Giáo án Tuần 27 Lớp 1

Giáo án Tuần 27 Lớp 1

TUẦN 27

Tập đọc

 HOA NGỌC LAN

I.MỤC TIÊU:

 - Đọc trơn cả bài. Đọc được các từ ngữ: hoa ngọc lan, dày, lấp ló, ngan ngát, khắp vườn.Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.-Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu mến cây hoa ngọc lan của bạn nhỏ.

- Trả lời câu hỏi 1, 2 (SGK.)

-HS khá giỏi trả lời được tên các loài hoa trong ảnh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

· Tranh minh hoạ bài tập đọc và phần luyện nói trong sgk

 

doc 24 trang Người đăng Nobita95 Lượt xem 1258Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 27 Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Tập đọc
 HOA NGỌC LAN
I.MỤC TIÊU:
 - Đọc trơn cả bài. Đọc được các từ ngữ: hoa ngọc lan, dày, lấp ló, ngan ngát, khắp vườn...Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.-Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu mến cây hoa ngọc lan của bạn nhỏ.
- Trả lời câu hỏi 1, 2 (SGK.)
-HS khá giỏi trả lời được tên các loài hoa trong ảnh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh minh hoạ bài tập đọc và phần luyện nói trong sgk
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
1/Bài cũ: * 2 HS đọc bài Vẽ ngựa và trả lời câu hỏi
- Tại sao nhìn tranh bà lại không đoán được bé vẽ con gì?
- Gọi HS lên bảng viết các từ: vì sao, bức tranh, trông nom, trông thấy 
- GV nhận xét cho điểm HS
Tiết 1
2/Bài mới
* Giới thiệu bài: * Giới thiệu tranh bài tập đọc và hỏi:
- Bức tranh vẽ cảnh gì?
- GV: Hôm nay ta học bài : “Hoa ngọc lan”
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc
* GV đọc mẫu lần 1
- Chú ý giọng đọc chậm, nhẹ nhàng, thiết tha, tình cảm
Hoạt động 2: HD HS luyện đọc các tiếng từ
* GV ghi các từ : hoa ngọc lan, lá dày, lấp ló, ngan ngát, khắp, sáng sáng, xoè ra lên bảng và cho HS đọc 
- GV giải nghĩa từ :ngan ngát
Hoạt động 3: Luyện đọc câu
- Chỉ vào đầu từng câu
Hoạt động 4: LĐ đoạn , bài
* Cho HS đọc đoạn 1 
Cho HS đọc đoạn 2.
Cho HS đọc đoạn 3
Cho HS đọc cả bài.
* Thi đọc trơn cả bài
* Mỗi tổ cử 1 HS đọc, 1 HS chấm điểm
- GV nhận xét cho điểm
Hoạt động 5 Ôn các vần ăm, ăp
* Tìm tiếng trong bài có vần ăp trong bài?
- Cho HS đọc và phân tích tiếng vừa tìm 
- Tìm tiếng ngoài bài có vần ăm, ăp?
- Cho HS đọc câu mẫu trong sgk
- Cho HS tìm và nói câu chứa tiếng có vần ăm, ăp theo nhóm
- Nhận xét tiết học.
Tiết 2
Hoạt động 1 Tìm hiểu bài đọc và luyện đọc
* GV đọc mẫu lần 2
- Cho HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi
- Hoa lan có màu gì?
- Gọi HS đọc đoạn 2, 3 và trả lời câu hỏi
- Hương hoa lan thơm như thế nào?
Hoạt động 2 Thi đọc trơn cả bài
* Mỗi nhóm cử 1 bạn lên thi đọc
- GV nhận xét, cho điểm
Hoạt động 3
Luyện nói: kể tên các loài hoa mà em biết
* GV cho HS quan sát tranh , hoa thật rồi yêu cầu các em gọi tên các loài hoa đó
- HS nói thêm những điều mình biết về loài hoa mà mình kể VD: hoa có màu gì? Cánh to hay nhỏ? Lá nó như thế nào? Hoa đó nở vào mùa nào? 
- Cho HS luyện nói
- GV nhận xét cho điểm.
3/ Củng cố dặn dò: * Hôm nay học bài gì?
- Cho1 HS đọc lại toàn bài và trả lời câu hỏi:
- Dặn HS về đọc lại bài ở nhà
Chuẩn bị bài “ Nhà bà ngoại”
Nhận xét tiết học.
Hoạt động của học sinh
* HS đọc bài , lớp theo dõi kiểm tra, nhận xét bạn
- Vì bé vẽ ngựa chẳng ra hình con ngựa.
- HS dưới lớp viết bảng con
- Lắng nghe.
* HS thi đọc đoạn, bài nối tiếp mỗi HS một câu .
HS đọc, HS chấm điểm
- Lắng nghe.
* Tìm chỉ trên bảng: khắp 
- Phân tích cá nhân
- HS thi đua giữa các nhóm với nhau viết bảng con.
- 4-5 em đọc ,đọc đồng thanh.
* Lắng nghe nhận biết cách đọc
* 3 đến 5 HS đọc bài
Cả lớp đồng thanh
- Lắng nghe.
-Mỗi một câu 2 HS đọc
Mỗi bàn đọc 1 câu, đọc nối tiếp
-3 HS
-3 HS đọc nối tiếp.
-2 HS đọc cả bài. Cả lớp đọc đồng thanh
- Thảo lận luyện nói nhóm 2, đại diên một số nhóm nói trước lớp.
- Lắng nghe.
- 2-3 em đọc.
- Hoa lan có màu trắng ngần.
- HS trả lời câu hỏi
- Hương hoa lan thơm ngan ngát.
* HS thi đọc trơn giữa các nhóm, các tổ với nhau
- Lắng nghe.
* HS thực hành hỏi đáp theo mẫu
- Luyện nói theo nhóm 4 nhưũng hhiểu biết về loài hoa:VD hoa có màu đỏ;hồng; vàng ;tím.Cánh hao to,nhỏ.Lá màu xanh,vàng tím,nở mùa thu ,xuân
- Các thành viên trong nhóm lần lượt nói trước lớp.
* Hoa ngọc lan
- Theo dõi đọc thầm
- HS lắng nghe* Lắng nghe.
- Bà đang cài hoa lan lên tóc bé
- Lắng nghe.
TOÁN
 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
-Biết đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số; biết tìm số liền sau của một số; biết phân tích số có hai chữõ số thành tổng của số chục và số đơn vị. 
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1/ Bài cũ
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập
 Bài điền dấu thích hợp vào ô trống ( > , < , = )
a) 27  38	b) 54 . 59	
c) 45 . 54 37 .37
 12 . 21	 64 ..71
- HD sửa bài,
- GV nhận xét
- HS dưới lớp làm vào BC
2/Bài mới:
 * GV giới thiệu bài: “ Luyện tập ”
Bài 1
* Gọi HS nêu yêu cầu bài 1
-Đọc số cho HS làm bài
- Hướng dẫn chữa bài trên bảng.
Bài 2: (a, b)* HS nêu yêu cầu
- Gọi 1 HS đọc mẫu
- GV hướng dẫn cách làm bài cho làm theo nhóm.
- Chữa bài,gọi đại diện đọc bài làm
Bài 3:cột a, b) * Gọi 1 HS nêu yêu cầu 
- HD HS làm bài theo nhóm 2 và sửa bài
- Chữa bài ,gọi từng cặp nêu kết quả thảo luận.
Bài 4: * Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài 4
- Gọi 1 HS đọc mẫu
- Cho HS làm bài và sửa bài
* Lắng nghe
* Nêu mục đích yêu cầu bài tập 
- Cả lớp làm bảng con.2HS lên bảng làm 
30, 13, 12, 20, 77, 44, 96, 69, 81, 10, 99,45 
- Theo dõi nhận xét.
* Viết theo mẫu
 - HS làm bài theo nhóm làm phiếu bài tập.
Số liền sau của số 23 là 24.
Số liền sau của số 94 là 95
Số liền sau của số 69 là 70 .
- Theo dõi nhận xét.
* Điền dấu thích hợp vào chỗ trống
- HS làm bài theo cặp,thảo luận làm bài.
34 45 55<66
78>69 81,82 44<33
- Mỗi em nêu một phép tính.
* Viết theo mẫu
- Lắng nghe
- Cả lớp làm vở,Một em lên làm trên bảng
87 gồm 8 chục và 7 đơn vị.
Ta lấy 8 chục = 80,lấy 80 + 7 =87
3/Củng cố dặn dò: * Cho HS đọc các số theo thứ tự từ 20 – 40, 50 – 60, 
80 - 99
-GV nêu 2 số để cho HS so sánh và nói cách so sánh
- HD HS học bài ở nhà
Chuẩn bị bài sau.
- Đọc nối tiếp.
-HS trả lời câu hỏi
- Nghe thực hiện.
Tự nhiên xã hội
CON MÈO
 I. MỤC TIÊU:
-Nêu ích lợi của việc nuôi mèo.
-Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con mèo trên hình vẽ.
-Nêu được một số đặc điểm giúp mèo săn mồi tốt như: mắt tinh, tai, mũi thính; răng sắc, móng vuốt nhọn; chân có đệm thịt đi rất êm.
 II. CHUẨN BỊ 
Tranh ảnh về con mèo (sgk).
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1/ Bài cũ 
* GV hỏi HS trả lời các câu hỏi sau 
Nuôi gà có ích lợi gì?
Cơ thể gà có những bộ phận nào?
- GV nhận xét, đánh giá.
* HS dưới lớp theo dõi nhận xét các bạn
- Cho thịt,trứng và phân bón cây
- Đầu ,mình ,đuôi, chân
HS dưới lớp nhận xét bạn trả lời.
2/ Bài mới 
Giới thiệu: * Cho cả lớp hát rửa mặt như mèo.
- Bài hát cho ta thấy chú mèo trong bài thật lưòi. Vậy chú mèo trong bài học hôm nay có như vậy không, ta cùng tìm hiểu qua bài ngày hôm nay nhé.
Cả lớp hát bài: Con mèo lười
- HS lắng nghe
Hoạt động 1
Quan sát tranh và làm bài tập
* Bước 1: giao nhiệm vụ và thực hiện
- GV cho HS quan sát tranh vẽ con mèo
Khoanh tròn trước câu em cho là đúng
Mèo sống với người
Mèo sống ở vườn
Mèo có lông màu trắng, nâu, đen
Mèo có bốn chân
Mèo có hai chân
Mèo có mắt rất sáng
Ria mèo để đánh hơi
Mèo chỉ ăn cơm với cá
- Đánh dấu x vào ô trống nếu em thấy câu trả lời đúng
Cơ thể mèo gồm :đầu ,tay 
Tai,chân , thân, ria đuôi,mào
-Nuôi mèo có ích lợi
	Để bắt chuột	
	Để làm cảnh
	Để trông nhà	
	Để chơi với em bé
- Nêu các bộ phận của con mèo?
- Vẽ con mèo và tô màu lông mà em thích nhất
- GV chữa bài, nhận xét
- Mỗi em vẽ một con theo ý thích.
- Quan sát cá nhân
- HS thảo luận theo nhóm làm BT VBT
-Mèo sống với người Đ 
-Mèo sống ở vườn S
-Mèo có lông màu trắng, nâu,đen Đ
-Mèo có bốn chân Đ
-Mèo có hai chân S
-Mèo có mắt rất sáng Đ 
-Ria mèo để đánh hơi Đ 
-Mèo chỉ ăn cơm với cá Đ 
Cơ thể mèo gồm :đầu ,tay 
Tai,chân , thân ria đuôi,,mào S
-Nuôi mèo có ích lợi
	Để bắt chuột	 Đ
	Để làm cảnh Đ 
	Để trông nhà	 S
	Để chơi với em bé S
 - Vài HS nhắc lại các bộ phận của con mèo.
Hoạt động 2: Đi tìm kết kuận
* GV đặt câu hỏi HS trả lời
- Con mèo có những bộ phận nào?
Nuôi mèo để làm gì?
- Con mèo ăn gì?
- Em chăm sóc mèo như thế nào?
- Khi mèo có những biểu hiện khác lạ hoặc em bị mèo cắn, em sẽ làm gì?
* GV kết luận: 
Con mèo nào cũng có đầu, mình, đuôi và 4 chân. Toàn thân mèo được phủ một lớp lông mềm và mượt. Mắt mèo to tròn và sáng, con ngươi dãn nở to trong bóng tối và nhỏ lại vào ban ngày khi có nắng. Mèo có mũi và tai rất thính giúp mèo đánh hơivà nghe được ở khoảng cách xa. Răng mèo sắc để xé thức ăn. Mèo đi bằng 4 chân, bước đi nhẹ nhàng, leo trèo giỏi. Chân mèo có móng vuốt sắc dđể bắt mồi và bám chắc khi leo trèo
* HS trả lời câu hỏi
Các bạn khác bổ sung
- Đầu ,mình ,chân.
- Nuôi mèo làm cảnh ,bắt chuột.
- Aên cơm ,thịt,cá
- Cho ăn thường xuyên
- Phải đi tiêm phòng.
* HS lắng nghe
Hoạt động 3: Thảo luận lớp
* GV đặt câu hỏi để HS thảo luận
- Người ta nuôi mèo để làm gì?
- Hình ảnh nào trong bài mô tả mèo đang săn mồi
- Tại sao em không nên trêu chọc mèo tức giận
=> GV kết luận
Người ta nuôi mèo để bắt chuột và làm cảnh. Móng chân mèo có vuốt sắc. Bình thường nó thu vuốt lại, khi vồ mồi nó sẽ giương vuốt ra
Cho HS chơi trò chơi bắt trước tiếng mèo kêu.
* ... Trí khôn” nhé
Hoạt động 1
GV kể chuyện
* GV kể chuyện lần 1: kể toàn bộ câu chuyện
-Chú ý : khi kể phải chuyển giọng linh hoạt từ lời người kể sang lời Hổ, lời Trâu, lời bác nông dân
-GV kể lần 2 kết hợp chỉ tranh.
-Cho HS tập kể từng đoạn theo tranh
Hoạt động 2
HS kể chuyện từng đoạn 
Tranh 1: 
- Tranh vẽ cảnh gì?
- Hổ nhìn thấy gì?
- Thấy cảnh ấy, Hổ đã làm gì?
- Cho HS kể lại nội dung bức tranh 1
Tranh 2: 
- Hổ và Trâu đang làm gì?
- Hổ và Trâu nói gì với nhau?
- Cho HS kể lại nội dung tranh 2
Tranh 3: 
- Muốn biết trí khôn Hổ đã làm gì? 
Hoạt động 3
HS kể toàn bộ câu chuyện
- Cuộc nói chuyện giữa Hổ và bác nông dân còn tiếp diễn như thế nào?
- Cho HS kể lại nội dung tranh 3
Tranh 4: 
- Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Câu chuyện kết thúc thế nào?
- Cho HS kể lại nội dung tranh 4
- Cho HS kể lại toàn bộ câu chuyện
- Cho HS phân vai hoá trang để kể
Hoạt động 4: Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện
- HD nhận xét các nhóm kể
- Câu chuyện này cho các em biết điều gì?
- GV chốt lại ý nghĩa câu chuyện
- Chính trí khôn giúp con người làm chủ được cuộc sống và làm chủ muôn loài
* HS lắng nghe
* HS lắng nghe cô kể và theo dõi tranh.
- Lắng nghe để nhớ chi tiết câu chuyện
-HS kể chuyện theo tranh
HS kể theo nhóm
-Bác nông dân đang cày trên cánh đồng
- Hổ nhìn thấy con trâu
- Hổ ngồi quan sát người và trâu làm việc
- 2 HS kể lại nội dung bức tranh 1
- Hổ và trâu nói truyện với nhau.
- Sao nhà ngươi to lớn như thế mà để người bắt làm.
 Trâu nói :Người tuy nhò bé nhưng ngưởi có trí khôn.
- 2 HS kể lại nội dung tranh 2
- Muốn biết trí khôn Hổ đã hỏi để xem trí khôn của người.
- Bác nông dân nói trí khôn để ở nhà.
-Hổ nói bác về lấy cho nó xem
- 2-3 em lên bảng kể.
- Bức tranh vẽ cảnh Hổ bị trói vào gốc cây ,và lửa bùng cháy.
- Câu chuyện kết thúc Hổ sợ quá bỏ chạy vào rừng.
- 2-3 HS lên lớp kể.
- Đại diện từng nhóm lên bảng kể.
-Đại diện nhóm phân vai để kể chuyện
- Nhận xét chéo nhóm.
- Có trí khôn làm được mọi việc
- Lắng nghe.
3/Củng cố dặn dò
- Em thích nhất nhân vật nào trong câu chuyện?
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho gia đình nghe.
- Ví dụ: Thích con người ,con trâu
- HS lắng nghe
Tập đọc
 MƯU CHÚ SẺ
I.MỤC TIÊU:
--Đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ ngữ: chộp được, hoảng lắm, nén sợ, lễ phép. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
-Hiểu nội dung bài: Sự thông minh nhanh trí cuả Sẻ đã khiến chú có thể tự cứu mình thoát nạn.
-Trả lời câu hỏi tìm hiểu bài (ở SGK)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh hoạ bài tập đọc và phần luyện nói trong sgk.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/Bài cũ:
* GV gọi HS đọc thuộc lòng bài: Ai dậy sớm và trả lời câu hỏi trong sgk
- GV nhận xét cho điểm HS.
Tiết 1
2 /Bài mới
a) Giới thiệu bài 
- Giới thiệu tranh bài tập đọc và hỏi:
- Bức tranh vẽ cảnh gì?
- GV: Hôm nay ta học bài : “Mưu chú sẻ”
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc 
 - GV đọc mẫu lần 1
Chú ý đọc giọng kể hồi hộp, căng thẳng 
Hoạt động 2 HD HS luyện đọc các tiếng từ
- GV ghi các từ : hoảng lắm, nén sợ, lễ phép, sạch sẽ lên bảng và cho HS đọc 
- GV giải nghĩa từ :chộp, lễ phép, nén sợ..
Hoạt động 3 Luyện đọc câu - cho HS luyện đọc câu
* Cho HS chơi trò chơi giữa tiết
Hoạt động 4: LĐ đoạn , bài
*Cho HS đọc theo đoạn
- Hướng dẫn học sinh thi đọc theo tổ.
- GV nhận xét cho điểm
Hoạt động 5 Ôn các vần uôn, uông
* Tìm tiếng trong bài có vần uôn trong bài?
- Cho HS đọc và phân tích tiếng vừa tìm 
- Tìm tiếng ngoài bài có vần uôn, uông?
-Cho HS đọc câu mẫu trong sgk
- Cho HS tìm và nói câu chứa tiếng có vần uôn, uông theo nhóm
Nhận xét ghi điểm.
Tiết 2
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài đọc và luyện đọc
* GV đọc mẫu lần 2
- Cho HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi
- Buổi sớm, điều gì đã sảy ra?
-Cho HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi
- Khi sẻ bị mèo chộp được, sẻ đã nói gì với mèo?
-Cho HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
- Sẻ làm gì khi mèo đặt nó xuống đất?
-Cho thi đọc cả bài
- GV nhận xét, cho điểm
Hoạt động 5: Luyện nói: xếp các ô chữ 
* GV gọi HS đọc câu hỏi 3:
- Cho HS thực hành xếp các ô chữ
-Cho HS đọc lại bài đã xếp đúng
- Cho HS đọc lại toàn bài
- GV nhận xét cho điểm.
3/Củng cố dặn dò
* Hôm nay học bài gì?
- Cho HS kể lại chuyện theo cách phân vai: ( Người dẫn chuyện, Sẻ, Mèo)
- Dặn HS về đọc lại bài ở nhà
Chuẩn bị bài “ Mẹ và cô”
Nhận xét tiết học.
* HS đọc bài , lớp theo dõi kiểm tra, nhận xét bạn
- Lắng nghe.- Lắng nghe.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe
- 3 đến 5 HS đọc bài
Cả lớp đồng thanh
- Mỗi HS đọc một câu theo hình thức nối tiếp
Mỗi bàn đọc 1 câu, nối tiếp cho đến hết
* Hát bài hát tuỳ thích.
-2-3 em đọc một đoạn
Cả lớp đồng thanh
-Mỗi tổ cử 1 HS đọc, 1 HS chấm điểm
HS đọc, HS chấm điểm
HS thi đọc trơn cả bài
* HS tìm tiếng muộn
- 3-4 em
- HS thi đua tìm tiếng nhanh giữa các nhóm với nhau
- Đọc cá nhân đồng thanh.
- Thi đua nói câu có chứa tiếng có vần uôn, uông
- Lắng nghe.* Lắng nghe.
- 2-3 em đọc 
- HS trả lời câu hỏi
Một con mèo chộp được một chú sẻ
- Cả lớp đọc thầm tìm hiểu câu hỏi.
- Khi sẻ bị mèo chộp được, sẻ đã nói với mèo :Thưa anh ,tại sao một người sạch sẽ như anh
- 2-3 em đọc lớp đọc thầm trả lời câu hỏi.
- Sẻ vội bay vụt đi.
- Mỗi nhóm cử 1 bạn lên thi đọc lại toàn bài
- Xếp các ô chữ thành câu nói đúng về chú sẻ trong bài.
- 3-4 em đọc ,đọc đồng thanh.
-2HS ,đọc đồng thanh.
- Lắng nghe.
* Mưu chú Sẻ.
- HS phân vai thể hiện câu chuyện
Đạo đức
CẢM ƠN VÀ XIN LỖI ( tiết 2)
I.MỤC TIÊU:
-Như tiết 1.
- Biết được ý nghĩa của câu cảm ơn và xin lỗi.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
Vở BT đạo đức 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/Bài cũ* Nêu câu hỏi,gọi HS trả lời
- Khi nào thì nói lời xin lỗi?
- Khi nào thì nói lời cảm ơn?
- Em cảm thấy thế nào khi được bạn nói lời cảm ơn hay xin lỗi ?
- GV nhận xét bài cũ
* HS trả lời, lớp theo dõi, nhận xét
- Khi mắc phải lỗi gì đó
- Khi được người khác cho hoặc giúp đỡ.
- Cảm thấy rất vui.
2/Bài mới
Hoạt động 1: HS thảo luận theo nhóm BT 3
* GV giới thiệu bài “ cảm ơn và xin lỗi” tiết 2
- Cho HS nêu yêu cầu của bài tập 3
- Yêu cầu làm việc theo nhóm
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
- GV kết luận: 
Nếu em sơ ý làm rơi hộp bút của bạn xuống đất. Em nhặt lên trả và kèm theo lời xin lỗi bạn.
Nếu em bị vấp ngã, bẩn quần áo và rơi cặp sách. Bạn đỡ em dậy và giúp em phủi sạch quần áo, em sẽ nói lời cảm ơn bạn
* Lắng nghe
- 1 HS nêu
- HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm
- HS báo cáo trước lớp .Cả lớp nhận xét bổ sung
- HS lắng nghe
Hoạt động 2
HS làm BT VBT
-GV nêu yêu cầu ghép hoa
- Gọi nhận xét
- GV chốt lại và nhận xét các tình huống cần nói lời cảm ơn, cần nói lời xin lỗi 
* HS thảo luận theo nhóm 2 người
Tương tự như vậy ghép thành bông hoa xin lỗi
- Nhận xét chéo nhóm .
Hoạt động 3: HS làm bài tập 6
- GV giải thích bài tập 6
-Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau
Nói .......................khi được người khác quan tâm giúp đỡ
Nói .......................khi làm phiền người khác
- GV yêu cầu HS đọc các từ đã chọn
- Cho HS sắm vai theo các tình huống sau:
- Tình huống 1: Thắng mượn quyển truyện tranh của Nga về nhà đọc nhưng sơ ý để em bé làm rách mất một trang. Hôm nay Thắng mang sách đến trả cho bạn 
Theo các em, bạn Thắng phải nói gì với Nga và Nga sẽ trả lời ra sao ( nếu có thể )
HS lên diễn vai
Sau mỗi lần biểu diễn, HS nhận xét xem như vậy có đúng không? Có cách nào khác không?
- Cho HS đóng vai lại theo cách khác
- GV tổng kết: 
Bạn Thắng cần cảm ơn bạn về quyển sách và thành thật xin lỗi bạn vì đã làm hỏng sách. Nga cần tha lỗi cho bạn – “ Không có gì, bạn đừng lo”
- Nghe nắm bắt cách làm.
-Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau
Nói ..lời cảm ơn khi được người khác quan tâm giúp đỡ
Nói lời xin lỗi .khi làm phiền người khác
-HS lần lượt nêu,HS khác lắng nghe, nhận xét bạn
- HS thảo luận cách nhóm mình sẽ sắm vai như thế nào ,lên diễn trước lớp 
- Theo dõi nhận xét từng hành vi có trong tình huống của bạn.
- Có thể sắm vai theo nhiều cách khác nhau.
- Lắng nghe.
3/Củng cố 
* Hôm nay học bài gì?
- Khi nào cần nói lời cảm ơn?
- Khi nào cần nói lời xin lỗi?
- GV kết luận chung
Cần nói cảm ơn khi được người khác quan tâm giúp đỡ một việc gì dù là việc đó nhỏ
Cần nói xin lỗi khi làm phiền người khác
Biết cảm ơn, xin lỗi là thể hiện tự trọng mình và tôn trọng người khác
- Nhắc nhở HS thường xuyên thể hiện hành vi đó trong cuộc sống hằng ngày
Nhận xét tiết học.
* Cảm ơn và xin lỗi.
- Nói ..lời cảm ơn khi được người khác quan tâm giúp đỡ
- Nói lời xin lỗi .khi làm phiền người khác
- HS lắng nghe 
- Nghe để thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 1 TUAN 27(1).doc