Tiếng việt: ôn luyện: om - am
I. MỤC TIÊU
- Ôn và củng cố lại cách đọc, viết: om, am, làng xóm, rừng tràm; các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài .
- Rèn cho HS có kĩ năng đọc thông viết thạo, đúng mẫu.
- Vận dụng làm một số bài tập dạng nối từ trong vở BTTV.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức
2. Luyện tập
a. Luyện đọc
- GV cho HS lên cách đọc các vần: om, am, làng xóm, rừng tràm
GV gọi lần lượt từng HS lên bảng đọc .
GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS .
- Luyện đọc từ và câu ứng dụng
Cho HS thi đọc giữa các cá nhân, nhóm, khuyến khích HS đọc trơn.
- Luyện đọc cả bài:
b. Luyện viết: Cho HS mở vở bài tập
Tuần 15 Ngày soạn : 8/12/2009 Ngày dạy : Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2009 Tiếng việt: ôn luyện: om - am I. Mục tiêu - Ôn và củng cố lại cách đọc, viết: om, am, làng xóm, rừng tràm; các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài . - Rèn cho HS có kĩ năng đọc thông viết thạo, đúng mẫu. - Vận dụng làm một số bài tập dạng nối từ trong vở BTTV. II. Các hoạt động dạy học 1.ổn định tổ chức 2. Luyện tập a. Luyện đọc - GV cho HS lên cách đọc các vần: om, am, làng xóm, rừng tràm GV gọi lần lượt từng HS lên bảng đọc . GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS . - Luyện đọc từ và câu ứng dụng Cho HS thi đọc giữa các cá nhân, nhóm, khuyến khích HS đọc trơn. - Luyện đọc cả bài: b. Luyện viết: Cho HS mở vở bài tập Bài 1: Nối: + Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập ( Nối từ với hình ảnh thích hợp) + HS tự đánh vần và nối + GV theo dõi uốn nắn HS làm bài. Bài 2: : Điền om hay am? + HS nêu yêu cầu của bài tập . + HS tự làm bài. + Gọi HS lên bảng, chữa bài: số tám, ống nhòm Bài 3: Viết: đom đóm, trái cam + GV hướng dẫn HS viết, lưu ý độ cao, khoảng cách giữa các tiếng. + HS viết bài vào vở. GV theo dõi uốn nắn HS viết bài. 3. Củng cố – Dặn dò - Gọi học sinh đọc lại toàn bài. - Nhận xét giờ học. - Dặn về nhà ôn lại bài. Toán : ôn: Phép trừ trong phạm vi 9 I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Tiếp tục củng cố khái niệm phép trừ trong phạm vi 9. - Rèn cho HS có kĩ năng làm tính thành thạo. II. Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Luyện tập Bài 1: Tính: - GV hướng dẫn HS vận dụng các công thức trừ trong phạm vi 9 để làm tính. Lưu ý: Viết các số thẳng cột . - Gọi HS lên bảng làm bài, chữa bài Bài 2: Tính: - GV hướng dẫn HS vận dụng bảng cộng, trừ 9 đã học để làm tính theo hàng ngang. - HS tự làm bài vào vở bài tập. - Gọi HS lên bảng làm bài theo từng cột và chữa bài.( Lưu ý: Củng cố về mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ ) Bài 3: Tính - HS nêu yêu cầu của bài tập. - HS làm tự làm bài vào vở bài tập. - Gọi HS chữa bài, nêu cách làm ( nhẩm theo 2 bước) Bài 4 : Viết phép tính thích hợp: - GV cho HS tập nêu đề toán và viết phép tính thích hợp vào ô trống. 9 - 3 = 6 + Chẳng hạn: Trong lồng có 9 con chim, thả 3 con chim bay đi. Hỏi trong lồng còn lại mấy con chim? + HS hình thành phép tính - Tương tự HS làm ý b. - Nhận xét và chữa bài. Bài 5: Số ? - GV hướng dẫn HS làm bài vào trong vở bài tập . - Gọi HS lên bảng làm bài, GV chữa ( Lưu ý: củng cố cấu tạo của số 9) 3. Củng cố – Dặn dò - Nhận xét giờ học - Dặn về nhà học thuộc bảng trừ trong phạm vi 9. Luyện chữ: lom khom, trốn tìm, um tùm, bóng râm I. Mục tiêu : - HS viết đúng cỡ chữ, đúng mẫu, đúng khoảng cách từ : lom khom, trốn tìm, um tùm, bóng râm - Trình bày bài sạch, đẹp . - Rèn ý thức luyện chữ giữ vở sạch sẽ. II. Chuẩn bị Chữ mẫu III. Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: GVgiới thiệu bài viết . b. G V hướng dẫn HS viết bảng - Gv treo chữ mẫu “lom khom” gọi HS đọc. - Cho HS nhận xét độ cao của từng con chữ trong từ đó - GV viết mẫu vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết . Lưu ý: viết các nét chữ trong 1 tiếng phải viết liền mạch. - HS luyện viết bảng con - GV theo dõi sửa lỗi cho HS - Các từ : trốn tìm, um tùm, bóng râm . GV hướng dẫn tương tự trên. c. HS luyện viết vào vở - HS luyện viết - GV theo dõi uốn nắn HS viết . d. Chấm và chữa bài - GV thu 1 số vở chấm - Chữa lỗi phổ biến 3. Củng cố – dặn dò - Cho học sinh đọc lại bài viết. - Nhận xét giờ . - Dặn về nhà luyện viết thêm. Ngày soạn : 9/12/2009 Ngày dạy : Thứ ba ngày 15 tháng 12 năm 2009 Tiếng việt: ôn luyện: ăm - âm I. Mục đích , yêu cầu - Củng cố, ôn lại các đọc và viết các vần ăm, âm, các từ khoá: nuôi tằm, hái nấm và các từ , câu ứng dụng trong bài. - Vận dụng làm 1 số bài tập dạng nối từ và điền vần vào chỗ chấm. II. Các hoạt động dạy học . 1. ổn định tổ chức 2. Luyện tập a. Luyện đọc - GV cho HS ôn lại các vần: ăm, âm; từ khoá: nuôi tằm, hái nấm và các từ, câu ứng dụng trong bài . - Gọi từng HS lên bảng đọc trơn, kết hợp phân tích tiếng. - GV khuyến khích HS đọc trơn. - GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS . b. Luyện viết Bài 1: Nối: + Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập ( Nối các từ với hình ảnh thích hợp ) + HS đánh vần và nối từ. + GV theo dõi uốn nắn HS làm bài. Bài 2: Điền ăm hay âm? + HS nêu yêu cầu của bài tập . + HS tự làm bài. + Gọi HS lên bảng, chữa bài . + HS khác đọc lại bài: lọ tăm, cái mâm, cái ấm. Bài 3: Viết: tăm tre, đường hầm + GV cho HS viết bảng, sửa lỗi + HS viết bài vào vở. Lưu ý khoảng các giữa các tiếng, từ vị trí dấu thanh. 3. Củng cố – Dặn dò - Gọi HS đọc lại toàn bài. - Nhận xét giờ học. - Dặn về nhà ôn lại bài. Toán : Luyện tập (trang 61) I. Mục tiêu: - Tiếp tục củng cố về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 9. - Rèn cho HS có kĩ năng làm tính thành thạo. II. Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Luyện tập Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: - GV hướng dẫn HS vận dụng bảng cộng, trừ trong phạm vi 9 để làm tính theo hàng ngang, hàng dọc. - HS tự làm bài vào vở bài tập. - Gọi HS lên bảng làm bài, chữa bài.( Lưu ý: củng cố tính chất của phép cộng và mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ) Bài 2: Nối phép tính với số thích hợp - HS nêu yêu cầu của bài tập. - GV hướng dẫn HS làm bài ( Tính nhẩm các phép tính, phép tính nào có kết quả bằng 7 thì nối với số 7 ở giữa, có kết quả bằng 8 thì nối với số 8, có kết quả bằng 9 thì nối với số 9) - HS làm bài vào vởbài tập. Bài 3: Điền dấu >, < , = vào ô trống. - GV hướng dẫn HS so sánh 2 vế và điền dấu vào ô trống - HS làm bài vào vở bài tập - Gọi học sinh lên bảng làm, GV chữa. Bài 4: Viết phép tính thích hợp: - GV cho HS quan sát tranh, nêu đề toánHình thành phép tính viết vào ô trống - HS làm bài vào vở. - Nhận xét và chữa Bài 5: Hình bên có - hình vuông - hình tam giác. HS đếm số hình vuông và hình tam giác viết vào chỗ chấm. 3. Củng cố – Dặn dò - Nhận xét giờ học - Dặn về nhà học thuộc các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 9. Ngày soạn : 10/12/2009 Ngày dạy : Thứ sáu ngày 18 tháng 12 năm 2009 Tiếng việt: ôn luyện: ôm - ơm I. Mục tiêu - Ôn và củng cố lại cách đọc, viết: ôm, ơm, con tôm, đống rơm; các từ ngữ và câu ứng dụng trong bài . - Rèn cho HS có kĩ năng đọc thông viết thạo, đúng mẫu. - Vận dụng làm một số bài tập dạng nối từ và điền vần trong vở BTTV. II. Các hoạt động dạy học 1.ổn định tổ chức 2. Luyện tập a. Luyện đọc - GV cho HS lên cách đọc các vần: ôm, ơm, con tôm, đống rơm. GV gọi lần lượt từng HS lên bảng đọc . GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS . - Luyện đọc từ và câu ứng dụng Cho HS thi đọc giữa các cá nhân, nhóm, khuyến khích HS đọc trơn. - Luyện đọc cả bài: b. Luyện viết: Cho HS mở vở bài tập Bài 1: Nối: + Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập ( Nối từ bên trái với từ bên phải tạo thành câu) + HS tự đánh vần và nối + GV theo dõi uốn nắn HS làm bài. + Gọi HS đọc lại bài vừa nối: Cây rơm vàng óng, Ngựa phi tung bờm. Giọng nói ồm ồm. Bài 2: : Điền ôm hay ơm? + HS nêu yêu cầu của bài tập . + HS tự làm bài. + Gọi HS lên bảng, chữa bài: bữa cơm, giã cốm, cái nơm. Bài 3: Viết: chó đốm, mùi thơm. + GV hướng dẫn HS viết, lưu ý độ cao, khoảng cách giữa các tiếng. + HS viết bài vào vở. GV theo dõi uốn nắn HS viết bài. 3. Củng cố – Dặn dò - Gọi học sinh đọc lại toàn bài. - Nhận xét giờ học. - Dặn về nhà ôn lại bài. Tiếng việt: ôn luyện: em - êm I. Mục đích , yêu cầu - Củng cố, ôn lại các đọc và viết các vần em, êm các từ khoá: con tem, sao đêm và các từ , câu ứng dụng trong bài. - Vận dụng làm 1 số bài tập dạng nối từ và điền vần vào chỗ chấm. II. Các hoạt động dạy học . 1. ổn định tổ chức 2. Luyện tập a. Luyện đọc - GV cho HS ôn lại các vần: em, êm; từ khoá: con tem, sao đêm và các từ, câu ứng dụng trong bài . - Gọi từng HS lên bảng đọc trơn, kết hợp phân tích tiếng. - GV khuyến khích HS đọc trơn. - GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS . b. Luyện viết Bài 1: Nối: + Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập ( Nối tiếng ở bên trái với tiếng ở bên phải tạo thành từ.) + HS đánh vần và nối từ: ném còn, ngõ hẻm, đếm sao. + GV theo dõi uốn nắn HS làm bài. Bài 2: Điền em hay êm? + HS nêu yêu cầu của bài tập . + HS tự làm bài. + Gọi HS lên bảng, chữa bài . + HS khác đọc lại bài: móm mém, xem ti vi, ghế đệm. Bài 3: Viết: que kem, mềm mại + GV cho HS viết bảng, sửa lỗi + HS viết bài vào vở. Lưu ý khoảng các giữa các tiếng, từ vị trí dấu thanh. 3. Củng cố – Dặn dò - Gọi HS đọc lại toàn bài. - Nhận xét giờ học. - Dặn về nhà ôn lại bài. Toán : ôn: Phép cộng trong phạm vi 10 I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Tiếp tục củng cố về khái niệm phép cộng trong phạm vi 10. - Biết làm tính thành thạo các phép cộng trong phạm vi 10. II. Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Luyện tập Bài 1: Tính: - GV hướng dẫn HS vận dụng các công thức cộng trong phạm vi 10 để làm tính theo hàng ngang và hàng dọc. Lưu ý : Khi làm tính theo hàng dọc phải viết các số thẳng cột. - Gọi HS lên bảng làm bài, chữa bài - Cho HS đổi vở cho nhau để kiểm tra kết quả. Bài 2: Số? + 3 = 10 4 + = 9 + 5 = 10 10 + = 10 8 - = 1 9 - = 2 + 1 = 10 3 + = 7 + 3 - HS nêu yêu cầu của bài tập. - GV hướng dẫn HS vận dụng các bảng cộng, trừ đã học để điền số vào ô trống. - HS làm bài rồi đọc lại các phép tính. Bài 3: Viết phép tính thích hợp: - GV cho HS quan sát tranh, nêu đề toánHình thành phép tính viết vào ô trống - HS làm bài vào vở. - Nhận xét và chữa bài. Bài 4: Số: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập. - GV hướng dẫn HS làm bài theo chiều mũi tên. VD: 3 + 5 = 8, viết 8 vào hình vuông , sau đó lấy 8 + 0 = 8, viết 8 vào hình tam giác. Tương tự các phép tính còn lại. 3. Củng cố – Dặn dò - Nhận xét giờ học - Dặn về nhà học thuộc các phép tính cộng trong phạm vi 10.
Tài liệu đính kèm: