Giáo án giảng dạy môn học Tuần 19 - Lớp 1

Giáo án giảng dạy môn học Tuần 19 - Lớp 1

Tiếng Việt

ăc, âc

I.Mục tiêu:

- HS nắm đơợc cấu tạo của vần “ăc, âc”, cách đọc và viết các vần đó.

- HS đọc, viết thành thạo các vần đó, đọc đúng các tiếng, từ, câu có chứa vần mới. Phát triển lời nói theo chủ đề: Ruộng bậc thang.

- Yêu thích những thửa ruộng đã làm ra hạt thóc.

II. Đồ dùng:

-Giáo viên: Tranh minh hoạ từ khoá, từ ứng dụng, câu, phần luyện nói.

- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.

III. Hoạt động dạy - học:

1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)

- Đọc bài: oc, ac.

- Viết: oc, ot, ac, at, con sóc, bản nhạc.

2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1’)

- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.

3. Hoạt động 3: Dạy vần mới ( 10’)

- Ghi vần: ăc và nêu tên vần.

- Nhận diện vần mới học.

- Phát âm mẫu, gọi HS đọc.

- Muốn có tiếng “mắc ta làm thế nào?

- Ghép tiếng “” trong bảng cài.

 

doc 20 trang Người đăng buihue123 Lượt xem 456Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy môn học Tuần 19 - Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 19
Thứ hai ngày12 tháng 1 năm 2009
Chào cờ
Tiếng Việt
ăc, âc
I.Mục tiêu: 
- HS nắm được cấu tạo của vần “ăc, âc”, cách đọc và viết các vần đó.
- HS đọc, viết thành thạo các vần đó, đọc đúng các tiếng, từ, câu có chứa vần mới. Phát triển lời nói theo chủ đề: Ruộng bậc thang.
- Yêu thích những thửa ruộng đã làm ra hạt thóc.
II. Đồ dùng:
-Giáo viên: Tranh minh hoạ từ khoá, từ ứng dụng, câu, phần luyện nói.
- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.
III. Hoạt động dạy - học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc bài: oc, ac.
- đọc SGK.
- Viết: oc, ot, ac, at, con sóc, bản nhạc.
- viết bảng con.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1’)
- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.
- nắm yêu cầu của bài.
3. Hoạt động 3: Dạy vần mới ( 10’)
- Ghi vần: ăc và nêu tên vần.
- theo dõi.
- Nhận diện vần mới học.
- cài bảng cài, phân tích vần mới..
- Phát âm mẫu, gọi HS đọc.
- cá nhân, tập thể.
- Muốn có tiếng “mắc ta làm thế nào?
- Ghép tiếng “” trong bảng cài.
- thêm âm m trước vần ăc, thanh sắc trên đầu âm ă.
- ghép bảng cài.
- Đọc tiếng, phân tích tiếng và đọc tiếng.
- cá nhân, tập thể.
- Treo tranh, yêu cầu HS nhìn tranh xác định từ mới.
- mắc áo
- Đọc từ mới.
- cá nhân, tập thể.
- Tổng hợp vần, tiếng, từ.
- cá nhân, tập thể.
- Vần “âc”dạy tương tự.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
4. Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng (5’)
- Ghi các từ ứng dụng, gọi HS xác định vần mới, sau đó cho HS đọc tiếng, từ có vần mới.
- cá nhân, tập thể: HSTB đánh vần- đọc trơn. HSKG đọc trơn, đọc nhanh.
- Giải thích từ: giấc ngủ, màu sắc.
5. Hoạt động 5: Viết bảng (6’)
- Đưa chữ mẫu, gọi HS nhận xét về độ cao, các nét, điểm đặt bút, dừng bút.
- quan sát để nhận xét về các nét, độ cao
- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết.
- tập viết bảng: HSTB viết được các chữ ăc, âc. HSKG viết đúng, đẹp.
Tiết 2
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (2’)
- Hôm nay ta học vần gì? Có trong tiếng, từ gì?.
- vần “ăc,âc”, tiếng, từ “mắc áo, quả gấc”.
2. Hoạt động 2: Đọc bảng (4’)
- Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự.
- cá nhân, tập thể.
3. Hoạt động 3: Đọc câu (4’)
- Treo tranh, vẽ gì? Ghi câu ứng dụng gọi HS khá giỏi đọc câu.
- đàn chim đang kiếm ăn
- Gọi HS xác định tiếng có chứa vần mới, đọc tiếng, từ khó.
- luyện đọc các từ: mặc, cườm, nung.
- Luyện đọc câu, chú ý cách ngắt nghỉ.
- cá nhân, tập thể: HSTB đọc được câu. HSKG đọc đúng, nhanh,thuộc
4. Hoạt động 4: Đọc SGK(6’)
- Cho HS luyện đọc SGK.
- cá nhân, tập thể.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
5. Hoạt động 5: Luyện nói (5’)
- Treo tranh, vẽ gì?
- ruộng lúa
- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng)
- Ruộng bậc thang
- Nêu câu hỏi về chủ đề.
- luyện nói về chủ đề theo câu hỏi gợi ý của GV.
6. Hoạt động 6: Viết vở (5’)
- Hướng dẫn HS viết vở tương tự như hướng dẫn viết bảng.
- Chấm một số bài viết và nhận xét bài viết .
- tập viết vở
- theo dõi, rút kinh nghiệm
7.Hoạt động7: Củng cố - dặn dò (5’).
- Chơi tìm tiếng có vần mới học.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: uc, ưc.
Thứ ba ngày 13 tháng 1 năm 2009
Toán
 Mười một, mười hai 
I- Mục tiêu:
- HS nhận biết số mười một gồm một chục và một đơn vị, số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị.
- HS đọc, viết số 11;12; nhận biết số có hai chữ số.
- HS tích cực đọc viết số..
II- Đồ dùng:
Học sinh: Đồ dùng dạy học toán 1.
III- Hoạt động dạy học chính:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 5’)
- Một chục gồm mấy đơn vị?
- Mấy đơn vị là một chục?
2. Hoạt động 2: Giới thiệu số 11 (8’)
- hoạt động cá nhân
- Yêu cầu HS lấy 1 bó que tính và 1 que tính rời, tất cả là mấy que tính?
- Mười que tính và 1 que tính là 11 que tính.
- là 11 que tính
- nhắc lại
- Ghi bảng số 11, nêu cách đọc, gọi HS đọc số 11. Số 11 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- cá nhân, tập thể
- số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị
- Hướng dẫn viết số 11. Nhận biết số 11.
- tập viết số 11, số 11 gồm hai chữ số 1 đứng liền nhau.
3. Hoạt động 3: Giới thiệu số 12 (8’).
- thực hành cá nhân
- Tiến hành tương tự trên.
- nhận biết, tập đọc, viết số 12
4.Hoạt động 4: Luyện tập ( 15’)
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu.
- viết số
- HD HS còn chậm đếm số ngôi sao, sau đó điền số.
- HS tự làm, nhận xét bổ sung cho bạn
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu
- Cho HS làm và kiểm tra bài bạn.
-HS làm bài, báo cáo kết quả kiểm tra bài bạn
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS lấy bút màu tô theo yêu cầu của bài .
- Cho HS đổi bài chấm điểm cho bạn.
Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu
- HS làm và chữa bài.
- Số nào lớn nhất trong tia số đó?
- tô màu vào 11 hình tam giác, 12 hình vuông.
- tô màu vào sách
- gọi HS báo cáo kết quả
- điền số dưới mỗi vạch của tia số
- chữa bài cho bạn
5.Hoạt động 5: Củng cố- dặn dò ( 4’)
- Thi đếm 11;12 nhanh.
- Nhận xét giờ học
- Xem trước bài: Mười ba, mười bốn, mười lăm.
tiếng việt
bài 78: uc - ưc 
i - mục tiêu.
1. Kiến thức: Đọc và viết được vần uc, ưc, cần trục, lực sĩ. Đọc câu ứng dụng.
2. Kỹ năng: Rèn đọc viết đúng.
3. Thái độ: Có ý thức học tập.
ii - đồ dùng.
Tranh minh hoạ từ khoá,từ ứng dụng.
iii - hoạt động dạy học. 
1. Bài cũ.
Đọc viết: ăc, âc, quả gấc, thắc mắc, bấc đèn.
Đọc SGK.
2. Bài mới Tiết 1
a) Giới thiệu bài.
b) Dạy vần.
Vần uc có mấy âm ? nêu vị trí ?
GV ghi vần uc
Có 2 âm: âm u đứng trước, âm c đứng sau
Đánh vần - đọc trơn - phân tích 
Có vần uc muốn có tiếng trục ta phải thêm âm, dấu gì ?
GV ghi tiếng: trục
 từ: cần trục
* Dạy vần ưc (tương tự) 
So sánh uc và ưc.
Đọc lại bài.
Đọc từ ứng dụng: 
Gài: trục - đánh vần - đọc trơn - phân tích 
HS đọc 
Gài ưc
3 em
 máy xúc lọ mực 
 cúc vạn thọ nóng rực 
HS đọc thầm tìm và gạch chân tiếng có vần - đánh vần - đọc trơn - phân tích 
- HS đọc: HSTB đánh vần- đọc trơn. HSKG đọc trơn, đọc nhanh.
Hướng dẫn viết chữ ghi vần.
GV viết mẫu: uc - ưc
Viết bảng con.
-Quan sát
-Viết bảng 2 lần: HSTB viết được các chữ uc, ưc. HSKG viết đúng, đẹp.
Tiết 2
3. Luyện tập.
a) Luyện đọc.
Đọc bài trên bảng.
Đọc câu ứng dụng:
Con gì mào đỏ 
Lông mượt như tơ 
Sáng sớm tinh mơ 
Gọi người thức dậy 
8 em
HS đọc thầm tìm và gạch chân tiếng có vần - đánh vần - đọc trơn - phân tích
-HS đọc: HSTB đọc được câu. HSKG đọc đúng, nhanh,thuộc.
Đọc SGK
b) Luyện nói: 
 Chủ đề: Ai thức dạy sớm nhất ?
Tranh vẽ gì ?
Mọi người đang làm gì ? 
Con gì đã báo hiệu cho mọi người thức dậy ? 
Bức tranh vẽ cảnh nông thôn hay thành phố ?
HS nhắc lại
Quan sát tranh dựa vào câu hỏi để nói( tuỳ khả năng HS)
c) Luyện viết.
GV viết mẫu: cần trục, lực sĩ
Viết bảng con 
Viết vở tập viết.
Chấm bài - Nhận xét.
iv - Củng cố - dặn dò.
Đọc lại bài SGK.
Xem trước bài 79.
Quan sát
Viết bảng 1 lần
Viết vở
 _____________________________
đạo đức
lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo (tiết 1)
i - mục tiêu.
1. Kiến thức: Hiểu thầy giáo cô giáo là người đã không quản khó nhọc, chăm sóc dạy dỗ em. Vì vậy các em cần lễ phép vâng lời thầy giáo cô giáo. 
2. Kỹ năng: Rèn ý thức biết vâng lời thầy cô giáo. 
3. Thái độ: Say mê học tập.
ii - đồ dùng.
Tranh minh hoạ. 
iii - hoạt động dạy - học. 
1. Hoạt động 1: Đóng vai.
GV chia nhóm - đóng vai 
Các nhóm chuẩn bị đóng vai.
Một số nhóm lên đóng vai trước lớp 
Cả lớp thảo luận - nhận xét. 
Cần làm gì khi gặp thầy cô giáo ? 
Cần làm gì khi đưa hoặc nhận sách vở từ tay thầy cô giáo ? 
=> Kết luận: SGV (39)
Đóng vai
HS thảo luận 
2. Hoạt động 2: Bài tập 2
GV cho HS tô màu tranh
=> Kết luận: SGV (39) 
HS tô màu, lớp trao đổi nhận xét
Đọc lại bài
Nhắc lại kết luận
iv - Củng cố - dặn dò. 
Đọc lại bài học. 
____________________________________
Tiếng Việt(BD) 
Ôn tập bài vần ăc-âc, uc- ưc.
I. Mục tiêu:
- Củng cố cách đọc và viết vần, chữ “ ăc, âc, uc, ưc”.
- Củng cố kĩ năng đọc và viết vần, chữ, từ có chứa vần, chữ “ ăc, âc, uc, ưc”.
- Bồi dưỡng tình yêu với Tiếng Việt.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Hệ thống bài tập.
III. Hoạt động dạy- học: 
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc bài: uc, ưc.
- Viết : uc, ưc, lực sĩ, húc nhau.
2. Hoạt động 2: Ôn bài ăc- âc, uc-ưc.
Đọc: theo nhóm 4: HSKG giúp HSTB thuộc bài 
- YC HS đọc lại bài: ăc- âc, uc, ưc trong SGK.
* Thi đọc theo các nhóm đối tượng
- Gọi HS đọc thêm:cần trục,xúc đất, nức nở, màu sắc,định mức
Viết:
- Đọc cho HS viết: ăc, âc, uc, ưc, lực sĩ, màu sắc, lọ mực, bức tranh.
- HS đọc từ cần viết sau đó viết vở đúng khoảng cách.
*Tìm từ mới có vần vừa ôn ( dành cho HS khá giỏi):
- Gọi HS tìm thêm những tiếng, từ có vần ăc, âc, uc, ưc.
3. Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò (5’)
- Thi đọc, viết nhanh tiếng, từ có vần cần ôn.
- Nhận xét giờ 
Tự học
Hoàn thiện kiến thức trong ngày
I. Mục tiêu
- Hoàn thiện kiến thức các môn học trong ngày.
- HS có ý thức tự học.
II. Hoạt động dạy- học: 
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
1. Kiểm tra kiến thức trong ngày:
- cho hs nêu kiến thức đã học trong ngày.
2. Hoàn thiện bài.
- Tổ chức cho hs tự hoàn thiện bài.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
Thứ tư ngày 14 tháng 1 năm 2009
toán
mười ba, mười bốn, mười lăm 
i - mục tiêu.
1. Kiến thức: Nhận biết số 13 gồm 1 chục và 3 đơn vị. 
 14 gồm 1 chục và 4 đơn vị. 
 15 gồm 1 chục và 5 đơn vị.
Mỗi số đều có 2 chữ số. 
2. Kỹ năng: Luyện viết các số thành thạo. 
3. Thái độ: Có ý thức học tập.
ii - đồ dùng.
Bộ đồ dùng học toán.
iii - hoạt động dạy - học. 
1. Bài cũ: 
Gọi 2 HS lên bảng - điền số vào tia số, đọc các số trên tia số 
0
1. Bài mới.
a) Giới thiệu bài. 
b) Giới thiệu các số 13, 14, 15 
GV yêu cầu lấy 1 bó và 3 que tính rời
Được tất cả bao nhiêu que tính ? 
GVviết số 13 (viết vào cột số)
GV cho HS lấy bảng gài. 
Giới thiệu số 14, 15 (tương tự)
Mười ba que tính vì sao ? 
HS đọc mười ba
Gài số 13
3. Luyện tập. 
Bài 1: Nêu yêu cầu của bài.
G hướng dẫn câu a đã cho sẵn cách đọc các số 
Viết số
Viết số tương tự vào dòng kẻ
HS làm bài
Câu b: Viết các số vào ô trống theo thứ tự tăng dần và giảm dần. 
HS làm bài 
G chữa bài.
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài 
Để điền số thích hợp vào ô trống ta phải làm gì ? 
Điền số thích hợp vào ô trống
Đếm số ngôi sao trong mỗi hình
Nên đếm theo hình nào ? 
GV chữa bài ... .
- đọc SGK.
- Viết: ôc, ôt, uôc, uôt, thợ mộc, ngọn đuốc.
- viết bảng con.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.
- nắm yêu cầu của bài.
3. Hoạt động 3: Dạy vần mới ( 10’)
- Ghi vần: iêc và nêu tên vần.
- theo dõi.
- Nhận diện vần mới học.
- cài bảng cài, phân tích vần mới..
- Phát âm mẫu, gọi HS đọc.
- cá nhân, tập thể.
- Muốn có tiếng “xiếc” ta làm thế nào?
- Ghép tiếng “xiếc” trong bảng cài.
- thêm âm x trước vần iêc, thanh sắc trên đầu âm ê.
- ghép bảng cài.
- Đọc tiếng, phân tích tiếng và đọc tiếng.
- cá nhân, tập thể.
- Treo tranh, yêu cầu HS nhìn tranh xác định từ mới.
- xem xiếc
- Đọc từ mới.
- cá nhân, tập thể.
- Tổng hợp vần, tiếng, từ.
- cá nhân, tập thể.
- Vần “ươc”dạy tương tự.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
4. Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng (4’)
- Ghi các từ ứng dụng, gọi HS xác định vần mới, sau đó cho HS đọc tiếng, từ có vần mới.
- cá nhân, tập thể: HSTB đánh vần- đọc trơn. HSKG đọc trơn, đọc nhanh.
- Giải thích từ: công việc, cá diếc.
5. Hoạt động 5: Viết bảng (6’)
- Đưa chữ mẫu, gọi HS nhận xét về độ cao, các nét, điểm đặt bút, dừng bút.
- quan sát để nhận xét về các nét, độ cao
- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết.
- tập viết bảng: HSTB viết được các chữ iêc,ươc. HSKG viết đúng, đẹp.
Tiết 2
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (2’)
- Hôm nay ta học vần gì? Có trong tiếng, từ gì?.
- vần “iêc, ươc”, tiếng, từ “xem xiếc, rước đèn”.
2. Hoạt động 2: Đọc bảng (4’)
- Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự.
- cá nhân, tập thể.
3. Hoạt động 3: Đọc câu (4’)
- Treo tranh, vẽ gì? Ghi câu ứng dụng gọi HS khá giỏi đọc câu.
- con sông, cánh đồng...
- Gọi HS xác định tiếng có chứa vần mới, đọc tiếng, từ khó.
- luyện đọc các từ: biếc, hương, khua, nước.
- Luyện đọc câu, chú ý cách ngắt nghỉ.
- cá nhân, tập thể: HSTB đọc được câu. HSKG đọc đúng, nhanh,thuộc
4. Hoạt động 4: Đọc SGK(6’)
- Cho HS luyện đọc SGK.	
- cá nhân, tập thể.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
5. Hoạt động 5: Luyện nói (5’)
- Treo tranh, vẽ gì?
- xiếc, múa rối nước.
- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng)
- Xiếc, múa rối, ca nhạc.
- Nêu câu hỏi về chủ đề.
- luyện nói về chủ đề theo câu hỏi gợi ý của GV.
6. Hoạt động 6: Viết vở (5’)
- Hướng dẫn HS viết vở tương tự như hướng dẫn viết bảng.
- Chấm và nhận xét bài viết.
- tập viết vở
- rút kinh nghiệm
7.Hoạt động7: Củng cố - dặn dò (5’).
- Chơi tìm tiếng có vần mới học.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: ach.
toán ( BD)
luyện tập về: mười ba, mười bốn, mười lăm 
i - mục tiêu.
1. Kiến thức: Củng cố các số 13,14,15. Vận dụng làm bài tập. 
2. Kỹ năng: Rèn đọc viết số.
3. Thái độ: Có ý thức học tập.
ii - hoạt động dạy - học. 
1. Viết các số đã học.
- Các số đó là số có mấy chữ số ?
- Xếp các số tự nhiên đã học:
Theo thứ tự từ bé đến lớn
Những số nào lớn hơn số 12
 bé hơn số 15 
- Viết các số sau vào vở: 
một chục và ba đơn vị 
một chục và lăm đơn vị 
Ghi lại cách đọc các số
13
14
15
Chấm bài - nhận xét
Viết bảng con 
0, 1, 2, 3 ...
HS làm vào vở 
13
15
mười ba
mười bốn
mười lăm 
Hoạt động giáo dục ngoài gờ lên lớp
Biểu diễn văn nghệ
I. Mục tiêu:
-HS hát những bài hát mà lớp yêu thích.
- Hát đúng ,có ý nghĩa.
- HS tích cực tham gia buổi văn nghệ.
II.Chuẩn bị:
HS: Chuẩn bị những bài hát.
III.Các hoạt động dạy học:
1.Khởi động:HS hát bài lớp chúng mình kết đoàn.
2.Biểu diễn văn nghệ:
a.Hát cá nhân:
- Mỗi tổ cử đại diện một bạn hát.
- Lớp bình chọn.
b.Song ca:
- Mỗi tổ một tiết mục.
- Bình chọn.
c.Tập thể tổ hát:
- Bình chọn
*Bình chọn chung của giờ văn nghệ
* Khen tập thể,cá nhân có những bài hát hay.
3.Nhận xét giờ học:
- GV nhận xét giờ học.
Tự học
Hoàn thiện các tiết trong ngày
I. Mục tiêu
- Hoàn thiện kiến thức các môn học trong ngày.
- GDHS ý thức tự học.
II. Hoạt động dạy- học: 
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
1. Kiểm tra kiến thức trong ngày:
- cho HS nêu kiến thức đã học trong ngày.
2. Hoàn thiện bài.
- Tổ chức cho hs tự hoàn thiện bài.
- Nếu còn thời gian cho hs làm vở bài tập toán, BT tiếng việt.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
Thứ sáu ngày 16 tháng 1 năm 2009
Toán
 Hai mươi, hai chục 
I- Mục tiêu:
- HS nhận biết số lượng 20, 20 còn gọi là hai chục.
- HS đọc, viết số 20, nhận biết số 20 là số có hai chữ số.
- Yêu thích môn Toán.
II- Đồ dùng:
Học sinh: Đồ dùng dạy học toán 1.
III- Hoạt động dạy học chính:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
- Đọc, viết số 16; 17; 18;19.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu số 20 
- hoạt động cá nhân
- Yêu cầu HS lấy 1 bó que tính và 1 bó que tính nữa, tất cả là mấy que tính?
- Một chục que tính và 1 chục que tính là hai chục que tính.
- Mười que tính và mười que tính là 20 que tính.
- Hai mươi còn gọi là 2 chục.
- là 2 bó que tính, 2 chục que tính
- nhắc lại
- nhắc lại
- nhắc lại
- Ghi bảng số 20, nêu cách đọc, gọi HS đọc số 20. Số 20 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- cá nhân, tập thể
- số 20 gồm 2 chục và 0 đơn vị
- Hướng dẫn viết số 20. Nhận biết số 20.
- tập viết số 20, số 20 gồm chữ số 2 đứng trước, chữ số 0 đứng sau.
3.Hoạt động 3: Luyện tập 
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu.
- viết số
-Yêu cầu HS viết các số theo thứ tự tăng dần, giảm dần.
- Gọi HS đọc các số vừa viết lên.
- HS trung bình chữa bài
- em khác nhận xét bổ sung cho bạn
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu
- Cho HS làm bài dưới hình thức đố vui nhau.
- Quan sát giúp đỡ cặp HS yếu
- trả lời câu hỏi
 - thi trả lời nhanh theo cặp
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu
- HS làm và chữ bài
Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu
- Cho HS làm bài vào vở.
- điền số dưới mỗi vạch tia số
- đọc các số đã điền
- trả lời câu hỏi
- viết số theo mẫu SGK, sau đó đổi vở để chữa bài
5.Hoạt động 5: Củng cố- dặn dò 
- Thi đếm 10 đến 20 nhanh.
- Nhận xét giờ học
- Xem trước bài: Phép cộng dạng14 + 3
Tập viết
Tuốt lúa,hạt thóc,
I. Mục tiêu:
 HS nắm được cấu tạo chữ, kĩ thuật viết chữ:tuốt lúa, hạt thóc,....
-Biết viết đúng kĩ thuật, đúng tốc độ các chữ tuốt lúa, hạt thóc,...: đưa bút theo đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu.
- Say mê luyện viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Chữ tuốt lúa, hạt thóc,....: đặt trong khung chữ.
- Học sinh: Vở tập viết.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ :(3’)
- Hôm trước viết bài chữ gì?
- Yêu cầu HS viết bảng:xay bột,nét chữ,kết bạn..
2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1’)
- Nêu yêu cầu tiết học- ghi đầu bài
- Gọi HS đọc lại đầu bài.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn viết chữ và viết vần từ ứng dụng( 12’)
- Treo chữ mẫu: “tuốt lúa” yêu cầu HS quan sát và nhận xét có bao nhiêu con chữ? Gồm các con chữ ? Độ cao các nét?
- GV nêu quy trình viết chữ trong khung chữ mẫu, sau đó viết mẫu trên bảng.
- Gọi HS nêu lại quy trình viết?
- Yêu cầu HS viết bảng
 - GV quan sát gọi HS nhận xét, sửa sai.
- Các từ: hạt thóc,....: hướng dẫn tương tự.
- HS tập viết trên bảng con.
4. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tập tô tập viết vở (15’)
- HS tập viết chữ: hạt thóc,.....
- GV quan sát, hướng dẫn cho từng em biết cách cầm bút, tư thế ngồi viết, khoảng cách từ mắt đến vở
5. Hoạt động 5: Chấm bài (5’)
- Thu 1/2 số bài của HS và chấm.
- Nhận xét bài viết của HS.
5. Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò (5’)
- Nêu lại các chữ vừa viết?
- Nhận xét giờ học. 
Tập viết
Bài 18: con ốc, đôi guốc, rước đèn, kênh rạch, vui thích (T2)
I. Mục tiêu:
- HS nắm cấu tạo chữ, kĩ thuật viết chữ: con ốc, đôi guốc,rước đèn.
- Biết viết đúng kĩ thuật, đúng tốc độ các chữ: con ốc, đôi guốc, rước đèn đưa bút theo đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu.
- HS tích cực luyện viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Chữ: con ốc, đôi guốc, rước đèn đặt trong khung chữ.
- Học sinh: Vở tập viết.
III. Hoạt động dạy- học:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ :(3’)
- Hôm trước viết bài chữ gì?
- Yêu cầu HS viết bảng: cải bắp, hộp sữa.
2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1’)
- Nêu yêu cầu tiết học- ghi đầu bài
- Gọi HS đọc lại đầu bài.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn viết chữ và viết vần từ ứng dụng( 12’)
- Treo chữ mẫu: “con ốc” yêu cầu HS quan sát và nhận xét có bao nhiêu con chữ? Gồm các con chữ ? Độ cao các nét?
- GV nêu quy trình viết chữ trong khung chữ mẫu, sau đó viết mẫu trên bảng.
- Gọi HS nêu lại quy trình viết?
- Yêu cầu HS viết bảng.
- GV quan sát gọi HS nhận xét, sửa sai.
- Các từ: con ốc, đôi guốc, rước đèn. hướng dẫn tương tự.
- HS tập viết trên bảng con.
4. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tập tô tập viết vở (15’)
- HS tập viết chữ: con ốc, đôi guốc, rước đèn, kênh rạch, vui thích.
- GV quan sát, hướng dẫn cho từng em biết cách cầm bút, tư thế ngồi viết, khoảng cách từ mắt đến vở
5. Hoạt động 5: Chấm bài (5’)
- Thu 15 bài của HS và chấm.
- Nhận xét bài viết của HS.
5. Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò (5’)
- Nêu lại các chữ vừa viết?
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò: các từ: kênh rạch, vui thích hoàn thiện sau. 
Sinh hoạt
TUầN 19
I.Mục tiêu:
-HS nắm được ưu ,nhược điểm của mình, của bạn.
- HS có ý thức sửa sai.Tự phát huy ưu điểm. 
-Có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ bạn.
II.Các hoạt động dạy học:
1.Nhận xét tuần qua:
- Đi học đầy đủ, đúng giờ, mặc đúng quy định.
- Duy trì nền nếp lớp tốt, tham gia truy bài đầy đủ, xếp hàng ra vào lớp đúng quy định.
- Một số bạn gương mẫu trong học tập, và các hoạt động khác của lớp: Thiệp, Anh, Đạt, Xanh, Tuyết, Linh,...
- Có nhiều bạn học tập chăm chỉ, đi học đúng giờ, chuẩn bị sách vở chu đáo, làm bài tập đầy đủ.
* Tồn tại:
- Còn hiện tượng mất trật tự chưa chú ý nghe giảng: Chuẩn,Hoàn,... 
- Còn có bạn chưa học bài ở nhà.
II.Sinh hoạt sao
 - Các sao tổ chức sinh hoạt
 - Kiểm điểm sĩ số, trang phục.
 -Văn nghệ.
 -Từng nhi đồng tự kể những việc tốt, chưa tốt đã làm trong tuần.
 -Các thành viên nhận xét, góp ý
 - GV đánh giá, nhận xét.
III. Phương hướng tuần tới: 
- Khắc phục các hạn chế đã nêu trên.
- Thi đua học tập tốt .
- Duy trì mọi nền nếp lớp cho tốt.
- Các tổ tiếp tục thi đua học tập, giữ vững nền nếp lớp.
- Thực hiện mặc đồng phục đúng quy định.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan19 h.doc