Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 1 - Chủ điểm: Uống nước nhớ nguồn

Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 1 - Chủ điểm: Uống nước nhớ nguồn

 Hoạt động ngoài giờ chính khóa:

CHỦ ĐIỂM: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

Tiết 15: NGHE KỂ CHUYỆN VỀ CÁC ANH HÙNG DÂN TỘC

I. MỤC TIÊU:

 - Học sinh biết thế nào là anh hùng dân tộc.

 - Học sinh biết được tên, tuổi và những công đức của một số anh hùng dân tộc của Việt Nam ta trong lịch sử đấu tranh giữ nước

 - Tự hào, kính trọng và biết ơn các anh hùng dân tộc.

 - Tích cực học tập, rèn luyện phấn đấu theo gương các anh hùng dân tộc.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

 Các tư liệu về các anh hùng dân tộc.

 

doc 4 trang Người đăng hungdq21 Ngày đăng 04/06/2022 Lượt xem 448Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và xã hội Lớp 1 - Chủ điểm: Uống nước nhớ nguồn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Hoạt động ngoài giờ chính khóa:
CHỦ ĐIỂM: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
Tiết 15: NGHE KỂ CHUYỆN VỀ CÁC ANH HÙNG DÂN TỘC 
I. MỤC TIÊU:
 - Học sinh biết thế nào là anh hùng dân tộc.
 - Học sinh biết được tên, tuổi và những công đức của một số anh hùng dân tộc của Việt Nam ta trong lịch sử đấu tranh giữ nước
 - Tự hào, kính trọng và biết ơn các anh hùng dân tộc.
 - Tích cực học tập, rèn luyện phấn đấu theo gương các anh hùng dân tộc.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: 
 Các tư liệu về các anh hùng dân tộc. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Ho¹t ®éng cña gi¸o viªn
Ho¹t ®éng cña häc sinh
Bước 1: Chuẩn bị:
- GV thông báo cho hs về nội dung hình thức của hoạt động.
- Hướng dẫn hs tự tìm hiểu, sưu tấm tư liệu
Bước 2: Giới thiệu:
- Đội văn nghệ biểu diễn tiết mục văn nghệ hướng vào chủ đề, như bài : Như có Bác Hồ
- Giáo viên đưa ra câu hỏi gợi mở
+ Bài hát vừa rồi nói đến nhân vật nào?
 + Em biết gì về Bác Hồ?
GV giới thiệu nội dung bài học.
Bước 3: Kể chuyện:
- Những người như thế nào thì được gọi là anh hùng dân tộc?
- Giáo viên kết luận: Anh hùng dân tộc là những người có công kiệt xuất trong cuộc đấu tranh cho sự trường tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam, được nhân dân suy tôn làm anh hùng và ghi danh vào lịch sử dân tộc Việt Nam. Anh hùng dân tộc thường xuất hiện ở bước ngoặt lịch sử của dân tộc, trở thành biểu tượng và niềm tự hào bất diệt của dân tộc. Như vậy, Anh hùng dân tộc là danh hiệu cao quý hơn Anh hùng (là người tài năng xuất chúng, công to, đức cả khiến mọi người đều kính phục) và các danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và Anh hùng lao động ở Việt Nam.
Trong suốt lịch sử hàng nghìn năm bảo vệ và phát triển đất nước của dân tộc Việt Nam đã xuất hiện nhiều anh hùng tiêu biểu. Năm 2013, lần đầu tiên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa ra danh sách 14 vị anh hùng tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam để tôn vinh Anh hùng dân tộc theo thứ tự thời gian như sau:
 - Hùng Vương: quốc tổ của Việt Nam.
- Hai Bà Trưng, tức Trưng Trắc và Trưng Nhị: 2 nữ thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của Nhà Hán.
- Lý Nam Đế, tức Lý Bí: thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của Nhà Lương, lập ra Nhà Tiền Lý và nước Vạn Xuân. 
- Cuối cùng là Bác Hồ Chí Minh: vị lãnh tụ của phong trào giành độc lập của Việt Nam thời Pháp thuộc, là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và là người khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa độc lập. Ông dẫn dắt Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống lại quân xâm lược Nhật, Pháp và Mỹ.
- Gv kể cho học sinh nghe câu chuyện về Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, về Bác Hồ.
Sau mỗi câu chuyện gv hỏi:
Câu chuyện kể về ai?
Em học được đức tính gì ở người anh hùng đó?
Học sinh thảo luận
Giáo viên kết luận, nhắc nhở HS tự hào, kính trọng các vị anh hùng dân tộc đồng thời chăm chỉ học tập rèn luyện theo gương các vị anh hùng dân tộc và gần gũi nhất là Bác Hồ kính yêu.
- GV cho cả lớp đọc 5 điều Bác hồ dạy.
Bước 4: Tổng kết- Đánh giá
GV nhận xét ý thức, thái độ học tập của HS.
Dặn dò tiết sau.
Lắng nghe
- HS trả lời
- Lắng nghe. HS nhắc lại tên bài
- HS trả lời
- HS lắng nghe 
- HS lắng nghe 
- HS trả lời
- HS lắng nghe 
- HS cả lớp đọc 5 điều Bác hồ dạy.
Tư liệu:
- Những người như thế nào thì được gọi là anh hùng dân tộc?
- Anh hùng dân tộc là những người có công kiệt xuất trong cuộc đấu tranh cho sự trường tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam, được nhân dân suy tôn làm anh hùng và ghi danh vào lịch sử dân tộc Việt Nam. Anh hùng dân tộc thường xuất hiện ở bước ngoặt lịch sử của dân tộc, trở thành biểu tượng và niềm tự hào bất diệt của dân tộc. Như vậy, Anh hùng dân tộc là danh hiệu cao quý hơn Anh hùng (là người tài năng xuất chúng, công to, đức cả khiến mọi người đều kính phục) và các danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và Anh hùng lao động ở Việt Nam.
Trong suốt lịch sử hàng nghìn năm bảo vệ và phát triển đất nước của dân tộc Việt Nam đã xuất hiện nhiều anh hùng tiêu biểu. Năm 2013, lần đầu tiên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa ra danh sách 14 vị anh hùng tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam để tôn vinh Anh hùng dân tộc theo thứ tự thời gian như sau:
 - Hùng Vương: quốc tổ của Việt Nam.
- Hai Bà Trưng, tức Trưng Trắc và Trưng Nhị: 2 nữ thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của Nhà Hán.
- Lý Nam Đế, tức Lý Bí: thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của Nhà Lương, lập ra Nhà Tiền Lý và nước Vạn Xuân.
- Cuối cùng là Bác Hồ Chí Minh: vị lãnh tụ của phong trào giành độc lập của Việt Nam thời Pháp thuộc, là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và là người khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa độc lập. Ông dẫn dắt Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống lại quân xâm lược Nhật, Pháp và Mỹ.
Ngô Quyền: vị tướng đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, lập ra Nhà Ngô.
Đinh Tiên Hoàng, tức Đinh Bộ Lĩnh: người đánh bại 12 sứ quân và thống nhất Việt Nam, lập ra Nhà Đinh và nước Đại Cồ Việt.
Lê Đại Hành tức Lê Hoàn: vị tướng đánh bại quân Tống, lập ra Nhà Tiền Lê.
Lý Thái Tổ, tức Lý Công Uẩn: người sáng lập ra Nhà Lý, có công dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long.
Lý Thường Kiệt: vị tướng của nhà Lý có công đánh bại quân Tống xâm lược.
Trần Nhân Tông: vị vua anh minh của Nhà Trần và là người lãnh đạo nhân dân chống quân Mông Cổ và quân Nguyên xâm lược.
Trần Hưng Đạo, tức Trần Quốc Tuấn: vị tướng của Nhà Trần và 3 lần chỉ huy nhân dân đánh bại quân Mông - Nguyên.
Lê Thái Tổ, tức Lê Lợi: thủ lĩnh cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh, lập ra Nhà Hậu Lê.
Nguyễn Trãi: nhà văn hóa và tư tưởng lỗi lạc của nhà Hậu Lê.
Quang Trung, tức Nguyễn Huệ: thủ lĩnh cuộc Khởi nghĩa Tây Sơn, đánh dẹp vua Lê – chúa Trịnh và chúa Nguyễn giúp thống nhất Việt Nam, đồng thời đánh bại quân Xiêm và quân Thanh xâm lược, lập ra Nhà Tây Sơn.
Hồ Chí Minh: vị lãnh tụ của phong trào giành độc lập của Việt Nam thời Pháp thuộc, là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và là người khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa độc lập. Ông dẫn dắt Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống lại quân xâm lược Nhật, Pháp và Mỹ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_1_chu_diem_uong_nuoc_nho_nguo.doc