Thiết bài học khối lớp 4 - Tuần dạy 30

Thiết bài học khối lớp 4 - Tuần dạy 30

Tiết 2: Tập đọc

BÀI 59: HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH

TRÁI ĐẤT

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc luư loát các tên riêng nước ngoài; đọc rành mạch các chữ số chỉ ngày, tháng, năm.

- Biết đọc diễn cảm một đoạn của bài văn với giọng tự hào, ca ngợi Ma-gien- lăng và đoàn thám hiểm.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Ma-gien- lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định Trái Đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.

2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm một đoạn của bài văn với giọng tự hào, ca ngợi Ma-gien- lăng và đoàn thám hiểm

3. Thái độ: yêu thích thám hiểm

II . Đồ dùng dạy học.

- Ảnh chân dung Ma- gien-lăng.

 

doc 29 trang Người đăng viethung99 Lượt xem 859Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết bài học khối lớp 4 - Tuần dạy 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Ngày soạn: 27/3/2010
Ngày dạy: Thứ hai ngày 29 tháng 3 năm 2010
Tiết 1: Chào cờ
Tập trung sân trường
Tiết 2: Tập đọc
Bài 59: Hơn một nghìn ngày vòng quanh 
Trái Đất
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc luư loát các tên riêng nước ngoài; đọc rành mạch các chữ số chỉ ngày, tháng, năm.
- Biết đọc diễn cảm một đoạn của bài văn với giọng tự hào, ca ngợi Ma-gien- lăng và đoàn thám hiểm.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Ma-gien- lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định Trái Đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm một đoạn của bài văn với giọng tự hào, ca ngợi Ma-gien- lăng và đoàn thám hiểm
3. Thái độ: yêu thích thám hiểm
II . Đồ dùng dạy học.
- ảnh chân dung Ma- gien-lăng.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài.
A, Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc lòng bài Trăng ơitừ đâu đến? Nêu ý chính của bài?
- 2,3 Hs đọc, trả lời câu hỏi.
- Gv cùng hs nx chung, ghi điểm.
B, Giới thiệu bài.
2. Phát triển bài:
2. 1. Hoạt động 1: Luyện đọc và tìm hiểu bài.
* Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc lưu loát các tên riêng nước ngoài; đọc rành mạch các chữ số chỉ ngày, tháng, năm.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Ma-gien- lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định Trái Đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.
* Tiến hành:
a. Luyện đọc.
- Đọc toàn bài:
- 1 Hs khá đọc bài.
- Chia đoạn:
- 6 đoạn ( mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn)
- Đọc nối tiếp: 2 lần
- 6 Hs đọc / 1 lần.
+ Đọc nối tiếp lần 1: Kết hợp sửa lỗi phát âm.
- 6 Hs đọc
+ Đọc nối tiếp lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ.
- 6 Hs khác đọc.
- Luyện đọc theo cặp:
- Từng cặp luyện đọc.
- Đọc toàn bài:
- 1 Hs đọc
- Gv nx đọc đúng và đọc mẫu toàn bài:
- Hs nghe
b. Tìm hiểu bài:
- Đọc thầm toàn bài, trao đổi:
- Hs đọc thầm, lần lợt trả lời:
? Ma-gien- lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì?
có nhiệm vụ khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.
? Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đờng?
- Cạn thức ăn, hết nước ngọt, thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài 3 người chết phải ném xác xuống biển. Phải giao tranh với thổ dân.
? Đoàn thám hiểm đã bị thiệt hại như thế nào?
- Ra đi có 5 chiếc thuyền mất 4 chiếc thuyền lớn, gần 200 người bỏ mạng dọc đường, trong đó có Ma-gien-lăng cũng bỏ mình trong trận giao tranh. Chỉ còn 1 chiếc thuyền với 18 thuỷ thủ sống sót.
? Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình nào?
- Chọn ý c đúng.
? Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng đã đạt những kết quả gì?
- ..đã khẳng định TĐ hình cầu, phát hiện ra TBD và nhiều vùng đất mới.
? Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về các nhà thám hiểm?
- Những nhà thám hiểm rất dũng cảm, dám vượt mọi khó khăn để đạt mục đích .
? Nêu ý nghĩa của bài:
- HS thảo luận và trả lời
- HSKKVH: trả lời dưới sự HD của GV và bạn
2.2. Hoạt động 2: Đọc diễn cảm
* Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm một đoạn của bài văn với giọng tự hào, ca ngợi Ma-gien- lăng và đoàn thám hiểm
* Tiến hành:
- Đọc nối tiếp bài:
- 6 Hs đọc.
? Nêu cách đọc bài:
- Toàn bài đọc rõ, chậm, đọc rành rẽ những từ ngữ thông báo thời gian. Nhấn giọng: khám phá, mênh mông, TBD, bát ngát, mãi chẳng thấy bờ, uống nước tiểu, ninh nhừ giày, thắt lưng da, ném xác, nảy sinh, bỏ mình, không kịp, mười tám thuỷ thủ sống sót, mất bốn chiếc thuyền, gần 200 người bỏ mạng, khẳng định, phát hiện, 
- Luỵên đọc đoạn 2,3:
- Gv đọc mẫu:
- Hs lắng nghe, nêu cách đọc.
- Luyện đọc theo cặp:
- Từng cặp đọc bài.
- Thi dọc:
- Cá nhân, cặp đọc.
- Gv cùng hs nx, khen hs đọc tốt, ghi điểm.
3. Kết luận:
- Nx tiết học, vn đọc bài và chuẩn bị bài 60.
---------------------------------------------------
Tiết 3: Toán
Bài 146: Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	Giúp hs củng cố về:
- Thực hiện được các phép tính về phân số.
- Biết tìm phân số của một số. Tính diện tích hình bình hành.
- Giải bài toán có liên quan đến tìm 2 số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của 2 số đó.
2. Kĩ năng: rèn KN thực hiện được các phép tính về phân số.
- Biết tìm phân số của một số. Tính diện tích hình bình hành.
- Giải bài toán có liên quan đến tìm 2 số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của 2 số đó.
3. Thái độ: yêu thích học toán
II. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài.
A, Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu 1 hs lấy ví dụ về bài toán tìm 2 số khi biết hiệu của 2 số?
- Gv cùng hs nx, trao đổi bài, ghi điểm.
- 1 Hs lấy ví dụ, lớp nx, cả lớp giải bài vào nháp.
B, Giới thiệu bài.
2. Phát triển bài:
 2.1. Hoạt động1: Bài 1+2
* Mục tiêu: Thực hiện được các phép tính về phân số. Tính diện tích hình bình hành.
* Tiến hành:
Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu bài, lớp làm bài vào bảng con.
- 4 Hs lên bảng chữa bài.
- Gv cùng hs nx, chữa bài, trao đổi về cách làm bài:
a. 
(Bài còn lại làm tương tự)
- HSKKVH: Gv giúp đỡ
Bài 2.
- Hs đọc yêu cầu bài, phân tích bài toán.
? Nêu cách tính diện tích hình bình hành?
- Hs nêu.
- Làm bài vào nháp:
- Cả lớp làm bài ra nháp, 1 Hs lên bảng chữa bài.
- Gv cùng hs nx, chữa bài:
Bài giải
Chiều cao của hình bình hành là:
18 x = 10 (cm)
Diện tích hình bình hành là:
18 x 10 = 180 (cm2)
Đáp số: 180 cm2.
2.2. Hoạt động 2: bài 3+4
* Mục tiêu: Biết tìm phân số của một số.
- Giải bài toán có liên quan đến tìm 2 số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của 2 số đó.
* Tiến hành:
Bài 3
- Hs làm bài vào vở, 2 Hs lên bảng chữa.
- Gv thu chấm một số bài
Ta có sơ đồ: 
Ô tô:
 63c
Búp bê:
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
 Bài giải
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
2 + 5 = 7 (phần).
Số ôtô trong gian hàng là:
63 : 7 x 5 = 45 (ôtô)
Đáp số: 45 ôtô.
Bài 4( Bài 4+5 Dành cho HS giỏi)
- Gọi HS nêu y/ cầu, phân tích bài toán
- Gv nhận xét
- Trao đổi cách làm
- làm bài theo nhóm
- Chữa bài Bài giải
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 
 9 - 2 = 7 ( phần)
Tuổi của con là: 35 : 7 x 2 = 10 (tuổi)
 Đáp số: 10 tuổi
Bài 5.
- Hs đọc yêu cầu
- Hs tự làm bài, nêu miệng.
- Gv cùng hs nx, chữa, trao đổi cách làm:
- Khoanh vào hình B.
- HSKKVH: GV và bạn giúp đỡ
3. Kết luận.
- Nx tiết học, vn ôn lại phần đã học và xem bài 147.
-----------------------------------------------
Tiết 4: Luyện từ và câu
Bài 59: Mở rộng vốn từ: Du lịch – thám hiểm.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được một số từ ngữ liên quan đến HĐ du lịch và thám hiểm.
- Bước đầu vận dụng vốn từ đã học để viết đoạn văn về hoạt động du lịch hay thám hiểm 
2. Kĩ năng: Rèn KN vận dụng vốn từ đã học để viết đoạn văn về hoạt động du lịch hay thám hiểm
3. Thái độ: yêu thích thám hiểm, du lịch
II. Đồ dùng dạy học.
	- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài.
A. Kiểm tra bài cũ:
? Muốn yêu cầu đề nghị ta phải như thế nào? Lấy ví dụ?
- 2, 3 Hs nêu, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B. Giới thiệu bài. Nêu MĐ, YC.
2. Phát triển bài:
2.1. Hoạt động 1: Bài tập 1, 2.
* Mục tiêu: Biết được một số từ ngữ liên quan đến HĐ du lịch và thám hiểm.
* Tiến hành:
Bài 1:
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Chia lớp thành 4 nhóm hoạt động :
- Mỗi nhóm làm một phần vào phiếu:
- Trình bày:
- Dán phiếu, đại diện từng nhóm trình bày, lớp nx, trao đổi, bổ sung.
- Gv nx chung, khen nhóm tìm được nhiều từ đúng:
a. Đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm:
la bàn, lều trại, thiết bị an toàn, quần áo, đồ ăn, nước uống, đèn pin, dao, bật lửa, vũ khí,
b. Phương tiện giao thông
tàu thuỷ, bến tàu, tàu hoả, ô tô, máy bay, tàu điện, xe buýp, nhà ga, sân bay, cáp treo, bến xe, vé tàu, vé xe, xe máy, xe đạp, xích lô,
c. Tổ chức, nhân viên phục vụ du lịch.
khách sạn, hướng dẫn viên, nhà nghỉ, phòng nghỉ, công ti du lịch, tuyến du lịch, tua du lịch,
d. Địa điểm tham quan du lịch:
phố cổ, bãi biển, công viên, hồ, núi, thác nước, chùa di tích lịch sử, bảo tàng, nhà lưu niệm,
- HSKKVH: làm bài dưới sự giúp đỡ của bạn
Bài 2. HS làm bài theo nhóm 2
- Hs tự làm bài theo nhóm, trình bày kq
- Nhận xét, bổ sung
a. Đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm:
la bàn, lều trại, thiệt bị an toàn, quần áo, đồ ăn, nước uống, đèn pin, dao, bật lửa, vũ khí,
b. Những khó khăn nguy hiểm cần vợt qua:
bão, thú dữ, núi cao, vực sâu, rừng rậm, sa mạc, ma gió, tuyết, sóng thần, cái đói, cái khát, sự cô đơn, 
c. Những đức tính cần thiết của ngời tham gia:
Kiên trì, dũng cảm, can đảm, táo bạo, bền gan, bền chí, thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo, mạo hiểm, tò mò, hiếu kì, ham hiểu biết, thích khám phá, không ngại khổ,
- HSKKVH: làm bài dưới sự giúp đỡ của bạn
2.2. Hoạt động 2: Bài 3
* Mục tiêu: Bước đầu vận dụng vốn từ đã học để viết đoạn văn về hoạt động du lịch hay thám hiểm
* Tiến hành:
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức học sinh làm bài vào vở:
- Cả lớp làm bài.
- Trình bày:
- Lần lượt hs nêu, lớp nx, trao đổi, b sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
3. Kết luận:
- Nx tiết học. VN hoàn thành bài vào vở, chuẩn bị bài 60.
Tiết 5: Khoa học
Bài 59: Nhu cầu chất khoáng của thực vật
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Sau bài học, hs biết:
- Mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về chất khoáng khác nhau.
2. Kĩ năng: Trình bày nhu cầu về các chất khoáng của thực vật và ứng dụng thực tế .
3. thái độ: yêu khoa học
II. Đồ dùng dạy học.
	- Sưu tầm tranh ảnh cây thật hoặc lá cây, bao bì quảng cáo các loại phân bón.
III. Hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài.
A, Kiểm tra bài cũ.
? Giải thích tại sao trong mỗi thời điểm khác nhau các loài cây có nhu cầu nước khác nhau?
- Gv nx, ghi điểm.
- 2,3 Hs lên nêu, lớp nx, bổ sung.
B, Giới thiệu bài.
2. Phát triển bài:
2.1. Hoạt động 1: Vai trò của chất khoáng đối với thực vật.
* Mục tiêu: Kể ra vai trò của chất khóang đối với đời sống thực vật.
* Tiến hành:
- Tổ chức hs làm việc theo N4:
- N4 hoạt động.
- Quan sát cây cà chua Ha,b,c,d:
- Hs quan sát và trao đổi theo câu hỏi:
? ... ắp xe nôi ( tiết 2)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Hs biết chọn đúng, chọn đủ các chi tiết để lắp xe nôi.
	- Lắp được từng bộ phận và lắp xe nôi đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
2. Kĩ năng: Rèn tính cẩn thận và làm việc theo đúng quy trình.
3. Thái độ: yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học.
	- Chiếc xe nôi đã lắp hoàn chỉnh; Bộ lắp ghép.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài.
A, Kiểm tra bài cũ:
? Nêu quy trình để lắp xe nôi?
- 2 Hs nêu, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx đánh giá.
B, Giới thiệu bài.
2. Phát triển bài:
2.1. Hoạt động 1: Hs thực hành lắp xe nôi.
* Mục tiêu: Hs biết chọn đúng, chọn đủ các chi tiết để lắp xe nôi.
- Lắp được từng bộ phận và lắp xe nôi đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
* Tiến hành:
a. Chọn các chi tiết để lắp xe nôi.
- Hs nêu, lớp nx bổ sung.
- Tổ chức cho hs thực hành theo N2:
- N2 chọn đúng và đủ các chi tiết lắp xe nôi.
b. Lắp từng bộ phận:
- Chú ý: vị trí trong ngoài, giữa các bộ phận của xe nôi, thứ tự các bước lắp.
- Vị trí nối các bộ phận.
c. Lắp ráp chiếc xe nôi:
- Gv quan sát giúp đỡ nhóm còn lúng túng.
- Quan sát hình 1 sgk để lắp ráp hoàn thành chiếc xe nôi.
- Kiểm tra sự chuyển động của xe nôi.
2.2. Hoạt động 2: Đánh giá kết quả
* Mục tiêu:
* Tiến hành:
- Hs trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- Gv nêu tiêu chuẩn đánh giá.
- Lớp dựa vào tiêu chí đánh giá.
- Gv nx chung và đánh giá.
3. Nhận xét, đánh giá.
-Nx tiết học. 
- Chuẩn bị bài sau.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:1/4/2010
Ngày soạn: Thứ sáu ngày 2 tháng 4 năm 2009
Tiết 1: Tập làm văn
Bài 60: Điền vào giấy tờ in sẵn
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn: phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng.
- Hiểu được tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng.
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng điền vào giấy tờ in sẵn.
3. Thái độ: yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học.
- Phiếu khổ to và phiếu cho hs.	
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài:
A. Kiểm tra bài cũ:
? Đọc đoạn văn tả ngoại hình con mèo hoặc con chó ?
- 2,3 Hs đọc, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B. Giới thiệu bài. Nêu MĐ, YC.
2. Phát triển bài
2.1. Hoạt dộng 1:Bài 1.
* Mục tiêu: Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn: phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng.
* Tiến hành:
- Hs đọc yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn hs trên phiếu to cả lớp:
- Hs theo dõi, cùng trao đổi cách ghi.
- Làm bài:
- Cả lớp làm bài vào phiếu.
- HSKKVH: trả lời dưới sự gợi ý của GV
- Trình bày:
- Hs tiếp nối đọc tờ khai báo của mình, lớp nx, trao đổi, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm hs làm bài đầy đủ, đúng:
Điểm khai báo tạm trú tạm vắng số 2: Khu 2, TT phố Ràng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng.
1. Họ và tên: Lê Thanh Tú
2. Sinh ngày: 25 – 10 – 1970.
3. Nghề nghiệp và nơi làm việc: Bác sĩ bệnh viện huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
4. CMND số: 123434562
5. Tạm trú, tạm vắng từ ngày 12/3/2007 đến ngày 12 / 4/ 2007.
6. ở đâu đến hoặc đi đâu: Xã Thượng Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
7. Lí do: Thăm người thân.
8. Quan hệ với chủ hộ: Chị gái.
9. Trẻ em dới 15 tuổi đi theo:
Nguyễn Thị Hạnh ( 9 tuổi)
 Ngày 12 tháng 4 năm 2007.
 Cán bộ đăng kí Chủ hộ
 ( Kí, ghi rõ họ, tên) ( Hoặc người trình báo)
 Tú
 Lê Thanh Tú
2.2. Hoạt động 2: Bài 2.
* Mục tiêu: Hiểu được tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng.
* tiến hành:
- Hs đọc yêu cầu bài:
- Vì sao phải khai tạm trú tạm vắng?
- Để chính quyền địa phương quản lí được những người đang có mặt hoặc vắng mặt tại nơi ở những người ở nơi khác mới đến. Khi có việc xảy ra các cơ quan Nhà nước có căn cứ để điều tra, xem xét.
- HSKKVH: trả lời dưới sự gợi ý của GV
3. Kết luận:
- Nx tiết học, Nhớ nội dung bài học.
----------------------------------------------------------
Tiết 2: Toán
Bài 150: Thực hành
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Tập đo độ dài một đoạn thẳng (khoảng cách giữa 2 điểm) trong thực tế bằng thước dây, chẳng hạn như: đo chiều dài, chiều rộng phòng học, khoảng cách giữa hai cây, hai cột ở sân trường,...
- Biết xác định 2 điểm thẳng hàng trên mặt đất (bằng cách gióng thẳng hàng các cọc tiêu).
- Tập ước lượng khoảng cách giữa 2 điểm.
2. Kĩ năng: rèn KN đo độ dài một đoạn thẳng, ước lượng khoảng cách giữa 2 điểm.
3. Thái độ: yêu thích môn toán
II. Đồ dùng dạy học.
	- Thước dây cuộc (hoặc dây có ghi dấu từng mét), cọc mốc.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài
A, Kiểm tra bài cũ:
B, Giới thiệu bài
2. Phát triển bài:
2.1. Hoạt động 1: Thực hành tại lớp:
* Mục tiêu: Tập đo độ dài một đoạn thẳng (khoảng cách giữa 2 điểm) trong thực tế bằng thước dây, chẳng hạn như: đo chiều dài, chiều rộng phòng học, khoảng cách giữa hai cây, hai cột ở sân trường,...
* Tiến hành:
- Tổ chức hs thực hành đo chiều dài bàn gv và xác định 3 điểm thẳng hàng trên mặt đất.
- 2 Hs đo, và xác định khoảng cách lớp quan sát và nhận xét.
- Gv nx, hướng dẫn hs đo.
- Hs đọc sgk/158.
2.2. Hoạt động 2: Thực hành ngoài lớp:
* Mục tiêu: Biết xác định 2 điểm thẳng hàng trên mặt đất (bằng cách gióng thẳng hàng các cọc tiêu).
- Tập ước lượng khoảng cách giữa 2 điểm.
* Tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ:
- Thực hành theo N4.
- Hs thực hiện đo và báo cáo kết quả.
Bài 1. Thực hành đo độ dài.
- Thực hành theo N4: Mỗi nhóm 1 nhiệm vụ, đo. (luôn phiên em nào cũng đo)
- Báo cáo kết quả và cách đo:
- Lần lượt đại diện nhóm báo cáo, lớp nx, bổ sung.
- HS KKVH: TH đo theo sự HD của GV, bạn
Bài 2. Tập ước lượng độ dài:
- Các nhóm báo cáo kết quả, GV quan sát
- Chia nhóm thực hành, nhóm trưởng điều khiển: Mỗi hs đều được ước lượng:
+ Ước lượng 10 bước đi được khoảng mấy mét , rồi dùng thước đo kiểm tra lại.
và khen nhóm hoạt động tích cực.
- HS KKVH: TH đo theo sự HD của bạn
3. Kết luận:
	- Nx tiết học, vn thực hành đo chiều dài, chiều rộng căn nhà em ở.
-----------------------------------------------
Tiết 4: Khoa học
Bài 60: Nhu cầu không khí của thực vật
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	Sau bài học, hs biết:
- Mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về không khí khác nhau.
2. Kĩ năng: Hs nêu được một vài ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật.
3. Thái độ: yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học:
Hình trang 120, 121 SGK
Bảng phụ cho HĐ nhóm
II. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài.
A, Kiểm tra bài cũ.
? Nêu vai trò của chất khoáng đốivới TV?
? Nêu nhu cầu các chất khoáng của T vật?
- 2,3 Hs nêu, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Giới thiệu bài.
2. Phát triển bài:
2.1. Hoạt động 1: Vai trò của không khí trong quá trình trao đổi khí của thực vật.
* Mục tiêu: Kể ra vai trò của không khí đối với đời sống thực vật. Phân biệt được QT quang hợp và hô hấp.
* Tiến hành
- HS quan sát hình SGK/120,121
? Không khí gồm những thành phần nào?
- Thảo luận nhóm theo HD của GV
- Đại diện nhóm trình bày, bổ sung
- ... 2thành phần chính là ô xi và khí ni tơ, ngoài ra còn khí: các-bô-níc .
? Khí nào quan trọng đối với thực vật?
- khí ô- xi và khí các bô níc.
- Quan sát hình sgk/120, 121.
- Cả lớp quan sát:
? Trong quang hợp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì?
- Hút các bô níc, thải ô xi.
? Trong hô hấp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì?
- Hút ô xi, thải các bô ních.
? Quá trình quang hợp xảy ra khi nào?
...chỉ diễn ra khi có ánh sáng mặt trời.
? Quá trình hô hấp xảy ra khi nào?
...diễn ra suốt ngày đêm.
? Điều gì xảy ra nếu một trong hai hoạt động trên ngừng?
- ...thực vật bị chết.
- Gv kết luận:
- Hs trình bày toàn bộ quá trình quang hợp và quá trình hô hấp của cây.
- HSKKVH: trả lời dưới sự giúp đỡ của bạn
* Kết luận: Thực vật cần không khí để quang hợp và hô hấp. Cây dù được cung cấp đủ nước, chất khoáng và ánh sáng nhưng thiếu không khí cây cũng không sống đợc.
2.2. Hoạt động 2: ứng dụng thực tế về nhu cầu không khí của thực vật.
* Mục tiêu: Hs nêu được một vài ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật.
* Tiến hành:
- Thảo luận cặp các câu hỏi
? Thực vật ăn gì để sống? Nhờ đâu thực vật thực hiện được điều kiện đó?
- HS thảo luận theo cặp
- Trình bày, bổ sung ý kiến
- Khí các bô níc có trong không khí được lá cây hấp thụ và nước có trong đất được rễ cây hút lên.
- Nhờ chất diệp lục có trong lá cây mà thực vật có thể sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để chế tạo chất bột đường từ khí các bô níc và nước.
? Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu khí các bô níc của thực vật?
? Nêu ứng dụng về nhu cầu khí ô xi của thực vật?
* GV kết luận: Mục bạn cần biết.
- Hs trả lời dựa vào mục bạn cần biết.
- 2 -3 HS đọc mục bạn cần biết
3. Kết luận:
	- Nx tiết học, vn học thuộc bài và chuẩn bị bài 61.
Tiết 5 : Sinh hoạt lớp
Sinh hoạt lớp (Tuần 30)
	I/ Các tổ sinh hoạt:
	- Tổ trưởng nhận xét, xếp loại từng thành viên trong tổ.
	- ý kiến của các thành viên góp ý, bổ sung.
	- Thống nhất xếp loại từng cá nhân.
	II/ Sinh hoạt lớp:
	1 - Tổ trưởng thông báo kết quả sinh hoạt tổ:
- Tổ trưởng các tổ lần lượt thông báo tình hình chung của cả tổ trong tuần và xếp loại cá nhân của cả tổ.
2 - Đánh giá chung của lớp trưởng:
- Lớp trưởng nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
- ý kiến bổ sung của cả lớp.
3 - Nhận xét đánh giá của GVCN:
*Về đạo đức: Hầu hết HS ngoan, chấp hành tốt nội qui, qui định của trường của lớp đề ra, không có hiện tượng vi phạm đạo đức. 
*Về học tập:
- HS đi học đều, đúng giờ
- Duy trì khá tốt nề nếp học tập:
+ Nhiều HS chữ viết đẹp, tiến bộ, trình bày vở sạch sẽ.
+ Hầu hết HS học bài và chuẩn bị bài chu đáo.
- Bên cạnh đó vẫn còn một số học sinh lười học bài, chuẩn bị bài: Minh, Duyên
* Các hoạt động khác:
- Vệ sinh: sạch sẽ.
- HĐNG tham gia tốt các hoạt động thể dục, múa hát TT.
III/ Phương hướng tuần tới: 
- Duy trì tốt mọi nề nếp nhất là nề nếp học tập.
- Không ăn quà vặt, thực hiện nghiêm chỉnh luật An toàn GT.
	- Tăng cường kèm cặp, giúp đỡ HS yếu.

Tài liệu đính kèm:

  • docCopy of Tuan30.doc