lấy bảng cài số 8.
- Nhận xét.
- Hướng dẫn viết số 8
2. Luyện tập: 
Bài 1: HS nêu yêu cầu của đề.
Yêu cầu học sinh viết số 8 vào vở 
Bài 2: HS nêu yêu cầu của đề.
- Cho HS quan sát hình vẽ và đặt vấn đề để học sinh nhận biết được cấu tạo số 8.
8 gồm 7 và 1, gồm 1 và 7.
8 gồm 6 và 2, gồm 2 và 6.
8 gồm 5 và 3, gồm 3 và 5.
8 gồm 4 và 4.
Từ đó viết số thích hợp vào ô trống.
Bài 3: HS nêu yêu cầu của đề.
- Cho HS quan sát các mô hình SGK rồi viết số thích hợp vào ô trống.
Bài 4: HS nêu yêu cầu của đề.( dành HS k ...  2 em
- 2 em
* Nghỉ 1 phút.
- 3 em.
- Vẽ chị kẻ vở cho hai bé.
- 2 em đọc, sau đó cho đọc theo nhóm, lớp. Tìm âm mới học trong câu (tiếng kha, kẻ).
- 6 em.
- Luyện viết ở vở Tiếng Việt 
- “ù ù, vo vo, vù vù, ro ro, tu tu”.
- HS luyện nói theo hệ thống câu hỏi.
- Cối xay, bão, đàn ong bay, đạp xe, còi tàu.
- ù ù, vo vo, vù vù, ro ro, tu tu.
- Chiếp chiếp, quác quác,
- Sấm: ầm ầm.
- Vi vu.
- Chia làm 2 nhóm để bắt chước tiếng kêu.
- HS lắng nghe.
- HS thi nhau tìm tiếng có chứa âm vừa học
- Thực hiện đọc, viết bài ở nhà thành thạo.
Tiết 3: Thể dục:
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ – TRÒ CHƠI
Đ/c Nhi soạn và dạy.
Tiết 4:	Toán: 
SỐ 9
I. Yêu cầu:
 1. Kiến thức: - Biết 8 thêm 1 được 9, viết được số 9 ; đọc, đếm được từ 1 đến 9. 
 - Biết so sánh các số trong phạm vi 9, biết vị trí số 9 trong dãy số từ 1 đến 9.
 2. Kĩ năng: Rèn cho HS có kĩ năng đọc, viết số 9 thành thạo.
 3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, say mê học toán.
 *Ghi chú: Bài tập cần làm: bài 1, bài 2, bài 3, bài 4. Riêng em Lệ làm bài 1, 3.
II. Chuẩn bị: - Hình 9 bạn trong SGK phóng to. -Nhóm các đồ vật có đến 9 phần tử.
 - Mẫu chữ số 9 in và viết.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Bài cũ: Yêu cầu các em đếm từ 1 đến 8 và ngược lại, nêu cấu tạo số 8.
- Viết số 8.
- Nhận xét KTBC.
2. Bài mới: Giới thiệu bài ghi đề.
* Lập số 9.
+ GV cho HS xem hình các bạn đang chơi trong SGK (hoặc hình khác nhưng cùng thể hiện ý có 7 đồ vật thêm 1 đồ vật) hỏi: 
Có mấy bạn đang chơi?
Có thêm mấy bạn muốn chơi?
Vậy 8 bạn thêm 1 bạn là mấy bạn?
Cho HS nhắc lại.
+ GV yêu cầu các em lấy 8 chấm tròn thêm 1 chấm tròn trong bộ đồ dùng học tập và hỏi:
Có tất cả mấy chấm tròn?
Gọi HS nhắc lại.
+ GV treo 8 con tính thêm 1 con tính và hỏi:
Hình vẽ trên cho biết gì?
Gọi HS nhắc lại.
GV kết luận: 9 học sinh, 9 chấm tròn, 9 con tính đều có số lượng là 9.
* Giới thiệu chữ số 9 in và chữ số 9 viết
- GV treo mẫu chữ số 9 in và chữ số 9 viết rồi giới thiệu cho HS nhận dạng chữ số 9 in và viết.
- Gọi HS đọc số 9.
* Nhận biết thứ tự của số 9 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6,7, 8.9.
- Số 9 đứng liền sau số nào?
- Số nào đứng liền trước số 9?
- Những số nào đứng trước số 9?
- Gọi học sinh đếm từ 1 đến 9, từ 9 đến 1.
- Vừa rồi em học toán số mấy?
- Gọi lớp lấy bảng cài số 9.
- Nhận xét.
* Hướng dẫn viết số 9
Bài 1: HS nêu yêu cầu của đề.
- Yêu cầu HS viết số 9 vào vở ô li.
Bài 2: HS nêu yêu cầu của đề.
- Cho HS quan sát hình vẽ và đặt vấn đề để HS nhận biết được cấu tạo số 8.
9 gồm 8 và 1, gồm 1 và 8.
9 gồm 7 và 2, gồm 2 và 7.
9 gồm 6 và 3, gồm 3 và 6.
9 gồm 5 và 4, gồm 4 và 5.
- Từ đó viết số thích hợp vào ô trống.
Bài 3: HS nêu yêu cầu của đề.
- Thực hiện ở bảng con theo cột.
Bài 4: HS nêu yêu cầu của đề.
- Cho HS làm VBT và nêu kết quả.
- GV cần lưu ý sửa sai cột 3 cho HS.
Bài 5: (Dành cho HS giỏi ) nêu yêu cầu của đề.
dựa vào thứ tự dãy số từ 1 đến 9 để điền số thích hợp vào các ô trống. 
- Cùng HS nhận xét sửa sai
3. Củng cố: Gọi HS nêu lại cấu tạo số 9.
- Số 9 lớn hơn những số nào?
- Những số nào bé hơn số 9?
- Nhận xét tiết học, tuyên dương.
4. Dặn dò:
- Làm lại các bài tập ở nhà, xem bài mới.
- 4 HS đếm và nêu cấu tạo số 8.
- Thực hiện bảng con và bảng lớp.
- Nhắc lại
- Quan sát và trả lời:
8 bạn.
1 bạn
9 bạn.
- Thực hiện trên bộ đồ dùng học tập.
- 9 chấm tròn.
Nhắc lại.
- 8 con tính thêm 1 con tính là 9 con tính.
Nhắc lại.
- Quan sát và đọc số 9.
Số 8.
Số 8.
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8,
- đếm từ 1 đến 9, ngược lại.
Số 9
- Thực hiện cài số 9.
- Viết bảng con số 9.
- Viết 3 hàng số 9 vào vở ô li.
9 gồm 8 và 1, gồm 1 và 8.
9 gồm 7 và 2, gồm 2 và 7.
9 gồm 6 và 3, gồm 3 và 6.
9 gồm 5 và 4, gồm 4 và 5.
- Viết vào bang con, 2 HS lên bảng làm.
- Thực hiện bảng con.
- Làm VBT nêu kết quả.
8 < 9 ; 7 < 8 ; 7 < 8 < 9
9 > 8 ; 8 > 7 ; 6 < 7 < 8
- HS giỏi làm vào vở ô li, 1 em lên bảng làm
- 9 gồm 8 và 1, gồm 1 và 8; ...
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8.
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8. 
- Thực hiện làm bài tập ở nhà.
Sáng thứ sáu, ngày 5 /10/2012
Đ/c Thân soạn và dạy.
Ngày dạy: Chiều thứ sáu, ngày 5 /10/2012
Tiết 1:	Luyện Tiếng Việt:
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
- Đọc được : x, k, r, s, u, ư, ch, kh các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 17 đến bài 20.
- Viết được : x, k, r, s, u, ư, ch, kh các từ ngữ ứng dụng từ bài 17 đến bài 20; Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể :thỏ và sư tử
- Rèn cho HS có kĩ năng đọc viết các âm, từ đã học thành thạo.
- Giúp HS làm đúng các bài tập với dạng nối, điền.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Bài cũ: Viết: kì cọ, cá kho
- Đọc bài k, kh.
- Nhận xét, sửa sai.
2. Bài mới:
a) Luyện đọc: HS đọc đúng tiếng, từ, câu có chứa x, k, r, s, u, ư, ch, kh.
- Luyện đọc bài âm ôn tập
- Nhận xét chỉnh sửa
- Rèn cho một số HS đọc yếu
- Thi đọc bài giữa các nhóm.
- Tuyên dương nhóm đọc tốt, nhắc nhở khuyến khích nhóm đọc còn chậm.
- Đọc bài cả lớp
b) Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 1: Nối: Hướng dẫn HS đọc các từ ở 2 cột rồi nối từ ở cột trái với từ ở cột phải để tạo thành câu có nghĩa. 
 Chữ khế
 Su số
 Rổ su
- GV nhận xét sửa sai.
Bài 2: Điền tiếng vào chỗ chấm.
 ......... ......
- Nhận xét, sửa sai.
Bài 3: Viết : 1 hàng từ kẻ ô, 1 hàng từ rổ khế
- Viết mẫu lên bảng lớp và hướng dẫn cách viết.
- Khoảng cách giữa các chữ là bao nhiêu?
- K cách giữa các tiếng trong một từ là ntn?
- Hướng dẫn HS viết vào vở ô li
- Theo dõi giúp đỡ những HS còn chậm.
3. Củng cố dặn dò: đọc lại bài
- Nhận xét giờ học, xem trước bài n, m
- Viết bảng con.
- 2 em đọc bài k, kh.
- Luyện đọc cá nhân: HS khá, giỏi đọc trơn toàn bài ; HS trung bình đánh vần toàn bài; HS yếu đánh vần tiếng, từ ứng dụng.
- Các nhóm thi đọc, lớp theo dõi nhận xét tuyên dương nhóm đọc to, rõ ràng, trôi chảy.
- Lớp đọc bài 2 lần.
- HS nêu yêu cầu bài tập
 Chữ khế
 Su số
 Rổ su
- HS nêu yêu cầu BT, làm vào vở
 Chó rổ
Quan sát GV viết mẫu.
- Cách nhau 1 ô li
- Cách nhau con chữ o
- Luyện viết bảng con
- Viết vào vở ô li mỗi chữ 1 hàng
- Đọc lại các tiếng từ trên bảng.
Tiết 2: Tiếng Việt: 
LUYỆN VIẾT XE CHỈ, KẺ Ô, RỔ KHẾ
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Nắm được cấu tạo, độ cao, khoảng cách giữa các con chữ, khoảng cách giữa các tiếng 
- Rèn cho HS có kĩ năng viết đúng, đẹp, trình bày sạch sẽ.
- Giáo dục HS biết giữ gìn vở sạch, rèn chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:	viết sẳn các tiếng + Vở ô li
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Bài cũ: Viết : kẽ hở, khe đá.
- Nhận xét, sửa sai.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1:
+ Mục tiêu: HS nắm chắc quy trình viết chữ: xe chỉ, kẻ ô, rổ khế.
+ Tiến hành:
- yêu cầu HS đọc các âm, tiếng, từ trên bảng. 
- Bài viết có những âm nào?
- Những chữ nào viết cao 5 ô li ?
- Những chữ nào viết cao 2 ô li ?
- Những chữ nào viết cao 2,25 ô li ?
- Những chữ nào viết cao 3 ô li ?
- Khi viết khoảng cách giữa các chữ ntn?
- Khi viết các tiếng trong một từ thì viết ntn?
* Hoạt động 2: Luyện viết:
+ Mục tiêu: viết đúng đẹp các chữ : xe chỉ, kẻ ô, rổ khế.
+ Tiến hành:
- Viết mẫu và hướng dẫn cách viết 
- Chỉnh sửa.
- Thu chấm, nhận xét, sửa sai.
3. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
- Luyện viết ở nhà mỗi chữ 1 dòng.
- Lớp viết bảng con, 2 em lên bảng viết.
- Quan sát đọc cá nhân, lớp.
x, e, c, h, i, k, ô, r
h, k
 e , x, i , c, ô
r
t
Cách nhau 1 ô li
Cách nhau một con chữ o
- Quan sát và nhận xét.
- Luyện viết bảng con
- Viết vào vở ô li.
- Viết xong nộp vở chấm.
- Đọc lại các tiếng từ trên bảng.
Tiết 3: 	 Hoạt động tập thể:
HOẠT ĐỘNG LÀM SẠCH ĐẸP TRƯỜNG LỚP (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
1) HS hiểu:	- Một số biểu hiện cụ thể của việc giữ vệ sinh trường lớp.
 	- Lý do vì sao cần giữ vệ sinh trường lớp.
2) HS biết làm một số công việc cụ thể để giữ gìn vệ sinh trường lớp. 
3) HS có thái độ đồng tình với những việc làm đúng để giữ vệ sinh trường lớp. 
II. Chuẩn bị:	- Khẩu trang, chậu nước, chổi, ...
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Khởi động: Cả lớp hát bài “Em yêu trường em” lời một.
GV hỏi : - Bài hát nói lên điều gì? 
- Em sẽ làm gì để thể hiện tình cảm đó?
- Vậy giữ gìn trường lớp sạch đẹp là làm những việc gì? Các em sẽ biết được điều đó qua bài học hôm nay: Hoạt động làm sạch đẹp trường lóp.
1. Hoạt động 1: Thu thập thông tin
(Hđ cả lớp)
* Mục tiêu: Biết một số biểu cụ thể việc giữ vệ sinh trường lớp.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS hãy nêu lên một số việc làm để giữ vệ sinh trường lớp 
- HS nêu nhận xét, bổ sung.
*Kết luận : Các em cần có những hành vi đúng để giữ gìn vệ sinh trường lớp.
2. Hoạt động 2: Thảo luận.
* Mục tiêu: Hiểu vì sao phải giữ vệ sinh trường lớp.
* Cách tiến hành:
 - GV hỏi: Vì sao các em cần phải giữ gìn vệ sinh trường lớp ?
 - Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
 - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
* Kết luận: Cần phải giữ vệ sinh trường lớp để các em được sinh hoạt, học tập trong môi trường trong lành.
3. Hoạt động 3: Thực hành vệ sinh lớp học. ( Hoạt động cả lớp).
* Mục tiêu: Biết cách giữ vệ sinh trường lớp. 
* Cách tiến hành:
 a. GV cho HS quan sát vệ sinh lớp của mình và nhận xét xem lớp có sạch sẽ không ? Vì sao ?
 - HS nhận xét.
b. GV hướng dẫn cho HS thực hành 
 - GV yêu cầu HS quan sát lớp học sau khi đã thu dọn và nêu nhận xét.
* Kết luận: Mỗi HS cần tham gia làm các việc cụ thể, vừa sức mình để giữ vệ sinh trường lớp. Đó vừa là quyền, vừa là bổn phận của các em.
4. Hoạt động tiếp nối: 
- Luôn giữ vệ sinh trường lớp. 
ột số biểu cụ thể việc giữ vệ sinh trường
- Lớp hát.
- Tình cảm của HS đối với ngôi trường của mình.
- Yêu trường, giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- HS trả lời.
- HS nêu: Không ngạc nhổ, không vứt rác bừa bãi, đại tiểu, tiện đúng nơi quy định, không làm bẩn bàn ghế
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm đôi.
HS trình bày.
HS lắng nghe. 
- HS quan sát thực tế vị trí HS đang ngồi học, mặt bàn, ghế, hộc bàn, dưới chân, xung quanh lớp học.
- HS thực hành thu dọn rác tại vị trí ngồi học của mình, đem bỏ rác vào sọt rác.
- HS lắng nghe. 
- HS thực hiện mỗi ngày.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 1 TUAN 5 2012.doc