* Nhận diện vần
- Yêu cầu học sinh phân tích vần ơm gồm âm ơ và âm m
- Học sinh so sánh ôm và om
- Học sinh trả lời và ghép vầ ôm vào bảng cài
* Đánh vần
- Giáo viên phát âm mẫu: ôm
- Học sinh đánh vần ô-mờ-ôm; cá nhân, nhóm, lớp. Giáo viên kết hợp chỉnh sửa cho học sinh
* Tiếng và từ khoá
- Học sinh tìm âm t để ghép thành tiếng tôm
- Học sinh phân tích tiếng tằm
- Học sinh đánh vần: tờ-ôm-tôm. Giáo viên chỉnh sửa
- Giáo viên giới thiệu từ khoá con tôm– qua tranh minh hoạ
- Học sinh đánh vần, đọc trơn (cá nhân, nhóm, lớp)
- Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh
b, Dạy vần ơm * Nhận diện vần - Yêu cầu học sinh phân tích vần ơm gồm âm ơ và âm m - Học sinh so sánh ôm và om - Học sinh trả lời và ghép vầ ôm vào bảng cài * Đánh vần - Giáo viên phát âm mẫu: ôm - Học sinh đánh vần ô-mờ-ôm; cá nhân, nhóm, lớp. Giáo viên kết hợp chỉnh sửa cho học sinh * Tiếng và từ khoá - Học sinh tìm âm t để ghép thành tiếng tôm - Học sinh phân tích tiếng tằm - Học sinh đánh vần: tờ-ôm-tôm. Giáo viên chỉnh sửa - Giáo viên giới thiệu từ khoá con tôm– qua tranh minh hoạ - Học sinh đánh vần, đọc trơn (cá nhân, nhóm, lớp) - Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh ơm Quy trình tương tự - Vần ơm gồm: âm ơ và âm m - So sánh ơm và ôm - Đánh vần và đọc trơn ơ-mờ-ơm rờ-ơm-rơm đống rơm * Đọc từ ngữ ứng dụng - Giáo viên gọi 3 học sinh đọc từ ngữ ứng dụng. chó đốm sáng sớm chôm chôm mùi thơm - Yêu cầu học sinh đọc tiếng ứng dụng theo cá nhân, nhóm, lớp. Giáo viên chỉnh sửa phát âm trong quá trình học sinh đọc. - Học sinh tìm tiếng chứa vần vừa học - Giáo viên giải thích một số từ ngữ ứng dụng - Giáo viên đọc mẫu - Học sinh đọc trơn từ ngữ ứng dụng. * Hướng dẫn viết - Giáo viên viết mẫu ôm, con tôm vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết. - Yêu cầu học sinh viết vào bảng con. Giáo viên bao quát và giúp đỡ các em trong quá trình viết - Học sinh giơ bảng con, giáo viên nhận xét, tuyên dương những học sinh viết đúng, đẹp. Tiết 2 c, Luyện đọc * Luyện đọc - Yêu cầu học sinh đọc lại các vần, tiếng, từ ngữ đã đọc ở tiết 1 - Học sinh đọc theo hình thức nhóm, cá nhân, lớp. Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh Đọc câu ứng dụng - Gọi học sinh nhận xét về tranh minh hoạ câu thơ ứng dụng Vàng mơ như trái chín Chùm giẻ treo nơi nào Gió đưa hương thơm lạ Đường tới trường xôn xao - Yêu cầu học sinh đọc câu ứng dụng theo hình thức cá nhân, nhóm, lớp – Giáo viên kết hợp chỉnh sửa phát âm cho học sinh. Học sinh tìm tiếng chứa âm vừa học. - Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng - Gọi 2, 3 học sinh đọc câu ứng dụng – Giáo viên nhận xét * Luyện viết - Học sinh đọc các vần, từ cần viết: ôm, con tôm, ơm, đống rơm - Học sinh viết vào vở tập viết - Học sinh làm BT vào vở BT. - Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh trong quá trình viết và làm BT. * Luyện nói - Gọi học sinh đọc tên bài luyện nói: Bữa cơm - Giáo viên gợi các câu hỏi như: Bức tranh vẽ gì? Trong bức tranh em thấy có những ai? Nhà em ăn mấy bữa cơm một ngày? Mỗi bữa thường có những món gì? Trong gia đình em ai nấu cơm, ai đi chợ, ai rửa bát? Em thích ngày món ăn nào nhất, mỗi bữa em ăn mấy bát cơm? 3. Củng cố, dặn dò - Giáo viên nhận xét tiết học - Yêu cầu học sinh về nhà đọc bài. Toán Tiết 58: Phép cộng trong phạm vi 10 I. yêu cầu cần đạt - Làm được phép tính cộng trong phạm vi 10. - Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ. - HS cả lớp làm các BT 1, 2, 3 - HS khá giỏi làm thêm các BT còn lại II. Đồ dùng dạy học - Bộ ĐDH Toán 1 - que tính, hình vuông, bảng phụ . III. Hoạt động dạy – học Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Học sinh làm BT 2 - Học sinh lên bảng đọc bảng cộng trong phạm vi 4, học sinh khác nhận xét. - Giáo viên nhận xét, ghi điểm Hoạt động 2: Dạy – học bài mới a, Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 10 * Hướng dẫn học sinh học phép cộng 9 + 1 = 10 và 1 + 9 = 10 Bước 1: Học sinh quan sát hình vẽ và nêu bài toán: “Có chín hình tam giác ở bên phải và một hình tam giác ở bên ở bên trái. Hỏi có tất cả mấy hình tam giác ? - Học sinh trả lời: Có tất cả mười hình tam giác Bước 2: Giáo viên chỉ vào mô hình: chín cộng một bằng mấy? (mười) - Giáo viên viết bảng: 9 + 1 = 10 - Học sinh đọc Bước 3: Giáo viên hỏi: Một cộng chín bằng mấy? - Học sinh: Một cộng chín bằng mười - Giáo viên viết bảng: 1 + 9 = 10 - Học sinh đọc - Giáo viên gợi ý để học sinh nhận xét: 9 + 1 cũng như 1 + 9 * Hướng dẫn học sinh học phép cộng: 8 + 2 = 10; 2 + 8 = 10; 7 + 3 = 10 3 + 7 = 10 ; 6 + 4 = 10; 4 + 6 = 10; 5 + 5 = 10 ( thực hiện tương tự) *Ghi nhớ bảng cộng Học sinh đọc và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 10 - Giáo viên xoá dần các kết quả để học sinh đọc b, Thực hành Bài 1: Đặt tính : - Giáo viên hướng dẫn học sinh viết kết quả: số 1 lùi ra phía trước, số 0 thẳng hàng với số 9 và số 1. - Học sinh làm bài vào vở bài tập - Học sinh cùng giáo viên chữa bài tập Bài 2: Số? – Học sinh nêu yêu cầu bài tập: Điền số - Học sinh làm vào vở bài tập – 4 học sinh làm trên bảng lớp - Học sinh, giáo viên nhận xét 7 + 3 = 10 4 + 5 = 9 5 + 5 = 10 10 + 0 = 10 8 – 7 = 1 9 – 7 = 2 9 + 1 = 10 3 + 7 =7 + 3 - Học sinh đọc kết quả đúng Bài 3: Học sinh quan sát tranh và nêu bài toán - Học sinh viết phép tính - đọc phép tính 5 + 5 = 10 7 + 3 = 10 Bài 4: Số? - Hướng dẫn học sinh cách làm bài - Học sinh làm vào vở bài tập - Giáo viên tổ chức trò chơi “ tiếp sức” – 2 đội chơi, mỗi đội 7 em tham gia chơi. - Cả lớp nhận xét - Giáo viên nhận xét, tuyên dương Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò Dặn học sinh đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 10. Về nhà làm BT Tự nhiên và Xã hội Tiết 15: Lớp học I. yêu cầu cần đạt - Kể được các thành viên của lớp học và các đồ dùng có trong lớp học - Nói được tên lớp, thầy cô chủ nhiệm và tên một số bạn cùng lớp. HS KG: Nêu được một số điểm giống và khác nhau của các lớp học trong hình vẽ. II. Đồ dùng dạy học - Một số bìa ghi tên đồ dùng có trong lớp học - bút phốt III. Hoạt động dạy – học Giáo viên giới thiệu bài và ghi bảng Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra VBT của HS. Hoạt động 2 : Quan sát Mục tiêu: Học sinh biết các thành viên của lớp học và các đồ dùng có trong lớp học. Cách tiến hành: Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm 2 với các nội dung: - Quan sát các hình trong sgk, trả lời câu hỏi sau với các bạn: Trong lớp học có những ai và những thứ gì? Lớp học của bạn gần giống với lớp học nào trong hình? Bạn thích lớp học nào trong các lớp học đó, vì sao? Bước 2: Học sinh trình bày kết quả thảo luận Bước 3: Giáo viên hỏi các câu hỏi sau để học sinh trả lời: Kể tên thầy cô giáo và các bạn của mình? Trong lớp, em thường chơi với bạn nào? Trong lớp em có những thứ gì, chúng được dùng để làm gì? Giáo viên kết luận: Lớp học nào cũng có thầy cô giáo và học sinh. Trong lớp học có bàn ghế, bảng, tủ đồ dùng Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 2 Mục tiêu: Học sinh giới thiệu lớp học của mình Cách tiến hành Bước 1: Học sinh thảo luận nhóm 2 kể về lớp học của mình Bước 2: Giáo viên gọi 2 học sinh kể trước lớp về lớp học của mình Giáo viên kết luận: Các em cần nhớ tên trường, tên lớp của mình. Yêu quý lớp học của mình vì đó là nơi các em đến học hằng ngày với thầy cô giáo và các bạn. Hoạt động 4: Trò chơi “ Thi tìm nhanh” Mục tiêu: Học sinh nhận dạng và phân loại đồ dùng trong lớp học Cách tiến hành: Bước 1: - Giáo viên phát mỗi nhóm một bộ bìa - Chia bảng thành các cột dọc tương ứng với số nhóm Bước 2: - Học sinh chọn các tấm bìa ghi tên các đồ dùng theo yêu cầu Đồ dùng có trong lớp học Đồ dùng bằng gỗ Đồ dùng treo tường - Nhóm nào nhanh, đúng là nhóm thắng cuộc Bước 3: Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét - Giáo viên nhận xét * Củng cố, dặn dò - Giáo viên nhận xét tiết học - Qua tiết học học sinh phải biết yêu quý lớp học và giữ gìn lớp học sạch, đẹp. Thứ 5 ngày 16 tháng 12 năm 2010 Học vần Tiết 147 -148: em – êm I. yêu cầu cần đạt - Đọc được em, con tem, êm, sao đêm, từ và câu ứng dụng trong bài. - Viết được em, con tem, êm, sao đêm - Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Anh chị em trong nhà II. Đồ dùng dạy học - Bộ thực hành - Tranh minh hoạ SGK III. Hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra bài cũ - Học sinh viết bảng con: bánh chưng, hiền lành - 3 học sinh đọc bài trong sách giáo khoa - Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 2. Dạy – học bài mới Tiết 1 a, Giới thiệu bài Giáo viên giới thiệu bài và ghi bảng: em – êm b, Dạy vần em * Nhận diện vần - Yêu cầu học sinh phân tích vần em gồm e và m - Học sinh so sánh em và ôm - Học sinh trả lời và ghép vần em vào bảng cài * Đánh vần - Giáo viên phát âm mẫu: em - Học sinh đánh vần:ê-mờ-em; cá nhân, nhóm, lớp. Giáo viên kết hợp chỉnh sửa cho học sinh * Tiếng và từ khoá - Học sinh tìm âm t để ghép thành tiếng tem - Học sinh phân tích tiếng tem - Học sinh đánh vần: tờ-em-tem. Giáo viên chỉnh sửa - Giáo viên giới thiệu từ khoá con tem – qua tranh minh hoạ - Học sinh đánh vần, đọc trơn (cá nhân, nhóm, lớp) - Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh êm Quy trình tương tự - Vần êm gồm: âm ê và âm m - So sánh êm và em - Đánh vần và đọc trơn ê-mờ-êm đờ-êm-đêm sao đêm * Đọc từ ngữ ứng dụng - Giáo viên gọi 3 học sinh đọc từ ngữ ứng dụng. trẻ em ghế đệm que kem mềm mại - Yêu cầu học sinh đọc tiếng ứng dụng theo cá nhân, nhóm, lớp. Giáo viên chỉnh sửa phát âm trong quá trình học sinh đọc. - Học sinh tìm tiếng chứa vần vừa học - Giáo viên giải thích một số từ ngữ ứng dụng - Giáo viên đọc mẫu - Học sinh đọc trơn từ ngữ ứng dụng. * Hướng dẫn viết - Giáo viên viết mẫu em, con tem vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết. - Yêu cầu học sinh viết vào bảng con. Giáo viên bao quát và giúp đỡ các em trong quá trình viết - Học sinh giơ bảng con, giáo viên nhận xét, tuyên dương những học sinh viết đúng, đẹp. Tiết 2 c, Luyện đọc * Luyện đọc - Yêu cầu học sinh đọc lại các vần, tiếng, từ ngữ đã đọc ở tiết 1 - Học sinh đọc theo hình thức nhóm, cá nhân, lớp. Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh Đọc câu ứng dụng - Gọi học sinh nhận xét về tranh minh hoạ câu đố ứng dụng Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. - Yêu cầu học sinh đọc câu ứng dụng theo hình thức cá nhân, nhóm, lớp – Giáo viên kết hợp chỉnh sửa phát âm cho học sinh. Học sinh tìm tiếng chứa âm vừa học. - Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng - Gọi 2, 3 học sinh đọc câu ứng dụng – Giáo viên nhận xét * Luyện viết - Học sinh đọc các vần, từ cần viết: em, êm, con tem, sao đêm - Học sinh viết vào vở tập viết - Học sinh làm BT vào VBT - Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh trong quá trình viết. * Luyện nói - Gọi học sinh đọc tên bài luyện nói: Anh chị em trong nhà - Giáo viên gợi các câu hỏi như: Bức tranh vẽ gì? Anh chị em trong nhà còn gọi là gì? – anh chị em ruột thịt Trong nhà, nếu em là anh thì em phải đối xử với em của em như thế nào? – nhường nhịn Em hãy kể tên các anh chị em trong gia đình em cho cả lớp nghe 3. Củng cố, dặn dò - Giáo viên nhận xét tiết học - Yêu cầu học sinh về nhà đọc bài. Toán Tiết 59: Luyện tập I. yêu cầu cần đạt - Thực hiện được phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10 - Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ. - HS cả lớp các BT1, 2, 4, 5 - HS khá giỏi làm thêm được các BT còn lại II. Đồ dùng dạy học - Bộ đồ dùng dạy học toán 1, bảng phụ. III. Hoạt động dạy – học Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Giáo viên yêu cầu 2 học sinh lên bảng làm bài tập 4 - Học sinh nhận xét, Giáo viên ghi điểm Hoạt động 2: Dạy – học bài mới Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: Tính: - Học sinh nêu cách làm, lưu ý học sinh cách viết kết quả bài b - Học sinh làm vào vở bài tập, 4 học sinh làm trên bảng lớp - Học sinh và giáo viên nhận xét, chữa bài Bài 2: Điền số - Học sinh làm vào vở bài tập - Gọi học sinh đọc kết quả, học sinh khác nhận xét - Giáo viên nhận xét 5 + 5 = 10 8 – 2 = 6 6 – 2 = 4 2 + 7 = 9 8 – 7 = 1 10 + 0 = 10 9 – 1 = 8 4 + 3 = 7 Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm - Giáo viên nêu yêu cầu, hướng dẫn cách làm: viết số thích hợp vào chỗ chấm sao cho kết quả đều bằng 10 - 2 học sinh làm vào bảng phụ. Còn lại làm vào vở bài tập - Học sinh nhận xét, giáo viên chữa bài Bài 4: Viết phép tính thích hợp - Gọi học sinh nêu bài toán, học sinh khác nhận xét - Học sinh làm vào vở bài tập - Gọi học sinh đọc kết quả - Giáo viên nhận xét: 8 + 2 = 10 10 – 2 = 8 Bài 5: Tính - Gọi học sinh nêu yêu cầu - Giáo viên hướng dẫn học sinh: với những phép tính có cả +, - ta thực hiện từ trái qua phải - Học sinh làm bài - Giáo viên nhận xét Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò Giáo viên nhận xét giờ học. Dặn học sinh về nhà học thuộc bảng cộng trong phạm vi10. Đạo đức Bài 7: Đi học đều và đúng giờ ( Tiết 2 ) I.yêu cầu cần đạt - Nêu được thế nào là đi học đều và đúng giờ. - Biết lợi ích của việc đi học đều và đúng giờ. - Biết được nhiệm vụ của HS là đi học đều và đúng giờ. - Thực hiện hằng ngày đi học đều đúng giờ. - HSKG: Biết nhắc nhở bạn bè hằng ngày đi học đều đúng giờ. GDKNS: Kỉ năng giải quyết vấn đề, KN quản lí thời gian. II đồ dùng dạy - học GV : Tranh BT2 III. hoạt động dạy- học I- Kiểm tra : 2 phút GVkiểm tra sự chuẩn bị của HS II- Bài mới 1. Giới thiệu bài : 1 phút 2. Hướng dẫn HS sắm vai theo BT 4: 10 phút Khi chia N4, phân công đóng vai theo tình huống nêu trong BT . Cá nhóm thảo luận rồi thể hiên Cá lớp trao đổi , nhận xét và trả lời câu hỏi : Đi học đều và đúng giờ sẽ có lợi gì ? Nghỉ giữa tiết : 5 phút 3: Hớng dẫn HS thảo luận nhóm theo BT5 : 8phút GV nêu yêu cầu thảo luận : Em có nhận xét gì về các bạn trong tranh ? HS thảo luận N2 rồi trình bày ý kiến. Cả lớp trao đổi nhận xét . GV kết luận Mặc dù trời mưa nhng các bạn vẫn đội mũ, mặc áo mưa, vượt khó khăn để đến lớp đúng giờ. 4. Hoạt động chung của cả lớp : 5 phút GV nêu câu hỏi : + Đi học đều và đúng giờ có lợi ích gì ? + Cần phải làm gì để đi học đều và đúng giờ ? + Chúng ta chỉ nghỉ học khi nào ? Nếu nghỉ học cần phải làm gì ? HS nêu ý kiến, GV kết luận chung : Đi học đều và đúng giờ giúp các em học tập tốt và cũng là thực hiện tốt quyền đợc đi học của mình . HS tự liên hệ việc thực hiện đi học đều và đúng giờ của mình rồi trình bày ,GV tuyên dương, nhắc nhở . 5. Củng cố, dặn dò : 4 phút Hớng dẫn HS đọc 2 câu thơ cuối bài . GV nhận xét chung tiết học, dặn HS luôn đi học đúng giờ . Thứ 6 ngày 19 tháng 12 năm 2010 Tập viết Tiết 149: nhà trường, buôn làng I. yêu cầu cần đạt - Học sinh viết đúng các từ ngữ: nhà trường, buôn làng - Viết đúng khoảng cách, mẫu chữ, cỡ chữ, tư thế ngồi viết - Rèn cho học sinh tính cẩn thận, viết chữ đẹp II. Đồ dùng dạy học - Bài viết mẫu, bảng phụ III. Hoạt động dạy – học Hoạt động 1: Kiểm tra bài củ : HS viết từ : trẻ em, ghế đệm Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chữ - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chữ mẫu và nhận xét Chữ: gồm mấy chữ ghép lại với nhau? Độ cao, khoảng cách giữa các chữ - Giáo viên viết mẫu, hướng dẫn học sinh quy trình viết - Học sinh theo dõi, viết lên không trung Hoạt động 3: Học sinh viết chữ - Học sinh viết vào bảng con - Giáo viên chỉnh sửa, nhận xét - Học sinh viết vào vở tập viết - Giáo viên hướng dẫn, bao quát thêm Hoạt động 4: Nhận xét, dặn dò - Giáo viên nhận xét một số bài đẹp và ghi điểm - Lưu ý học sinh một số lỗi thường gặp Tập viết Tiết 150: đỏ thắm, mầm non I. yêu cầu cần đạt - Học sinh viết đúng các từ ngữ: đỏ thắm, mầm non - Viết đúng khoảng cách, mẫu chữ, cỡ chữ, tư thế ngồi viết - Rèn cho học sinh tính cẩn thận, viết chữ đẹp II. Đồ dùng dạy học - Bài viết mẫu, chữ mẩu. III. Hoạt động dạy – học Hoạt động 1: Kiểm tra bài củ : HS viết từ :nhà trường, buôn làng Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chữ - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chữ mẫu và nhận xét Chữ: gồm mấy chữ ghép lại với nhau? Độ cao, khoảng cách giữa các chữ - Giáo viên viết mẫu, hướng dẫn học sinh quy trình viết - Học sinh theo dõi, viết lên không trung Hoạt động 3: Học sinh viết chữ - Học sinh viết vào bảng con - Giáo viên chỉnh sửa, nhận xét - Học sinh viết vào vở tập viết - Giáo viên hướng dẫn, bao quát thêm Hoạt động 4: Nhận xét, dặn dò - Giáo viên nhận xét một số bài và ghi điểm - Lưu ý học sinh một số lỗi thường gặp - Giáo viên nhận xét tiết học. Toán Tiết 60: Phép trừ trong phạm vi 10 I. yêu cầu cần đạt - Làm được tính trừ trong phạm vi 10 - Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ - HS cả lớp làm được các BT1, 4. - HS khá giỏi làm thêm được các BT còn lại II. Đồ dùng dạy học - Bộ DDDH Toán 1 - que tính, hình tam giác, bảng phụ . III. Hoạt động dạy – học Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Học sinh lên bảng làm BT3, học sinh khác nhận xét - Giáo viên nhận xét, ghi điểm. Hoạt động 2: Dạy – học bài mới a, Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 10 * Hướng dẫn học sinh học phép trừ 10 – 1 = 9 và 10 – 9 = 1 Bước 1: Học sinh quan sát hình vẽ và nêu bài toán: “Có mười hình tam giác, một hình ở bên phải hỏi có mấy hình tam giác ở bên trái?” Bước 2: Học sinh trả lời : có chín hình tam giác ở bên trái - Giáo viên hỏi: mười hình tam giác bớt đi một hình tam giác còn lại mấy hình tam giác ? - Học sinh trả lời: mười hình tam giác bớt một hình tam giác còn chín hình tam giác - 3 học sinh nhắc lại Bước 3: Giáo viên: ta viết mười bớt một còn chín như sau: - Giáo viên viết bảng: 10 – 1 = 9 - Học sinh đọc: mười trừ một bằng chín - Giáo viên gợi ý để học sinh tìm kết quả của phép tính 10 – 9 = 1 * Hướng dẫn học sinh học phép trừ 10 – 2 = 8; 10 – 8 = 3; 10 – 3 = 7; 10 – 7 = 3; 10 – 4 = 6; 10 – 6 = 4; 10 – 5 = 5 ( thực hiện tương tự) *Ghi nhớ bảng trừ Học sinh đọc và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 10 - Giáo viên xoá dần các kết quả để học sinh đọc b, Thực hành Bài 1: Tính - Học sinh làm bài, 4 học sinh làm bảng lớp - Học sinh nối tiếp đọc kết quả, học sinh khác nhận xét - Giáo viên nhận xét Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu bài tập – Điền số - Học sinh nêu cách làm, giáo viên bổ sung - Học sinh làm bài, 2 học sinh làm bảng lớp - Gọi học sinh nối tiếp đọc kết quả bài làm, học sinh khác nhận xét, chữa bài trên bảng. 8 + 2 = 10 10 – 4 = 6 10 – 7 = 3 5 + 5 = 10 10 – 2 = 8 6 + 4 = 10 10 – 3 = 7 10 – 5 = 5 10 – 8 = 2 10 – 6 = 4 3 + 7 = 10 10 – 10 = 10 Bài 3: Viết phép tính thích hợp - Học sinh nêu bài toán – ghi phép tính - Gọi học sinh các tổ đối đáp: một tổ nêu bài toán, tổ khác nêu phép tính, một tổ khác nhận xét. Bài 5: >, <, = ? - Học sinh làm vào vở bài tập, 2 học sinh làm vào bảng lớp - Học sinh khác và giáo viên nhận xét Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò Giáo viên nhận xét giờ học. Dặn học sinh về nhà học thuộc bảng cộng trong phạm vi10. Sinh hoạt lớp đánh giá cuối tuần 15 I. yêu cầu cần đạt - Học sinh thấy được ưu khuyết điểm trong tuần qua, hướng khắc phục trong tuần tới - GVnêu kế hoạch tuần 16 II. Các bước tiến hành 1. Giáo viên nhận xét hoạt động tuần qua * Ưu điểm: Học tập : - ý thức học tập tốt - Năm HS tham gia giải toán đến vòng 8 Các HĐ khác : - Nề nếp ra vào lớp tốt - Vệ sinh trực nhật sạch sẽ - Tuyên dương, phê bình * Tồn tại: - Một số bạn quên mang mũ ca lô, còn nói chuyện trong giờ học 2. Kế hoạch tuần 16 - Chủ điểm: Em yêu chú bộ đội - Củng cố nề nếp lớp: đồng phục, vệ sinh lớp học, sinh hoạt 15’ - Củng cố nề nếp dạy và học. 3. Kết thúc - Học sinh hát tập thể bài : Quê hương tươi đẹp.
Tài liệu đính kèm: