Giáo án Lớp 1 - Buổi 1 - Tuần 1 & 2 - Trường Tiểu học Ninh Tiến

Giáo án Lớp 1 - Buổi 1 - Tuần 1 & 2 - Trường Tiểu học Ninh Tiến

Học vần

ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC

I. Mục tiêu: Giúp HS:

- Nhận biết những việc thường phải làm trong các tiết học vần.

- Bước đầu biết yêu cầu cần đạt được trong học tập học vần 1.

II. Đồ dùng dạy học:

- Sách Tiếng Việt 1.

- Bộ đồ dùng học Tiếng Việt 1 của HS.

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu

Tiết 1

1.ÔĐTC: Cho cả lớp hát một bài.

2.Bài mới:

a) Giới thiệu bài: Ghi tên bài lên bảng

 b) Giảng bài:

* Cách sử dụng sách Tiếng Việt 1

 - GV cho HS xem sách Tiếng Việt 1 .

 - GV giới thiệu ngắn gọn về sách Tiếng Việt 1.

- GV cho HS thực hành gấp sách, mở sách, hướng dẫn HS giữ gìn sách

 

doc 38 trang Người đăng thanhlinh213 Lượt xem 832Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Buổi 1 - Tuần 1 & 2 - Trường Tiểu học Ninh Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứ hai ngày 17 tháng 8 năm 2009
Học vần 
ổn định tổ chức
I. Mục tiêu: Giúp HS:
Nhận biết những việc thường phải làm trong các tiết học vần.
Bước đầu biết yêu cầu cần đạt được trong học tập học vần 1.
II. Đồ dùng dạy học: 
Sách Tiếng Việt 1.
Bộ đồ dùng học Tiếng Việt 1 của HS.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Tiết 1
1.ÔĐTC: Cho cả lớp hát một bài.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Ghi tên bài lên bảng
 b) Giảng bài:
* Cách sử dụng sách Tiếng Việt 1
 - GV cho HS xem sách Tiếng Việt 1 .
 - GV giới thiệu ngắn gọn về sách Tiếng Việt 1.
- GV cho HS thực hành gấp sách, mở sách, hướng dẫn HS giữ gìn sách
 * GV hướng dẫn HS làm quen với một số hoạt động học tập Tiếng Việt trên lớp ở lớp 1. 
 GV giới thiệu một số hoạt động thường có trong giờ học vần, hướng dẫn HS cách thực hiện từng hoạt động đó.
* Giới thiệu với HS các yêu cầu cần đạt sau khi học Tiếng Việt 1.
3. Củng cố – dặn dò
- Yêu cầu HS thực hành giơ bảng, cách cầm phấn, mở sách
- GV khen những em thực hiện tốt.
Tiết 2
1.ÔĐTC: Cho cả lớp hát một bài.
2.Bài mới: 
* GV giới thiệu bộ đồ dùng học Tiếng Việt của HS
 - Cho HS lấy rồi mở hộp đựng bộ đồ dùng học Tiếng Việt lớp 1. Giới thiệu bảng dắt chữ và hệ thống các chữ cái, các dấu thanh.
 - GV hướng dẫn HS cách mở hộp lấy các đồ dùng theo yêu cầu của GV, cất
các đồ dùng đó vào chỗ quy định trong hộp, đậy nắp hộp, cất hộp vào cặp, cách bảo quản hộp đồ dùng học Tiếng Việt.
 * Hướng dẫn HS cách học ở nhà:
 - Luyện đọc, viết những tiếng, từ đã học cho thành thạo. 
 - Làm bài tập trong VBT Tiếng Việt theo từng tiết học. 
 - Tìm thêm và luyện viết những tiếng từ có chứa âm, vần vừa học cho thành thạo.
 - Nếu thấy khó nhờ bố, mẹ, anh, chị giúp đỡ thêm.
 3. Củng cố – dặn dò: - Ghi nhớ những điều cô dặn về cách học tập bộ môn.
 - Dặn HS về nhà nhắc nhở cha, mẹ mua đầy đủ sách, vở phục vụ môn học.
VI. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Đạo đức ( tiết 1 + 2)
Bài 1: Em là học sinh lớp một
I. Mục tiêu: 
	- Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học.
	- Biết tên trường, lớp, tên thầy, cô giáo, một số bạn bè trong lớp.
	- Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Vở bài tập đạo đức 1.
	- Các điều 7, 28 trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em
	- Các bài hát về quyền được học tập của trẻ em: Trường em, Đi học, Em yêu trường em, Đi đến trường.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Tiết 1
1.KTBC: Kiểm tra sách, vở, đồ dùng học tập của HS.
2. Các hoạt động:
a) HĐ1: Vòng tròn giới thiệu tên ( Bài tập 1)
 - Mục đích: Giúp HS biết giới thiệu, tự giới thiệu tên của mình và nhớ tên các bạn trong lớp; biết trẻ em có quyền có họ tên.
 - Cách chơi: HS đứng thành vòng tròn ( mỗi vòng tròn khoảng 10 em) và điểm danh từ 1 đến hết. đầu tiên em thứ nhất giới thiệu tên của mình. Sau đó, em thứ hai giới thiệu tên bạn thứ nhất và tên mình. Đến em thứ ba lại giới thiệu tên bạn thứ nhất, thứ hai và tên của mình. Cứ như vậy đến khi tất cả mọi người trong vòng tròn đều được giới thiệu tên.
 - Thảo luận: + Trò chơi giúp em điều gì?
 + Em có thấy sung sướng và tự hào khi giới thiệu tên với các bạn, khi nghe các bạn giới thiệu tên mình không?
 - KL: Mỗi người đều có một cái tên. Trẻ em có quyền có họ tên.
 b) HĐ 2: HS tự giới thiệu về sở thích của mình ( BT2)
 - GV nêu yêu cầu: Hãy giới thiệu với bạn bên cạnh những điều em thích.
 - HS tự giới thiệu trong nhóm hai người.
 - GV mời một số HS lên tự giới thiệu trước lớp.
 - Hỏi: Những điều các bạn thích có hoàn toàn giống như em không?
 - KL: Mỗi người đều có điều mình thích và không thích. Những điều đó có thể giống hoặc khác nhau giữa người này và người khác. Chúng ta cần phải tôn trọng những sở thích riêng của người khác, bạn khác. 
 c) HĐ3. HS kể về ngày đầu tiên đi học của mình (BT4).
 - GV yêu cầu: Hãy kể về ngày đầu tiên đi học của em.
 + Em mong chờ, chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học của mình như thế nào?
 + Bố mẹ và mọi người trong gia đình chuẩn bị cho ngày đàu tiên đi học của em như thế nào? 
 + Em có thấy vui khi đã là HS lớp Một không ? Em có thích trường, lớp mới của mình không?
 + Em sẽ làm gì để xứng đáng là HS lớp Một?
 - HS kể chuyện trong nhóm nhỏ ( 2 - 4 em).
 - GV mời một vài HS kể trước lớp.
 - KL: Vào lớp Một, em sẽ có nhiều bạn mới, có thầy giáo, cô giáo mới, trường lớp mới, em sẽ được học thêm nhiều điều mới lạ, biết đọc, biết viết và cả làm toán nữa. Được đi học là niềm vui, là quyền lợi của trẻ em. Em rất tự hào và vui vì mình là HS lớp Một. Em và các bạn sẽ cố gắng học thật giỏi, thật ngoan.
 3. Củng cố – dặn dò
- Chúng ta vừa học bài gì?
- Yêu cầu HS nêu lại nội dung của bài.
 - Dặn về nhà sưu tầm những bài hát, câu thơ về mái trường, thầy cô; tranh ảnh về không khí náo nức của HS ở trường.
Tiết 2
( Dạy thứ hai ngày 24/8/2009)
1. ÔĐTC: Cả lớp hát một bài.
2. Các hoạt động:
a) HĐ1: Quan sát tranh và kể chuyện theo tranh ( BT4).
- GV yêu cầu HS quan sát tranh BT4 trong VBT và chuẩn bị kể chuyện theo tranh.
- HS kể chuyện trong nhóm. 
- GV mời 2 – 3 em KC trước lớp.
- GVkể lại truyện, vừa kể, vừa chỉ vào từng tranh.
 b) HĐ2: HS hát, múa, đọc thơ hoặc vẽ tranh về chủ đề trường em. ( Các em có thể làm theo hình thức cá nhân. nhóm,)
c) KL chung:
- Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học.
- Chúng ta thật vui, thật tự hào đã trở thành học sinh lớp Một.
- Chúng ta sẽ cố gắng học thật giỏi, thật ngoan để xứng đáng là HS lớp Một.
 3. Củng cố – dặn dò: 
 - GV cho HS nêu lại nội dung bài học.
 - GV nhận xét chung giờ học, khen những em học tập tốt. Dặn về nhà sưu tầm những bài hát, câu thơ về mái trường, thầy cô; tranh ảnh về không khí náo nức của HS ở trường.
VI. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Thứ ba ngày 18 tháng 8 năm 2009
Học vần 
Các nét cơ bản
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Nắm vững cấu tạo, tên các nét cơ bản: nét ngang, nét sổ, nét xiên trái, nét xiên phải, nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu, nét cong hở phải, nét cong hở trái, nét cong kín, nét khuyết trên, nét khuyết dưới , nét thắt
Đọc, viết 13 nét cơ bản.
Rèn kĩ năng đọc, viết.
II. Đồ dùng dạy học: - G: Mẫu các nét chữ cơ bản.
 - H: Bảng, phấn, vở, bút.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Tiết 1
1.ÔĐTC: Cho cả lớp hát một bài.
2.KTBC: H thực hành giơ, cất bảng.
3.Bài mới:
	a) Giới thiệu bài: Ghi tên bài lên bảng
	b) Giảng bài:
* Đọc, viết các nét ngang, nét sổ, nét xiên trái, nét xiên phải, nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu.
 - GV giới thiệu lần lượt từng nét HS đọc tên nét đó, hướng dẫn cách viết, HS thực hành luyện viết.
 VD: Dạy nét ngang
 + GV viết một nét ngang và giới thiệu : “ Đây là nét ngang”.
 + Gọi nhiều HS đọc “ Nét ngang”.
 + Hướng dẫn cách viết nét ngang, viết mẫu cho HS quan sát, nêu hình dáng, cấu tạo,độ cao...
 + HS thực hành viết nét ngang trên bảng.
 - Các nét khác dạy tương tự.
4. Củng cố – dặn dò
- Yêu cầu HS đọc tên các nét vừa học, thi đua viết đẹp các nét đó.
Tiết 2
1.ÔĐTC: Cho cả lớp hát một bài.
2.KTBC: Đọc tên các nét vừa học ở tiết 1
3.Bài mới: 
 * Đọc, viết các nét cong hở phải, nét cong hở trái, nét cong kín, nét khuyết trên, nét khuyết dưới, nét thắt.
( Dạy tương tự các nét ở tiết 1)
 * Luyện viết vào vở.
 - G yêu cầu HS lấy vở, bút chì để trước mặt.
 - HS thực hành viết các nét đã học, mỗi nét một dòng.
 - G quan sát, giúp đỡ những HS yếu.
 - Chấm điểm cho HS, khen những em viết đẹp.
 4. Củng cố - dặn dò: - G V nhận xét chung giờ học, khen HS học tập tốt.
 - Dặn HS về nhà luyện viết các nét cơ bản cho đẹp và thành thạo.
VI. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Toán ( tiết 1)
Tiết học đầu tiên
I. Mục tiêu: 
	- Tạo không khí vui vẻ trong lớp, HS tự giới thiệu về mình. 
	- Bước đầu làm quen với SGK, đồ dùng học tập toán, các hoạt động học tập trong giờ học toán.
II. Đồ dùng dạy học: - Bộ đồ dùng Toán lớp 1.
 - Sách Toán 1.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
	1. HS tự giới thiệu về mình với các bạn trong lớp.
	2. GV hướng dẫn HS sử dụng sách Toán 1
	 a) GV cho HS xem sách Toán 1 .
	 b) GV hướng dẫn HS lấy sách Toán 1 và hướng dẫn HS mở sách đến trang có “Tiết học đầu tiên”
	 c) GV giới thiệu ngắn gọn về sách Toán 1.
 - GV cho HS thực hành gấp sách, mở sách, hướng dẫn HS giữ gìn sách
	3. GV h. dẫn HS làm quen với một số hoạt động học tập Toán ở lớp 1.
HS mở SGK bài Tiết học đầu tiên quan sát và thảo luận xem trong tiết học toán thường có những hoạt động nào? Dùng những dụng cụ gì?
HS trao đổi nêu ý kiến.
GV thống nhất:+ Đồ dùng(cho HS nhận biết qua SGK và các em hiện có)
 + Hình thức học: Cả lớp, nhóm, cá nhân.
	4. Giới thiệu với HS các yêu cầu cần đạt sau khi học Toán 1.
Đọc, đếm, so sánh, viết các số từ 0 đến 100.
Làm tính cộng, trừ (không nhớ ) trong phạm vi 100.
Biết giải toán bằng 1 phép tính cộng hoặc trừ.
Đại lượng
Đặc biệt các em sẽ biết cách học tập, biết cách suy nghĩ thông minh, nêu cách suy nghĩ bằng lời. Muốn học toán giỏi thì phải đi học đều, thuộc bài và làm BT đầy đủ, chịu khó tìm tòi, học hỏi....
	5. GV giới thiệu bộ đồ dùng học Toán của HS
 - Cho HS lấy rồi mở hộp đựng bộ đồ dùng học Toán lớp 1.
 - GV giơ từng đồ dùng học Toán, cho HS lấy đồ dùng như thế nào, GV nêu tên gọi của đồ dùng đó, cho HS nêu tên đồ dùng, GV giới thiệu cho HS biết đồ dùng đó thường dùng để làm gì.
 - GV hướng dẫn HS cách mở hộp lấy các đồ dùng theo yêu cầu của GV, cất các đồ dùng đó vào chỗ quy định trong hộp, đậy nắp hộp, cất hộp vào cặp, cách bảo quản hộp đồ dùng học toán.
	6. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học; Xem trước bài “Nhiều hơn, ít hơn”
VI. Rút kinh nghiệm bài dạy:
Thứ tư ngày 19 tháng 8 năm 2009
Học vần 
Bài 1: e
I. Mục tiêu: 
	- HS nhận biết được chữ và âm e.
	- Trả lời 2 - 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Giấy ô li có viết chữ cái e phóng to.
	- Sợi dây ( hoặc vật tương tự chữ e) để minh hoạ cho chữ e.
	- Tranh minh hoạ ( hoặc các mẫu vật) các tiếng: bé, me, xe, ve.
	- Tranh minh hoạ phần luyện nói về các “lớp học” của loài chim, ve, ếch, gấu và của HS.
	- Sách Tiếng Việt 1, tập một, vở tập viết 1, tập một.
	- Vở BTTV1, tập một.
III.Các h ... các nét cơ bản đã được cô giới thiệu ở tiết học vần hôm trước.
3.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Ghi tên bài lên bảng.
 b) Hướng dẫn HS tô các nét cơ bản.
 * GV hướng dẫn lần lượt cho HS cách viết các nét cơ bản theo các bước sau:
 - GV viết nét lên bảng, nêu tên nét. Cho HS nêu tên nét.
 - GV hướng dẫn qui trình viết nét trên bảng lớp.
 - HS tập viết trên bảng con. GV quan sát, theo dõi, giúp đỡ thêm cho những em yếu.
 * Tô các nét trong vở tập viết: GV cho HS tô lần lượt từng chữ một. Lưu ý HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách để vở,
 c) Chấm bài: GV chấm bài của 1/3 số HS trong lớp, nhận xét, khen ngợi có sửa chữa những lỗi các em mắc phải.
3. Củng cố – dặn dò
- Chúng ta vừa tô những nét gì?
- Yêu cầu HS về nhà tập viết lại các nét cho đẹp.
VI. Rút kinh nghiệm bài dạy:
Tập viết ( tiết 2)
tập tô: e , b , bé
 I. Mục tiêu: 
	- HS tô và viết được các chữ e, b, bé theo vở tập viết tập 1.
	- Rèn kĩ năng viết đúng mẫu, trình bày sạch đẹp.
	- Giáo dục HS tính cẩn thận, tỉ mỉ, ý thức viết bài tập trung, hoàn thành bài đúng thời gian qui định.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: mẫu các chữ e, b.
- HS: Bảng, phấn, vở tập viết.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
1.ÔĐTC: Cả lớp hát một bài.
2.KTBC: - G V kiểm tra sách, vở, đồ dùng học tập của HS.
 - GV cho HS viết các nét thắt, nét khuyết trên. ( 2 HS lên bảng, dưới lớp viết bảng con).
3.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Ghi tên bài lên bảng.
 b) Hướng dẫn HSviết các chữ e, b; tiếng bé.
 * GV hướng dẫn HS viết chữ e, b lần lượt theo các bước sau:
 - GV viết chữ lên bảng, Gọi HS đọc chữ.
 - GV treo chữ mẫu lên bảng, gọi HS nhận xét chữ về cấu tạo, độ cao.
 - GV vừa viết mẫu lên bảng vừa hướng dẫn qui trình viết chữ trên bảng lớp.
 - HS tập viết trên bảng con. GV quan sát, theo dõi, giúp đỡ thêm cho những em yếu.
 * GV hướng dẫn HS viết tiếng bé trên bảng con: 
 - GV viết chữ bé lên bảng, gọi HS đọc.
 - Hỏi: Chữ bé gồm mấy con chữ ghép lại đó là những con chữ nào? Con chữ nào đứng trước, con chữ nào đứng sau? Các con chữ đó được nối với nhau như thế nào?
 - GV vừa viết mẫu lên bảng vừa hướng dẫn qui trình viết chữ trên bảng lớp.
 - HS tập viết trên bảng con. GV quan sát, theo dõi, giúp đỡ thêm cho những em yếu.
 * Tô các chữ trong vở tập viết: GV cho HS tô lần lượt từng chữ một. Lưu ý HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách để vở,
 c) Chấm bài: GV chấm bài của 1/3 số HS trong lớp, nhận xét, khen ngợi có sửa chữa những lỗi các em mắc phải.
3. Củng cố – dặn dò: - Chúng ta vừa tô những chữ gì?
 - Yêu cầu HS về nhà tập viết lại các chữ cho đẹp.
VI. Rút kinh nghiệm bài dạy:
Toán ( tiết 8)
Các số 1, 2 , 3, 4, 5
I. Mục tiêu: 
 - Nhận biết số lượng các nhóm có 1 đến 5 đồ vật .
 - Biết đọc, viết các số 4, 5. Biết đếm từ 1 đến 5, từ 5 đến 1.
	- Biết thứ tự của mỗi số trong dãy số 1, 2, 3, 4,5.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Các nhóm có đến 5 đồ vật cùng loại.
 - 5 tờ bìa, trên mỗi tờ bìa đã viết sẵn các số 1, 2, 3, 4, 5.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
 1.KTBC: - GV nêu các nhóm có từ 1 đến 3 đồ vật. HS viết số tương ứng vào 
bảng con.
 - GV giơ 1, 2, 3; 3, 2, 1 ngón tay, HS nhìn ngón tay để đọc số 1, 2, 3.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Ghi tên bài lên bảng
 b) Giảng bài:
 * Giới thiệu từng số 4, 5.
 + Số 4: - GV hướng dẫn HS quan sát các nhóm có bốn phần tử: bức ảnh ( mô hình) có 4 con chim, bức tranh có 4 bạn gái, tờ bìa có 4 chấm tròn, bàn tính có 4 con tính Mỗi lần cho HS quan sát một nhóm đồ vật. GV nêu, chẳng hạn: GV chỉ vào bức tranh và nói :“ Có 4 bạn gái” rồi gọi HS nhắc lại: “ Có 4 bạn gái”
 - GV hướng dẫn HS nhận ra đặc điểm chung của các nhóm đồ vật có số lượng đều bằng một. Chẳng hạn, GV chỉ vào từng nhóm đồ vật và nêu: bốn con chim, bốn gái, bốn chấm tròn, bốn con tínhđều có số lượng là bốn, ta dùng con số 4 để chỉ nhóm đồ vật đó. Số bốn viết bằng chữ số 4, viết như sau( GV viết số 4 lên bảng). GV hướng dẫn HS quan sát chữ số 4 in, chữ số 4 viết, HS chỉ vào từng chữ số và đều đọc là: bốn.
 + Giới thiệu số 5 tương tự số 4.
 + GV hướng dẫn HS đếm và xác định số thứ tự các số : chỉ vào hình vẽ các cột hình lập phương để đếm từ 1 đến 5 rồi đọc ngược lại. Làm tương tự với các hàng ô vuông để thực hành đếm rồi đọc ngược lại.
 * Thực hành 
 - Bài 1: Thực hành viết số. GV hướng dẫn HS viết một dòng số 4, một dòng số 5 vào vở. 2 HS lên bảng. GV quan sát, uốn nắn thêm cho HS.
 - Bài 2: Thực hành nhận biết số lượng, cho HS nêu yêu cầu của bài tập rồi làm bài và chữa bài. 
 - Bài 3: Cho HS nêu yêu cầu của bài tập rồi làm bài và chữa bài. Khi gọi HS chữa bài có thể chỉ yêu cầu HS đọc các số trong mỗi dãy, các HS khác tự đánh giá bài của mình và sửa chữa.
 * Trò chơi nhận biết số lượng: GV đưa ra tờ bìa ghi 1, 2, 3, 4, 5 chấm tròn HS lấy ra các số 1, 2, 3, 4, 5 tương ứng hoặc ngược lại.
 3. Củng cố - dặn dò: - GV yêu cầu HS nêu lại nội dung bài học, nhận xét giờ học, tuyên dương những em học tập tốt.
 - Dặn HS về nhà làm lại các bài tập, tập viết các số 1, 2, 3, 4, 5 cho đẹp.
VI. Rút kinh nghiệm bài dạy:
Thủ công( tiết 2 + 3)
xé, dán hình chữ nhật, hình tam giác
I. Mục tiêu: - HS biết cách xé, dán hình chữ nhật, hình tam giác.
 - Xé, dán được hình chữ nhật, hình tam giác theo hướng dẫn.
II. Đồ dùng dạy học: - Bài mẫu về xé, dán hình chữ nhật, hình tam giác.
 - Hai tờ giấy màu khác nhau ( không dùng màu vàng).
 - Giấy trắng làm nền.
 - Hồ dán, khăn lau tay.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
	1. KTBC: GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
	2. Các hoạt động:
	* HĐ1: Quan sát và nhận xét:
 - GV cho HS xem bài mẫu và đặt câu hỏi: Các em hãy quan sát và phát hiện xung quanh mình xem đồ vật nào có dạng hình chữ nhật? Đồ vật nào có dạng hình tam giác? 
 - GV gợi ý: Cửa ra vào, mặt bàn, quyển sách... có dạng hình chữ nhật. Chiếc khăn quàng có dạng hình tam giác.
 - Hai, ba em trả lời.
 - GV nhấn mạnh: xung quanh ta có nhiều đồ vật có dạng hình chữ nhật, hình tam giác, em hãy ghi nhớ đặc điểm của những hình đó để tập xé, dán đúng hình.
 * HĐ2: GV hướng dẫn mẫu vẽ, xé, dán hình chữ nhật.
 - Vẽ và xé hình tam giác:
	+ GV lấy một tờ giấy màu thủ công màu sẫm, lật mặt sau vẽ một hình chữ nhật tuỳ ý.
	+ Làm các thao tác xé từng cạnh hình chữ nhật: Tay trái giữ chặt tờ giấy, tay phải dùng ngón cái và ngón trỏ để xé giấy dọc theo đường kẻ đã đánh dấu, lần lượt các thao tác để xé các cạnh.
	+ Sau khi xé xong, lật mặt có màu để HS quan sát hình chữ nhật.
	+ GV nhắc HS lấy giấy nháp có kẻ ô, vẽ và xé hình chữ nhật.
 - Dán hình:
	+ Lấy một ít hồ dán ra một mảnh giấy, dùng ngón tay trỏ di đều, sau đó bôi lên các góc hình và đi dọc các cạnh.
	+ Ướm đặt hình vào các vị trí cân đối trước khi dán. 
	* HĐ3: HS thực hành:
 - GV yêu cầu HS đặt tờ giấy màu lên bàn, lật mặt sau vẽ một hình chữ nhật tuỳ ý.
 - Yêu cầu các em kiểm tra nhau, xem bạn đã vẽ đúng hình chữ nhật chưa.
 - GV làm lại thao tác xé một cạnh của hình chữ nhật để HS xé theo.
 - HS tự xé các cạnh còn lại. GV nhắc HS cố gắng xé đều tay, xé thẳng, tránh xé vội, xé không đều còn nhiều vết răng cưa. 
 - Sau khi HS xé xong yêu cầu các em kiểm tra lại xem 4 cạnh của hình chữ 
nhật có cân đối không, có bị nhiều răng cưa không? Nếu không thì sửa lại cho cân đối.
 - HS dán sản phẩm vào vở thủ công, thao tác như GV hướng dấn. chú ý dán hình cho phẳng, cân đối.
 3. Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét chung tiết học, khen những học sinh có sản phẩm đẹp.
 - Dặn dò chuẩn bị cho tiết sau: giấy nháp có kẻ ô, giấy màu, bút chì, hồ dán.
Tiết 2
( Dạy thứ sáu ngày / 9/2009)
	1. KTBC: GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
	2. Các hoạt động:
 * HĐ2: GV hướng dẫn mẫu vẽ, xé, dán hình tam giác.
 - Vẽ và xé hình tam giác:
+ GV lấy một tờ giấy màu thủ công màu sẫm, lật mặt sau vẽ một hình tam giác.
+ Làm các thao tác xé từng cạnh hình tam giác: Tay trái giữ chặt tờ giấy, tay phải dùng ngón cái và ngón trỏ để xé giấy dọc theo đường kẻ đã đánh dấu, lần lượt các thao tác để xé các cạnh.
	+ Sau khi xé xong, lật mặt có màu để HS quan sát hình tam giác.
	+ GV nhắc HS lấy giấy nháp có kẻ ô, vẽ và xé hình tam giác.
 - Dán hình:
	+ Lấy một ít hồ dán ra một mảnh giấy, dùng ngón tay trỏ di đều, sau đó bôi lên các góc hình và đi dọc các cạnh.
	+ Ướm đặt hình vào các vị trí cân đối trước khi dán. 
	* HĐ3: HS thực hành:
 - Yêu cầu HS đặt tờ giấy màu lên bàn, lật mặt sau vẽ một hình tam giác tuỳ ý.
 - Yêu cầu các em kiểm tra nhau, xem bạn đã vẽ đúng hình tam giác chưa.
 - GV làm lại thao tác xé một cạnh của hình tam giác để HS xé theo.
 - HS tự xé các cạnh còn lại. GV nhắc HS cố gắng xé đều tay, xé thẳng, tránh xé vội, xé không đều còn nhiều vết răng cưa. 
 - Sau khi HS xé xong yêu cầu các em kiểm tra lại xem 3 cạnh của hình có cân đối không, có bị nhiều răng cưa không? Nếu không thì sửa lại cho cân đối.
 - HS dán sản phẩm vào vở thủ công, thao tác như GV hướng dẫn, chú ý dán hình cho phẳng, cân đối.
 3. Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét chung tiết học, khen những học sinh có sản phẩm đẹp.
 - Dặn dò chuẩn bị cho tiết sau: giấy nháp có kẻ ô, giấy màu, bút chì, hồ dán để học bài: xé, dán hình vuông, hình tròn.	
VI. Rút kinh nghiệm bài dạy:
Sinh hoạt lớp ( tiết 2)
NHận xét tuần 
I. Mục tiêu: 
 - HS thấy rõ những ưu, khuyết điểm đã mắc trong tuần từ đó có ‏‎biện pháp thực hiện tốt trong tuần sau.
 - Giáo dục HS tinh thần đoàn kết, kỉ luật cao, luôn cố gắng thực hiện tốt nội qui trường, lớp.
II. Nội dung
 1. Nhận xét tuần:
 - GV nhận xét chung tình hình lớp trong tuần , chỉ rõ những ưu, khuyết điểm.
 - GV phân tích để HS thấy rõ nguyên nhân của ưu, khuyết điểm.
 - GV cùng cả lớp tìm biện pháp khắc phục khuyết điểm.
 2. Phương hướng tuần sau:
 - Tiếp tục ổn định nề nếp lớp, nề nếp học tập.
 - Bổ sung hoàn chỉnh sách vở và đồ dùng học tập.
 - Tập luyện đội hình đội ngũ, tập văn nghệ chuẩn bị cho khai giảng.
 - Tiếp tục học bài thể dục giữa giờ.
 3. Sinh hoạt văn nghệ: HS hát, kể chuyện, đọc thơ về chủ đề mái trường mến yêu. Có thể biểu diễn cá nhân hoặc nhóm
 4. Dặn dò: Phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm thực hiện tốt nề nếp lớp và phương hướng đã đề ra.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA1 B1 T1-2.doc